Mẹo hay mới

Cách trồng cây quất trong chậu đơn giản nhất

Darkrose

Cách trồng cây quất trong chậu đơn giản nhất

Từ xa xưa theo quan niệm của người Việt Nam, cây quất là biểu tượng, tượng trưng cho sự bình an,may mắn, hòa thuận sum vầy trong gia đình.

Còn gì tuyệt hơn khi trang trí Tết cho ngôi nhà của bạn với một chậu quất cảnh trĩu quả chín mọng, tươi tắn. Trong suốt khoảng thời gian từ những ngày sát Tết cho tới tháng Giêng, tháng Hai, mọi người thường chưng quất trong nhà mình.

Như các bạn biết quất vừa là loại quả được sử dụng nêm gia vị cho các quán bún phở mà nó còn được trồng như một cây cảnh làm đẹp cho không gian ngôi nhà. Hàng năm cứ đến ngày tết là các gia đình lại đi mua sắm đào quất cũng bởi lẽ đó, quất ngon, quất đẹp. Vậy bạn có quan tâm đến kỹ thuật trồng cây quất trong chậu để sẵn sàng hái ra sử dụng không?

Chọn chậu trồng quất

Để trồng quất trong chậu cần phải có một chút kỹ thuật và hiểu biết về cây. Ngay từ khâu chuẩn bị, cần chọn giống cây cho phù hợp. Có thể mua cây quất đã được ươm sẵn từ trước, hoặc tự ươm trồng thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

Chậu trồng quất thường dùng bằng sành, sứ.

Trước tiên, bạn cần phải chọn được cho mình một loại chậu phù hợp với cây của mình. Chậu phải có độ rộng vừa phải, không quá rộng, quá hẹp. Bạn nên mua chậu lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây định trồng. Chậu đất nung chính là loại chậu tối ưu nhất để sử dụng bởi chúng có khả năng thoát hơi nước cao hơn chậu nhựa giúp cây không bị úng nước.

Nên thay chậu khoảng 2 năm một lần, phù hợp với kích thước đang phát triển của cây.

Việc dùng hạt quất để trồng cũng được nhưng sẽ lâu có quả ăn. Do đó, hãy mua cây bán sẵn ở các chợ hoặc những nơi bán cây quất cảnh.

Trong quá trình sử dụng, nên thay chậu khoảng 2 năm một lần, phù hợp với kích thước đang phát triển của cây. Thông thường mỗi lần chúng ta thay chậu nên thì lựa chọn những chậu lớn hơn chậu cũ và nên tiến hành thay chậu vào mùa đông là tốt nhất.

Chọn đất trồng quất

Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.

Đất có chất lượng tốt cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi trồng quất. Cây quất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn và bón lót. Hố trồng cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót.

Chăm sóc cây quất

Việc chăm sóc cây quất không thể bỏ qua việc bón phân cho cây khoảng 1 tháng một lần vào mùa phát triển. Cây quất nếu được bón phân đều đặn, vừa đủ định lượng sẽ cho quả to mọng, đẹp hơn so với cây quất không được chăm bón.

Ngoài quá trình bón phân lót ban đầu thì khi quất bắt đầu ra hoa bà con nên bón thêm phân kali bột đỏ cho quất nhanh đậu quả.

Tưới nước cho cây quất khi mới trồng cần chú ý tới lượng nước để tránh tình trạng ngập úng thối ủng cây. Nếu đất trồng quá khô, muối có thể xuất hiện và gây hại cho rễ cây. Do vậy, cần phải giữ cho đất trồng luôn đảm bảo được độ ẩm hợp lý nhất.

Cuối cùng, cây quất vừa dùng dể lấy quả ăn lại vừa dùng làm đẹp cho căn nhà. Do vậy, bạn nên chăm sóc tỉa cành lá thường xuyên, tạo form cho cây theo cá tính riêng của mình.

Cây quất nếu được bón phân đều đặn, vừa đủ định lượng sẽ cho quả to mọng, đẹp.

Cắt tỉa, tạo tán

Hàng năm sửa tán 3-4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón.

Chú ý khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá.

Xử lý cho trái chín đúng dịp Tết

Quất ra trái quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau:

Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất.

  • Phát hiện cây nào có trái phát triển mạnh thì đào bứng cây lên.
  • Rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày.
  • Sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại (đảo quất, đánh quất).Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết trái, giảm tưới nước tối đa.

Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch. Chuẩn bị cho cây ra hoa, kết trái và làm sao cho trái chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho trái nhiều và đảm bảo trái sẽ chín vàng vào đúng Tết.

Khi trồng quất thường có hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Vì vậy khi ra hoa phải để hoa thưa vừa phải, tiết kiệm dinh dưỡng. Sau khi hoa hình thành quả phun 0,3-0,4% nước giải hoặc 03% phân tồng hợp. Như vậy mới bảo vệ được quả.

Cách trồng cây quất trong chậu không khó đối với những người trồng quất lâu năm. Tuy nhiên, đối với người mới trồng, hoặc trồng cây chỉ vì yêu thích cây cảnh thì đòi hỏi kỹ thuật và thời gian để tìm hiểu về quất. Mong rằng qua bài viết này, phần nào đã giúp bạn đọc biết cách trồng và chăm sóc cây quất trong chậu.

  • Trồng lại và cách chăm sóc cây quất cảnh sau Tết
  • Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết