Sức khỏe

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh hay không?

Darkrose

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh hay không?

Thời điểm từ khi bắt đầu chuyển dạ tới lúc sinh con có lẽ là khoảng thời gian lâu nhất trong quá trình chuyển dạ bởi lẽ nó có thể kéo dài từ 12 - 16 tiếng hoặc hơn. Do đó, các mẹ bầu cần phải nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ vào những tháng cuối của thai kỳ để chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho sự chào đời của con yêu. Vậy buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh không? Dấu hiệu sắp sinh thật là gì? Đọc ngay bài viết của chúng tôi bên dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé.

1. Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi thì đây là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy bụng cồn cào, buồn nôn và hay nôn khan trong giai đoạn này thì có nghĩa là mẹ sắp “lâm bồn”.

Việc buồn nôn ở những tuần cuối của thai kỳ xảy ra là do sự phát triển của thai nhi ở trong bụng mẹ khiến tử cung chèn lên hệ tiêu hóa. Vì vậy, theo các chuyên gia, trong trường hợp này, buồn nôn cũng được coi là dấu hiệu sắp sinh.

Khi gặp phải tình trạng buồn nôn vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên kết hợp quan sát với các dấu hiệu chuyển dạ khác như máu báo sinh, cơn gò, tiêu chảy, rỉ ối,… và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc sinh nở sắp tới.

2. Những dấu hiệu buồn nôn nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý

Hiện tượng ốm nghén không quá phổ biến vào tam cá nguyệt thứ 3, tuy nhiên một số mẹ bầu vẫn có thể gặp phải tình trạng này. Bên cạnh nguyên nhân là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh như trên thì buồn nôn có thể là biểu hiện của một số căn bệnh khác như:

2.1. Ợ nóng, đầy hơi

Buồn nôn trong tam cá nguyệt thứ 3 chủ yếu là do chứng ợ nóng, đầy hơi hay trào ngược axit dạ dày. Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy nóng bỏng ở vùng thực quản đi kèm với triệu chứng buồn nôn. Thông thường, chứng ợ nóng, đầy hơi ở mẹ bầu sẽ xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ vì đây là thời điểm các hormone nội tiết tố nữ thay đổi làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa.

Cảm giác buồn nôn do chứng ợ nóng gây ra có thể gây đau đớn vùng thượng vị nhưng mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ và tránh những loại thức ăn cay nóng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine như trà và cà phê,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên nằm ngay sau khi vừa mới ăn xong mà phải chờ ít nhất là 1 giờ.

2.2. Nhiễm độc thai nghén vào tháng cuối của thai kỳ

Tình trạng nhiễm độc thai nghén vào tam cá nguyệt thứ 3 rất nguy hiểm. Bởi lẽ nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ bầu lẫn thai nhi, dẫn tới một số biến chứng trong quá trình mang thai và lúc trước sinh như tiền sản giật với những dấu hiệu mắt mờ, choáng váng, buồn nôn, tăng huyết áp, phù 2 chân,…

Khi gặp phải những triệu chứng này, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm và vitamin, đồng thời giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cũng như tránh nâng, vác đồ nặng,… Nếu thấy bị sưng phù chân và những dấu hiệu bất thường như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi thì nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra huyết áp và làm xét nghiệm nước tiểu.

2.3. Tiêu chảy

Mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ mắc phải rất nhiều căn bệnh mà nguyên nhân chính là do sự thay đổi của hormone nội tiết tố nữ khiến sức đề kháng bị suy giảm hơn so với bình thường. Đặc biệt, tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối của thai kỳ thường rất dễ xảy ra và có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.

Thông thường, triệu chứng cơ bản của tình trạng tiêu chảy chỉ là đau bụng, đi ngoài phân lỏng và có cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy xuất hiện liên tục và kéo dài suốt vài ngày liền thì lại là dấu hiệu nguy hiểm.

Trong trường hợp này, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám thai để có hướng điều trị phù hợp. Thêm vào đó, mẹ bầu có thể bù nước cho cơ thể bằng việc uống nhiều nước, oresol, ăn cháo trắng,…

3. Những dấu hiệu sắp sinh thực sự mẹ bầu nên nhớ

3.1. Các cơn co bóp tử cung

Các cơn co thắt tử cung là một trong những dấu hiệu sắp sinh thực sự mà mẹ bầu cần phải lưu ý. Khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, những cơn co thắt tử cung này sẽ tăng dần từ nhẹ tới mạnh, từ thưa tới mau với tần suất là 3 cơn trong vòng 10 phút hoặc cứ 5 - 10 phút xảy ra một cơn. Thêm vào đó, mỗi một cơn co thắt tử cung thường kéo dài trên 20 giây. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm thấy các cơn co bóp tử cung khắp vùng bụng và lưng dưới.

3.2. Đau lưng

Đau lưng là triệu chứng bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi bắt đầu chuyển dạ thì những cơn đau lưng này sẽ rõ rệt hơn. Khi cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng mẹ sắp sinh và cần phải báo với bác sĩ ngay.

Trong một vài trường hợp sinh thường, hộp sọ của trẻ có thể chạm vào cột sống của mẹ trong lúc sinh và gây ra hiện tượng đau lưng dưới.

3.3. Tăng huyết áp

Khi cuộc chuyển dạ sắp bắt đầu thì huyết áp của mẹ bầu sẽ tăng lên một chút. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh nhiều mẹ bầu gặp phải.

3.4. Rò rỉ hoặc vỡ nước ối

Túi ối sẽ bị rò rỉ hoặc vỡ ra khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. Nó có thể là tia nước chảy chậm hoặc bắn ra đột ngột như lúc mẹ bầu đi tiểu. Lúc này, điều mẹ bầu nên làm là hạn chế việc đi lại, vận động và nhanh chóng tới bệnh viện ngay.

Trong trường hợp nước ối có màu nâu hoặc màu xanh lá cây, mẹ bầu hãy tới ngay phòng cấp cứu vì thai nhi có thể đã đi phân su ở trong buồng ối và đây là một tình trạng nguy hiểm. Cũng có một vài trường hợp hiếm là mẹ bầu không bị vỡ ối và trẻ được sinh ra khi vẫn còn nguyên trong túi ối.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã giải đáp được thắc mắc “Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh hay không?”. Từ đó có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất để chào đón con yêu ra đời.