Mẹo hay mới

Các món cơm xay cho bé: Gợi ý thực đơn và cách xay cơm

Darkrose

Các món cơm xay cho bé: Gợi ý thực đơn và cách xay cơm

Trong giai đoạn đầu đời, bé sẽ ăn các loại thức ăn xay nhuyễn. Dần dần, các bé sẽ chuyển sang chế độ ăn thô với cơm để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Ở giai đoạn này, các món cơm xay cho bé kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau sẽ là lựa chọn tốt nhất. Theo dõi bài viết này để được Nhà thuốc Long Châu gợi ý về thực đơn cơm xay cho bé.

Đôi nét cần biết về món cơm xay cho bé

Quá trình tập ăn của trẻ sẽ bắt đầu từ bú sữa mẹ, ăn dặm, ăn cơm xay đến cơm thường. Giai đoạn cơm xay chính là bước để trẻ có thể làm quen với việc chủ động tập nhai. Cơm xay hay còn được gọi là cơm dẻo sẽ không quá sệt và được cà nát bằng muỗng hoặc tay kết hợp cùng các loại thực phẩm thịt cá với rau củ quả cắt nhỏ.

Những điều cần biết khi cho trẻ ăn cơm xay

Một số mẹ vẫn cảm thấy hoang mang không biết nên bắt đầu cho trẻ ăn cơm xay vào thời điểm nào phù hợp. Nếu ăn sai thời điểm, bé sẽ trở nên chán ăn, biếng ăn và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ không có thời điểm nào chính xác để cho bé ăn cơm xay. Thay vào đó, các mẹ nên nắm rõ các nguyên tắc cơ bản về vấn đề ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ dựa vào đặc điểm lứa tuổi được đánh giá thông qua sự phát triển thể chất với quá trình hoàn thiện chức năng cơ thể trẻ.

Chính vì thế, thay vì cảm thấy lo lắng, mẹ nên tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố quan trọng, cần thiết cho trẻ như hệ tiêu hóa, khả năng nhai nuốt thức ăn và các chất dinh dưỡng cần được bổ sung cho cơ thể. Sau đó, mẹ sẽ tiến hành chế biến các món ăn với thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng theo khối lượng cho phép.

Các mẹ nên cho bé ăn các món cơm xay thế nào?

Để thực đơn trở nên đa dạng và đảm bảo cho bé không bị thiếu chất dinh dưỡng, các mẹ nên bổ sung đầy đủ thức ăn trong nhóm chất dinh dưỡng.

Các nhóm chất quan trọng có trong bữa ăn như:

  • Nhóm tinh bột (Gluxid/ Carbohydrate): Nhóm dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu để phát triển cơ thể khỏe mạnh cho trẻ.
  • Nhóm chất đạm (Protein): Đây chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu để duy trì chức năng sống cho cơ thể.
  • Nhóm chất béo (Lipid): Đây là nguồn cung cấp năng lượng để bé có thể duy trì hoạt động cơ thể, khỏe mạnh và cứng cáp hơn.
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất: Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển khỏe khoắn và nhanh nhẹn.

Trong quá trình ăn cơm xay, mẹ nên tập cho trẻ ăn vào bữa trưa với buổi tối. Đối với các bữa còn lại, mẹ nên thay thế bởi các loại hoa quả, thức ăn mềm, sữa chua để bé không bị ngán.

Hướng dẫn cách làm các món cơm xay cho bé

Không chỉ đảm bảo về thời điểm thích hợp cho trẻ ăn cơm xay, quá trình làm ra các món ăn cho trẻ cũng vô cùng quan trọng.

Làm cơm xay từ cơm của người lớn

Phương pháp này sẽ giúp mẹ tiết kiệm về thời gian để chế biến và không cần phải nấu riêng. Các bước như sau:

  • Lấy khoảng 3 muỗng cơm rồi thêm chút nước vào để nấu lại;
  • Lấy thêm 1 muỗng nước hầm xương hoặc nước dùng từ thịt trong khi nấu ăn.
  • Hấp chín các loại thức ăn như rau, củ, quả, thịt, cá,.. rồi dùng máy xay để xay nhuyễn hoặc tán mịn thành hỗn hợp.
  • Khi cơm chín, mẹ cho hỗn hợp thức ăn nhuyễn vào, trộn đều, nghiền nát rồi cho thêm khoảng 2 giọt dầu chuối hoặc dầu óc chó.
Hướng dẫn cách làm cơm xay cho trẻ đơn giản

Các món cơm xay cho bé từ gạo tẻ

Cách nấu này đòi hỏi mẹ cần phải nấu riêng cho trẻ. Các bước thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nửa chén gạo tẻ đã vo sạch rồi ngâm nước trong 30 phút.
  • Luộc chín rau củ quả hoặc hầm thịt.
  • Sau 30 phút, lấy gạo tẻ nấu với 1,5 chén nước luộc rau củ (hoặc nước thường) với 2 cục dashi trữ đông.
  • Khi cơm đã chín, mẹ nghiền nát hoặc xay nhuyễn cùng với rau củ, thịt bằng máy xay.
  • Mẹ có thể cho thêm vài giọt dầu chuối, rong biển, chà bông hoặc phô mai vụn để món ăn thơm ngon hơn.

Những điều lưu ý khi cho bé ăn các món cơm xay

Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn cơm xay trong 3 bữa chính hàng ngày. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể nấu cơm mềm cho bé ăn. Lúc này, việc lạm dụng cơm xay có thể gây ra một số tác hại như:

  • Không tập cho bé kỹ năng nhai nuốt;
  • Hàm răng bé bị yếu gây tình trạng phát triển chậm.
  • Không được tiếp xúc, nhận biết kết cấu cứng, mềm gây chậm phản ứng về xúc giác;
  • Ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa dẫn đến khó hấp thụ chất dinh dưỡng;
  • Không mang đến cảm giác thèm ăn cho trẻ.
Một vài lưu ý nhỏ khi cho bé ăn cơm xay

Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng thêm phương pháp dưới đây để kích thích bé thèm ăn hơn.

  • Mẹ không nên cho bé ăn bánh kẹo hoặc uống sữa trước bữa ăn. Chất đường ngọt sẽ làm cho bé có cảm giác no giả nên gây ra tình trạng biếng ăn hơn.
  • Để giúp bé ăn ngon miệng hơn, hãy tạo cho bé cảm giác không khí vui vẻ trong quá trình ăn.
  • Hãy lựa chọn các loại chén được sản xuất từ loại nhựa tốt, có hình con vật bội dễ thương để kích thích sự thích thú của bé. Các loại muỗng nên chọn loại vừa ăn với miệng trẻ, không quá nhỏ hoặc không quá lớn.

Gợi ý cơ bản về thực đơn các món cơm xay cho bé

Nếu chưa biết lựa chọn các món cơm xay cho bé, mẹ có thể tham khảo thực đơn gợi ý được cung cấp dưới đây.

Tham khảo chi tiết thực đơn các món cơm xay cho bé

Một vài thực đơn cơm xay dinh dưỡng cho trẻ như:

  • Thực đơn 1: Cơm nhão + canh cải + gà sốt cà + khoai tây nghiền.
  • Thực đơn 2: Cơm nắm + rau củ + trứng cuộn + bánh chùm ngây.
  • Thực đơn 3: Cơm nhuyễn + gà hầm + rau củ luộc + khoai tây nghiền.
  • Thực đơn 4: Cơm nhão + trứng chiên + canh cải.
  • Thực đơn 5: Cơm nhão + cá trắm sốt cà + canh rau cải + trái cây.
  • Thực đơn 6: Cơm nhão + cá hồi + canh rau cải + quả chuối.
  • Thực đơn 7: Cơm nhão + chim bồ câu hầm + canh rau cải thịt.
  • Thực đơn 8: Cơm nhão + đậu hũ + trứng chiên + canh mồng tơi.
  • Thực đơn 9: Cơm cá hồi sốt cam + nấm kim chi.
  • Thực đơn 10: Cơm nhão + tôm rim me + canh bí.

Các món cơm xay cho bé có thể kết hợp nấu cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bé. Hy vọng thực đơn gợi ý trên sẽ giúp mẹ lựa chọn được bữa ăn bổ dưỡng cho trẻ.