Du học

7 cách cấp nguồn cho testboard

Darkrose

7 cách cấp nguồn cho testboard

Khi thực hiện các công việc cần có testboard thì một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cung cấp nguồn điện cho testboard? Nguồn cấp điện được chọn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể tùy theo từng trường hợp khác nhau. Có rất nhiều các lựa chọn thay thế khác nhau để cung cấp năng lượng cho testboard. Mỗi phương án có những đặc điểm khác nhau. Trong bài viết này sẽ trình bày 7 lựa chọn cho bạn từ các bộ nguồn dựa trên USB giá rẻ đến các bộ cấp nguồn AC / DC.

Giải pháp thứ 1 (giá rẻ): Vi điều khiển

Nếu bạn có vi điều khiển thì việc sử dụng nó để cấp nguồn cho các linh kiện trên testboard là một giải pháp tiết kiệm.

Nếu bạn chưa có vi điều khiển có thể tham khảo tại đây: https://dientutuonglai.com/kit-arduino/

Ưu điểm là bạn chỉ cần một cáp USB (hoặc phích cắm DC) để cấp nguồn cho vi điều khiển và tất cả các linh kiện trên testboard. Tuy nhiên, giải pháp này có ít nhất hai nhược điểm: Thứ nhất, một vi điều khiển thông thường chỉ có rất ít lựa chọn về điện áp. Ví dụ, Arduino Uno chỉ có các chân cho 3,3V và 5V. Thứ hai, dòng điện thường bị hạn chế. Ví dụ, khi sử dụng Arduino Uno, chỉ có thể tiêu thụ khoảng 400mA từ chân 5V. Trong trường hợp vi điều khiển của bạn không có bất kỳ chân đầu ra nào để cấp nguồn thì giải pháp này coi như không khả thi.

Giải pháp thứ 2 (giá rẻ): Mạch cấp nguồn cho testboard

Mạch nguồn testboard được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng liên quan đến testboard . Do vậy giải pháp này là hoàn hảo trên testboard để cung cấp năng lượng.

Xem sản phẩm tại đây: https://dientutuonglai.com/module-nguon-cho-board-test-vao-7-12v-ra-3-3v-va-5v.html

Hơn nữa, hầu hết các mạch nguồn cho testboard có nhiều tính năng tiện lợi: Ví dụ: khả năng cắm vào các đầu nối nguồn khác nhau, chẳng hạn như phích cắm USB hoặc DC. Hơn nữa nó còn có công tắc để chuyển sang bật hoặc tắt nguồn điện cũng như đèn LED để hiển thị xem nguồn điện được bật hay tắt. Ngoài ra, bạn thường có thể chọn cung cấp 3,3V hoặc 5V.

So với việc sử dụng bộ vi điều khiển để cấp nguồn, mạch nguồn cho testboard thường cho phép tiêu thụ nhiều dòng điện hơn bộ vi điều khiển. Tuy nhiên bộ cấp nguồn cũng bị giới hạn ở đầu ra chỉ 3,3V hoặc 5V. Nếu cần điện áp cao hơn thì giải pháp này không phải là lựa chọn cho bạn.

Giải pháp thứ 3 (giá rẻ): Pin

Nếu bạn đã sở hữu một bộ pin, bạn cũng có thể sử dụng chúng để cấp nguồn. Đặc biệt, nếu bạn sở hữu nhiều pin, bạn có thể mắc nối tiếp để có được nguồn cung cấp điện áp nhiều hơn 5V. Giải pháp này sẽ tốt hơn nếu bạn có hộp đế pin và PCB terminal sẽ dễ dàng để kết nối pin với testboard.

Tham khảo sản phẩm: https://dientutuonglai.com/2-pin-cac-loai-8/

Ví dụ: nếu bạn cần nhiều hơn 5V, bạn có thể nối hai pin Li-Ion 3.7V để thu được khoảng 7.4V. Một nhược điểm lớn của phương án này là điện áp pin cấp phụ thuộc vào mức sạc của chúng. Như vậy thì giải pháp này không phù hợp nếu cần một điện áp không đổi để cấp nguồn cho các linh kiện.

Giải pháp thứ 4 (giá rẻ): Cáp USB DC-DC step up

So với việc mắc pin nối tiếp, sử dụng cáp USB DC-DC Step-Up là cách thay thế thuận tiện hơn để có được điện áp cao hơn. Nguyên tắc rất đơn giản, các cáp này có đầu nối USB ở một đầu, đầu nối DC ở đầu kia và ở giữa là module step up. Các module Step-up biến đổi 5V đến từ đầu nối USB thành điện áp cao hơn, chẳng hạn như 9V hoặc 12V. Với sự trợ giúp của đầu nối giắc cắm nguồn cái, việc cấp 9V hoặc 12V lên testboard khá đơn giản. Do cấu trúc nhỏ gọn dòng điện bạn có thể rút ra từ các cáp Step-up này thường bị giới hạn ở 750mA hoặc 1000mA.

Giải pháp thứ 5: Biến áp DC

Để lấy thêm năng lượng từ nguồn 9V hoặc nguồn 12 V, có thể sử dụng biến áp DC. Máy biến áp DC khá phổ biến để cấp nguồn cho đèn LED 12V. Ngoài ra cũng có thể sử dụng để cấp nguồn cho breadboard. So với cáp Step-up USB DC-DC thì loại này hơn nhiều. Tuy nhiên, chủ yếu là do kích thước của chúng, chúng có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn cho testboard. Có nhiều loại máy biến áp khác nhau, chẳng hạn như máy biến áp DC 10W hoặc máy biến áp DC 100W. Thông thường khi làm việc với breadboard không yêu cầu giá trị năng lượng cao. Tuy nhiên, ví dụ, nếu có một thiết bị ngốn điện bên ngoài cũng phải được cấp bởi cùng một nguồn như testboard thì máy biến áp dc có thể là một lựa chọn tốt.

Giải pháp thứ 6 (giá rẻ): Module boost DC-DC có thể điều chỉnh

Các lựa chọn thay thế trước đây có chung nhược điểm là điện áp được cung cấp thường không thể điều chỉnh được. Module boost điều chỉnh DC-DC khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng một chiết áp có thể được điều chỉnh bằng tuốc nơ vít. Đặc biệt, chiết áp điều khiển điện áp đầu ra. Hơn nữa, rất nhiều module có đầu vào USB. Nhược điểm của module này là thường bị giới hạn ở dòng 1A hoặc 2A. Do đó, phạm vi ứng dụng bị hạn chế.

Giải pháp thứ 7: Bộ cấp nguồn DC

Bộ cấp nguồn DC là có độ linh hoạt nhất. So với các lựa chọn khác, đây là lựa chọn lớn nhất và cũng đắt nhất. Kích thước và giá cả có thể khác nhau rất nhiều giữa các bộ cấp nguồn DC khác nhau. Ưu điểm chính của nguồn điện DC là điện áp được cung cấp có thể được điều chỉnh rất chính xác. Hơn nữa, loài này thường cung cấp nhiều năng lượng hơn các module boost điều chỉnh DC-DC. Nếu bộ cấp nguồn DC được chọn làm nguồn cung cấp năng lượng cho testboard thì cần có phích cắm kết nối nguồn cấp DC với bo mạch.