Năm nay, Bộ GD&ĐT áp dụng quy chế tính điểm ưu tiên mới nên không còn tình trạng điểm chuẩn vượt ngưỡng 30. Tuy nhiên, nhiều ngành học điểm chuẩn vẫn rất cao, thậm chí những thí sinh đạt 9,5 điểm mỗi môn vẫn trượt.
Đứng đầu cả nước năm nay là ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội với mức điểm chuẩn 29,42. Điểm ngành này được tính theo công thức: (Toán x 2 + Môn 2 + Môn 3) x 3/4 + Điểm ưu tiên. Với quy định tính điểm riêng, các thí sinh học giỏi Toán sẽ có lợi thế được nhân hệ số 2.
Ngành Khoa học Máy tính càng gây được sự chú ý khi ngay cả 2 thủ khoa khối A00 với 29,35 (em Nguyễn Mạnh Thắng - cựu học sinh trường THPT chuyên Bắc Giang và Nguyễn Mạnh Hùng - cựu học sinh THPT Trưng Vương, Hưng Yên) đều trượt. Nếu chia trung bình điểm mỗi môn thì các thí sinh phải đạt khoảng 9,7 - 9,8 điểm/môn trở lên mới có cơ hội đỗ được vào ngành này.
Cũng tại Đại học Bách khoa Hà Nội ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đầu vào cao thứ hai cả nước với 28,8 điểm (tương đương khoảng 9,6 điểm/môn).
Tiếp đến là ngành Quan hệ công chúng (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) điểm chuẩn 28,78, tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Để đỗ được vào ngành học này thí sinh cần 9,59 điểm mỗi môn.
Năm ngoái, ngành Quan hệ công chúng cùng Đông Phương học và Hàn Quốc học dẫn đầu với 29,95 điểm. Các ngành này năm nay vẫn trong nhóm có đầu vào cao nhất ở tổ hợp C00 nhưng đã giảm so với năm ngoái, một phần do điểm tổ hợp này giảm nhẹ.
Đứng thứ tư là ngành Sư phạm Toán của Đại học Sư phạm Thái Nguyên ngành Sư phạm Toán với 28,75 điểm, tương đương khoảng 9,58 điểm/môn thí sinh mới có thể đỗ vào trường năm nay.
Tiếp đến là ngành Truyền thông đa phương tiện vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền có mức điểm chuẩn khối C15 là 28,68 (tương đương 9,56 điểm/môn).
Ngành Sư phạm Lịch sử cũng gây chú ý, tại Đại Sư phạm Hà Nội 2 điểm chuẩn 28,58 (tương đương 9,53 điểm mỗi môn).
Cuối cùng là ngành Lịch sử vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền lấy 28,56 điểm (tương đương 9,52 điểm mỗi môn).
Dưới đây là thống kê 10 ngành học điểm chuẩn cao nhất 2023:
STTNgành họcĐiểm chuẩn 20231Khoa học máy tính (Đại học Bách khoa Hà Nội)29,422Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (Đại học Bách khoa Hà Nội)28,83Quan hệ công chúng (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội)28,784Truyền thông đa phương tiện (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)28,685Sư phạm Lịch sử (Đại học Sư phạm Hà Nội 2) 28,586Lịch sử (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)28,567Ngôn ngữ Trung (Đại học Ngoại thương)28,58Báo chí (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội)28,59Đông phương học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội)28,510Truyền thông quốc tế (Học viện Ngoại giao)28,46Điểm chuẩn tất cả các trường đại học 2023 TẠI ĐÂYBáo điện tử VTC News sẽ cập nhật thông tin về điểm chuẩn đại học 2023 tất cả các trường TẠI ĐÂY.
Công thức tính điểm ưu tiên 2023
Theo quy chế tuyển sinh 2023 của Bộ GD&ĐT, mức điểm cộng ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 là 0,75, khu vực 2 nông thôn là 0,5 và khu vực 2 là 0,25. Một thí sinh có thể được cộng tối đa 2,75 điểm ưu tiên.
Mức điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sau khi quy đổi về thang 30 được xác định theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.
Với cách tính này, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ giảm dần. Những em đạt tổng 30 điểm 3 môn sẽ không còn được ưu tiên.