Phong thủy

Tất tần tật lễ cúng sau đám tang có thể bạn chưa biết

Darkrose

Tất tần tật lễ cúng sau đám tang có thể bạn chưa biết

Lễ cúng sau đám tang là một trong những phong tục ma chay của người Việt. Thực tế, sau đám tang, không chỉ có một lễ cúng mà có rất nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn tất tần tật lễ cúng sau đám tang có thể bạn chưa biết.

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong đám tang không phải ai cũng biết

Lễ cúng sau đám tang là gì?

Sau khi đám tang kết thúc, không phải là kết thúc mọi chuyện. Lúc này, gia đình sẽ làm lễ cúng sau đám tang. Tuỳ theo mốc thời gian mà cách cúng bái, đồ lễ sẽ khác nhau. Lễ cúng sau đám tang là cách để con cháu bày tỏ sự hiếu kính đối với bậc sinh thành hoặc những người đã khuất, đó cũng là cách tưởng nhớ những người đã khuất sau thời gian họ không còn trên cõi đời này.

Những lễ cúng sau đám tang có thể bạn chưa biết

Có rất nhiều lễ cúng sau đám tang như cúng mở cửa mả, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, cúng giỗ đầu, cúng giỗ hết, cúng giỗ thường. Mỗi loại lễ cúng sẽ có cách thức thực hiện khác nhau. Sau đây là cụ thể từng loại.

Cúng mở cửa mả

Lễ cúng mở cửa mả là một trong những lễ cúng sau đám tang, đây cũng được gọi là lễ Tam Chiêu bởi vì họ sẽ tổ chức sau 3 ngày chôn cất người đã khuất. Dựa theo quan niệm, cần phải tín niệm vong hồn người đã mất và cần được mở cửa mả sau ba ngày chôn cất để người đã khuất được sớm siêu thoát về với cõi thiên.

Lễ cúng mở cửa mả

Trong lễ cúng mở cửa mả, những lễ vật không thể thiếu bao gồm: một cái thang (nếu như nữ thì là 9 bậc, nếu như nam thì là 7 bậc, một con gà trống, một cây mía lau, hai bình hoa tươi, hai đĩa trái cây, và ba ống trúc (kích thước là 40cm, vót nhọn 1 đầu để cắm xuống đất).

Khi chuẩn bị đồ cho lễ cúng mở cửa mả, người thân cần chuẩn bị thêm 4 cây đèn cầy, vàng mã, 100gram cho năm thứ đậu, năm thẻ tre, sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sên gồm có đầy đủ trứng, thịt, tôm, bảy cái chén, một bình trà, một bình rượu…

Lễ cúng mở cửa mả cực kỳ quan trọng, bởi vậy mà khi thực hiện, người thân cần phải thực hiện một cách cẩn trọng nhất có thể.

Lễ cúng 49 ngày

Lễ cúng 49 ngày được thực hiện sau 49 ngày người thân của bạn qua đời. Trong Phật giáo, người đã mất sau khi trút hơi thở cuối cùng thì phần hồn sẽ lìa khỏi xác, linh hồn đó sẽ trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Linh hồn sau đó sẽ đi qua điện lớn ở Âm ty sau đó là 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát. Thời gian này, linh hồn sẽ được nương nhờ cửa Phật.

Lễ cúng 49 ngày

Trong thời gian này, con cháu sẽ tụng kinh niệm phật, làm mâm cơm để đãi khách và mời anh em bạn bè thân hữu đến.

Tuỳ vào từng tôn giáo, vùng miền mà đồ vật cúng lễ 49 ngày sẽ khác nhau, tuy nhiên thường là sẽ cúng chay và xôi chè là chính, thêm các loại hương, hoa, sữa, bánh kẹo và trái cây tươi.

Lễ cúng 100 ngày

Lễ cúng 100 ngày là một trong những lễ cúng sau đám tang, lễ này còn được gọi là lễ Tốt Khốc hay lễ thôi khóc. Theo dân gian thì trong khoảng thời gian 100 ngày này, âm hồn của người đã chết vẫn chưa được tan, nó vẫn còn phảng phất và luẩn quẩn quanh khu vực nhà ở. Để cho vong linh có thể được an nghỉ nơi chín suối thì gia đình cần cúng 100 ngày.

Có thể nói, đây là một trong những lễ đặc biệt quan trọng bởi vì nó thể hiện lòng thành kính của người còn sống đối với người đã khuất, nhằm cầu nguyện cho vong linh được bình an ở nơi chín suối.

Lễ cúng 100 ngày

Lễ cúng 100 ngày được tổ chức trong phạm vi gia đình, trong ngày lễ này người nhà cần chuẩn bị mâm cỗ để cúng, các bài văn khấn, kinh chú tụng để bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất.

Lễ cúng giỗ đầu

Sau lễ cúng 100 ngày thì sẽ có lễ cúng giỗ đầu. Lễ cúng này người ta còn gọi là lễ Tiểu Tường, đây là ngày gỗ đầu tiên tròn một năm ngày người thân của bạn bị mất. Ngày giỗ này diễn ra một cách trang nghiêm, bi ai, và nhiều khi là có chút sầu não nhưng nhẹ nhàng hơn lúc người thân của bạn bị mất.

Ngày giỗ này gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ mâm cơm bao gồm có xôi, 2 món mặn, 2 chén canh, hoa quả, hương nến đầy đủ, tiền vàng, quần áo giấy và cẩ hình nhân, ngựa giấy.

Cúng giỗ hết

Lễ cúng sau đám tang cần phải thực hiện đó chính là ngày giỗ hết hay còn gọi là giỗ Đại Tường. Ngày giỗ này là ngày giỗ năm thứ hai ngày người mất đi về cõi thiên thu. Ngày giỗ này con cháu vẫn mặc tang phục xô gai, mũ rơm, chống gậy khi cúng giỗ và đồng thời đáp lễ khách tới đám giỗ cha mẹ của mình. Đám giỗ này được cử hành một cách rất thận trọng, sau ngày giỗ này thì những đồ tang lễ như quần áo, khăn tang, phướn, cờ, gậy chống, rèm xô sẽ không còn nữa.

Mâm cơm cúng giỗ hết

Lễ cúng giỗ thường

Sau cùng, đó chính là giỗ thường. Sau khi chấm dứt 3 năm thì ngày giỗ của năm thứ 4 người ta gọi là giỗ thường. Ngày giỗ này còn gọi là ngày Cát Kỵ. Trong dịp giỗ này, ngoài sắm lễ thì con cháu phải chuẩn bị nấu cơm cúng và chuẩn bị đầy đủ văn để cúng tổ tiên của mình.

Mâm cơm cúng giỗ thường

Ngày giỗ này, con cháu không còn quá đau buồn như những ngày đầu tiên người thân của mình mất đi, thay vào đó con cháu sẽ bày tỏ lòng hiếu kính, tưởng nhớ đối với người đã khuất. Đây cũng là dịp gặp lại những người thân trong gia đình, gắn kết tình cảm với nhau hơn.

Lễ cúng giỗ thường tại Lạc Hồng Viên

Trên đây là tất tần tật lễ cúng sau đám tang. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Hãy liên hệ dịch vụ tang lễ trọn gói của Lạc Hồng Viên qua HOTLINE 0932.289.233 nếu như gia đình của bạn vừa có người mất và bạn đang bối rối không biết phải tổ chức tang lễ như thế nào.