1. Rau muống là gì? Rau muống có những loại nào?
Rau muống là loài cây thân thảo thuộc họ Bìm Bìm, phù hợp sống tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Loại rau ăn lá này mọc bò dưới nước hay trên mặt đất đều sống được. Thông thường, rau muống có thân rỗng, dày. Hình dáng lá hẹp hoặc dài, gồm 3 cạnh và có đầu nhọn. Màu hoa của rau muống thường là màu hồng hoặc tím nhạt, hồng tím.
Nếu quan sát kĩ có thể thấy, cọng rau muống có loại nhỏ, loại lớn, có loại màu xanh nhưng cũng có loại ngả màu đỏ tím. Sự khác nhau đó xuất phát vào giống cây được trồng, điều kiện khí hậu, thời tiết.
Rau muống được phân thành nhiều loại khác nhau
Rau muống có những loại phổ biến:
- Rau muống tiến vua: Giòn, vị đậm, ngọt và không chát. Rau có ít rễ nên độ bám đất kém.
- Rau muống nước: Lá và thân to, khoảng cách giữa các lá rau muống khá thưa. Có giống thân trắng (phổ biến) và thân tím, dễ lấy giống.
- Rau muống đỏ: Chứa nhiều chất khô, khi chế biến không bị mất nhiều nước. Loại rau này có động giòn, vị ngọt và nồng hơn giống rau muống nước.
- Rau muống trắng: Thích hợp khí hậu nóng ẩm, khả năng chịu nóng tốt. Rau có ít xơ, khi ăn có vị ngọt, dễ chế biến.
- Rau muống lá tre: Được trồng trên cạn, ngọn nhỏ và lá màu xanh nhạt, hình mác dài. Thân của rau rỗng và không chứa lông, tương thích với nhiều loại đất.
2. Ăn rau muống có tốt không?
Ăn rau muống có tốt không? Chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, rau muống đem lại khá nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe:
- Bổ sung hàm lượng sắt dồi dào, điều trị thiếu máu: Nhu cầu bổ sung sắt cho thai phụ hay người tuổi dậy thì, người bị thiếu máu là khá cao. Rau muống là một trong những nguồn cung cấp sắt tự nhiên lý tưởng mà bạn nên bổ sung để tăng cường sức khỏe.
Rau muống giúp điều trị thiếu máu
- Giảm khó tiêu, chống táo bón: Chất xơ trong rau muống giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, chất xơ cũng được ví như liều thuốc nhuận tràng, tăng khối lượng phân trong ruột già, điều trị táo bón hiệu quả.
- Ức chế, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư: Selen và 13 chất chống oxy hóa giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm: trực tràng, dạ dày, da, vú.
- Tăng cường thị lực, giúp mắt sáng khỏe hơn: Vitamin A, carotenoid và lutein là những thành phần tốt cho mắt. Thị lực của mắt sẽ bị suy giảm nếu thiếu các chất này, tế bào cảm giác ánh sáng của mắt cũng giảm hiệu quả.
Rau muống giúp mắt sáng khỏe hơn
- Cải thiện sức đề kháng: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi nên khi ăn rau muống đúng cách, hệ miễn dịch của bạn cũng được tăng cường.
Rau muống tuy có tác dụng tốt nhưng nếu ăn nhiều quá mức, bạn có thể gặp một vài vấn đề với sức khỏe: thị lực kém đi, vàng mắt,...
3. Rau muống bao nhiêu calo?
Rau muống rất tốt cho sức khỏe và có giá trị dinh dưỡng khá cao so với nhiều loại rau khác. Một số dưỡng chất có hàm lượng cao như chất xơ, vitamin A, B, C, canxi, photpho,...
Rau muống bao nhiêu calo?
Với 100g rau muống, năng lượng mà nó cung cấp chỉ khoảng 19 calo. Bởi vậy rất nhiều người tin tưởng và cho rau muống là món thường xuyên xuất hiện trong thực đơn giảm cân của mình.
Vậy 1 bó rau muống bao nhiêu calo? Với 1 bó rau muống tươi 500g, giá trị năng lượng cho mỗi bó sẽ là 95 calo.
Thành phần Hàm lượng dưỡng chất Nước 78,2g Carbohydrate 3,1g Đường 9,82 Protein 2,6g Chất béo 0,2g Chất xơ 2,1g Vitamin - Thiamin (B1) - Folate (B9) - Niacin (B3) - Axit pantothenic (B5) - Riboflavin - Vitamin A - Vitamin C 0,03mg 57 microgam 0,90mg 0,141mg 0,10 mg 6.300 IU (210%) 55mg (92%) Một số chất khác - Sắt - Kali - Natri - Canxi - Phốt pho - Magiê - Kẽm - Đồng 1,67mg (21%) 312mg 113mg 77mg 39mg 71mg (18%) 0,18mg 0,023mg3.1. 1 đĩa rau muống luộc bao nhiêu calo?
Không cần dùng đến dầu mỡ nên rau muống luộc là món ăn chứa calo khá thấp. Với 1 đĩa rau muống luộc 300g, hàm lượng calo cung cấp là 120 calo.
1 đĩa rau muống luộc bao nhiêu calo?
3.2. Rau muống xào tỏi bao nhiêu calo?
Hương vị đặc trưng của tỏi phi thơm cùng rau muống khá hấp dẫn mà calo lại không quá cao. Rau muống xào tỏi bao nhiêu calo? Nếu ăn 100g rau muống xào tỏi, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể thêm 112 calo.
3.3. Rau muống xào thịt bò bao nhiêu calo?
Có chứa thịt bò nên calo của món rau muống xào thịt bò khá cao và chứa nhiều dưỡng chất, khi ăn khá đưa cơm. Rau thì giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, thịt bò chứa nhiều sắt, đạm giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Rau muống xào thịt bò bao nhiêu calo? Giá trị calo của món ăn này chính là 165 calo/100 gram.
Rau muống xào thịt bò bao nhiêu calo?
3.4. Nộm rau muống bao nhiêu calo khi chế biến cùng thịt bò?
Áp dụng với khẩu phần 1 người ăn, nộm rau muống thịt bò cần có 100g rau muống tươi, 100g thịt bò, đậu phộng và một vài gia vị khác (chanh, tỏi, ớt, đường, nước mắm). Với khối lượng như trên thì món nộm rau muống thịt bò sẽ chứa khoảng hơn 300 calo.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm giá trị calo của một vài món ăn phổ biến với rau muống khác:
Món rau Giá trị calo (calo/100g) Rau muống xào giá 117 Nộm rau muống tôm thịt 201 Gỏi rau muống tai heo 196 Canh rau muống nấu chân giò khoai sọ 155 Canh chua rau muống tôm khô 138 Dưa rau muống 864. Ăn rau muống có giảm cân không?
Không chứa chất béo và ít protein, rau muống không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn là loại rau rất thích hợp để giảm cân. Trong rau có hàm lượng chất xơ dồi dào, lượng nước cao nên khi ăn sẽ làm tăng cảm giác nhanh no và no lâu. Nhờ đó có thể hạn chế cơn thèm ăn.
Rau muống còn có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, giải độc tố rất tốt. Mỗi người cần khoảng 2000 calo mỗi ngày để duy trì sự sống và năng lượng thực hiện các hoạt động. Nếu muốn giảm cân, calo bạn nạp vào nên thấp hơn 2000 calo, khoảng 1500 calo.
Ăn rau muống có giảm cân không?
Ăn rau muống có thể giúp bạn giảm cân nhưng lại ít dinh dưỡng nên người ăn sẽ không đủ chất nếu chỉ ăn mỗi nó. Lâu dần làm cho cơ thể bị suy nhược. Vì thế, bạn nên cân đối đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, tuyệt đối đừng nghĩ ăn thiếu chất sẽ dễ cải thiện cân nặng.
Rau muống có thể chế biến thành các món như luộc, trộn salad, nấu canh, xào với dầu chứa axit béo không bão hòa.
5. Các món ăn giảm cân từ rau muống phổ biến
Tại Việt Nam, rau muống khá được dùng khá phổ biến với hương vị dễ ăn và mức giá rẻ. Rau muống có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, ngon miệng và lành mạnh như:
5.1. Rau muống luộc
Sau khi nhặt bỏ gốc, rửa sạch để ráo nước. Món ăn này vừa dễ chế biến lại không tốn nhiều thời gian. Khi nước trong nồi sôi thì thả rau vào luộc, nên chi thêm một ít muối để rau giữ được độ xanh. Sau khi chín tới thì gắp rau ra đĩa để nguội, chấm cùng nước mắm/nước tương. Nước rau có thể vắt thêm chanh, dầm sấu làm món canh.
5.2. Rau muống xào tỏi
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món rau muống xào tỏi gồm có: rau muống tươi, dầu ăn, tỏi đập dập, gia vị (dầu hào/bột canh).
Tương tự như các bước luộc rau, trước tiên bạn cần đun nước sôi chần qua rau và vớt ra. Cho tỏi phi cùng dầu ăn đến khi thơm thì cho rau muống vào xào chung ở lửa lớn. Nêm nếm gia vị và đợi rau chín là có thể ăn được.
Rau muống xào tỏi
5.3. Canh rau muống nấu tôm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300 gram rau muống, 200 gram tôm tươi băm nhỏ phần thịt, dầu ăn, hành khô thái nhỏ, gia vị bột canh.
Cách chế biến: Phi thơm hành khô với dầu ăn, đến khi thơm thì cho dầu ăn vào xào cùng và nêm gia vị. Thêm nước vào đun đến khi sôi, thả rau, nêm lại gia vị và đợi chín là có thể ăn.
6. Gợi ý thực đơn giảm cân với rau muống trong 3 ngày
Dưới đây là gợi ý thực đơn giảm cân với rau muống tham khảo từ lời khuyên của một số chuyên gia dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên không nên ăn rau muống quá nhiều, dễ làm sỏi thận, nhiễm hóa chất gây hại.
Ngày Bữa Thực đơn gợi ý1
Bữa sáng 1 đĩa rau muống xào thịt bò + 1 ly nước ép cam Bữa trưa 1 quả trứng luộc/ốp la + 1 tô canh rau muống hến (+ ½ chén cơm gạo lứt) Bữa phụ 1 quả chuối Bữa tối Rau muống luộc + 1 chén cơm gạo lứt + nước luộc rau2
Bữa sáng 2 quả trứng luộc + nộm rau muống Bữa trưa 1 tô canh rau muống nấu ghẹ + salad khoai tây + 1 ly nước ép cam Bữa phụ 1 quả chuối Bữa tối Rau muống xào tỏi + 1 chén cơm gạo lứt + nước ấm3
Bữa sáng Salad trứng gà + 1 ly nước ép trái cây tổng hợp Bữa trưa Canh chua rau muống nấu với tôm + bún Bữa phụ 1 cốc sữa hạt không đường Bữa tối Rau muống luộc + 1 quả chuối + nước ấm7. Một số lưu ý cần biết khi ăn rau muống
- Đối tượng không nên ăn rau muống: Người bị suy nhược cơ thể, mắc chứng dương hư, sỏi thận, gút, trên da có vết thương hay vừa phẫu thuật (dễ hình thành sẹo lồi), người mắc bệnh liên quan đến xương khớp.
- Trong rau muống có thể tồn tại nhiều loại ký sinh trùng, giun sán hay nhiễm hóa chất, dầu nhớt. Bởi vậy trước khi chế biến bạn cần rửa thật kỹ đồng thời nên ngâm vào trong nước muối loãng. Tốt nhất nên nấu rau muống chín kĩ để tiêu diệt tối đa nguy cơ gây bệnh.
Cần rửa sạch trước khi chế biến và không nên ăn rau muống sống
- Mẹo kiểm tra rau muống có an toàn không: Khi ngâm trong nước có thấy chất nhờn là đã bị nhiễm hóa chất.
- Hàm lượng rau muống nên ăn: Không nên ăn quá nhiều, tối đa 300g/bữa. Không vượt quá 4 bữa/tuần.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn có thể ăn rau muống như bình thường. Đặc biệt, nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, rau muống còn có tác dụng điều trị bệnh.
- Nếu bạn hay người thân đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thì cần nghiên cứu và tìm hiểu trước, hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng để chắc chắn. Nếu không, người dùng rất có khả năng cao gặp tác dụng phụ là chỉ số đường huyết bị tụt bất ngờ.
- Cách chọn rau muống ngon và bảo quản: Lá xanh, tươi không bị sâu, dập hay úa vàng.
Hy vọng với giải đáp rau muống bao nhiêu calo ở trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Đồng thời biết cách chế biến rau muống ngon, an toàn không sợ tăng cân. Chúc bạn sẽ thành công với mục tiêu duy trì và cải thiện vóc dáng của mình nhé!