xi hao

Cách xin phép bản quyền âm nhạc Youtube [2023]

Darkrose

Cách xin phép bản quyền âm nhạc Youtube [2023]

Hành vi sao chép hay nhân bản các bài hát, các tác phẩm âm nhạc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, các chương trình phát sóng mà lại không được phép của những người sáng tác, người chủ sở hữu hoặc của ban tổ chức phát sóng, kể cả việc sao chép điện tử thì cũng bị coi là hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc, bài hát. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bản quyền âm nhạc.

1. Bản quyền bài hát là gì?

Bản quyền bài hát là quyền mà pháp luật bảo hộ đối với người sáng tạo hoặc người sở hữu bài hát, theo đó, họ được độc quyền sử dụng bài hát, cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng bài hát của họ và khi quyền tác giả của bài hát bị xâm phạm, chủ sở hữu bài hát có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của họ.

Một bài hát khi được giới thiệu đến công chúng, thì bài hát đó là kết quả sáng tạo của Nhạc sỹ (người sáng tác tác phẩm âm nhạc), Người biểu diễn, trình bày tác phẩm (ca sĩ, nhạc công,…) và của Nhà sản xuất âm nhạc (ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn). Theo đó, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, bảo hộ Quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân sáng tạo ra hoặc sở hữu tác phẩm âm nhạc và Bảo hộ Quyền liên quan đến quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình.

Người được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả tác phẩm âm nhạc được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác biểu diễn, sao chép, truyền đạt,… Tác phẩm âm nhạc đến công chúng.

Khi tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu quyền tác giả bài hát mà muốn sử dụng bài hát, thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả bài hát.

2. Căn cứ phát sinh quyền tác giả đối với bài hát

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký hay công bố (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Tuy nhiên, để tránh khỏi những tranh chấp và chứng minh bài hát thuộc quyền sở hữu của mình thì tác giả, chủ sở hữu nên thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho bài hát. Nếu không đăng ký, việc chứng minh này rất khó khăn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu với bài hát.

3. Quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc

Quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc là quyền của cá nhân, tổ chức liên quan tới đối tượng là tác phẩm âm nhạc. Trong đó, cá nhân hoặc tổ chức có các quyền đối với tác phẩm âm nhạc như: biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát sóng chương trình, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Vấn đề quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc luôn được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc phải tuân theo các điều kiện luật định và đặc biệt phải bảo đảm không được gây phương hại đến quyền tác giả.

Chủ sở hữu quyền liên quan có thể là tổ chức hoặc cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có những thoả thuận khác với các bên liên quan; tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan. Ngoài ra, tổ chức phát sóng chương trình âm nhạc là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp tổ chức đó có thoả thuận khác với các bên liên quan.

Quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc bắt đầu hiện hữu kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá, định hình hoặc thực hiện mà trong đó bảo đảm sự phát sinh quyền liên quan không gây ra sự ph­ương hại đến tác quyền.

Các chủ thể được bảo hộ quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm:

1) Cá nhân biểu diễn tác phẩm âm nhạc;

2) Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu cuộc biểu diễn tác phẩm âm nhạc quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ;

3) Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình nội dung âm nhạc;

4) Các tổ chức phát sóng nội dung âm nhạc. Ngoài ra, pháp luật về sở hữu trí tuệ có quy định về những hành vi được coi là xâm phạm tới quyền liên quan cụ thể tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ. Đây có thể coi là một trong những căn cứ để bảo vệ tốt quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc dưới nhiều góc độ.

>>Tìm hiểu thêm về: Thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

4. Cách xin phép bản quyền âm nhạc trên Youtube?

Bản quyền youtube là vấn đề nhạy cảm nên việc cần làm trước khi tải video của mình lên kênh youtube riêng thì bạn cần đảm bảo rằng mình có quyền sử dụng mọi thành phần trong video như là: các đoạn video, nhạc và hình ảnh. Nếu không thì bạn phải xin phép.

Và cách xin phép bản quyền youtube rất đơn giản thôi đó là liên hệ trực tiếp với tác giả, chủ sở hữu tác quyền đoạn nhạc hay video đó.

Bạn phải liên hệ qua email hoặc liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu bản quyền để thương lượng, đàm phán về các giấy tờ cần thiết để được sử dụng nội dung cho kênh của mình.

Với cách xin phép bản quyền youtube này thì chúng ta phải biết được tác giả, chủ sở hữu là ai để liên hệ, thương thảo vì youtube không thể liên hệ với chủ sở hữu tác phẩm thay bạn cũng như youtube không thể cho bạn quyền sử dụng video mà người khác đã đăng tải lên.

Vậy làm sao để tìm được chủ sở hữu video hay bài hát đó?

Dễ thôi, bạn có thể tìm số điện thoại để liên hệ thông qua các hiệp hội như Hội nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả…để thông qua họ liên hệ với chủ sở hữu.

Sau khi đã có email hoặc số điện thoại liên hệ, bạn phải nêu rõ video/đoạn nhạc mà mình muốn sử dụng, giới thiệu bản thân và nêu rõ mục đích bạn muốn sử dụng video, đoạn nhạc đó là gì.

Nếu việc sử dụng video/đoạn nhạc không phải mục đích thương mại thì bạn cần được chủ sở hữu ký xác nhận và gửi lại bản ký đó.

Nếu bạn muốn sử dụng video của người khác trên youtube thì bạn phải liên hệ trực tiếp với người đó thông qua cách thức liên hệ mà họ để trên kênh của mình.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Cách xin phép bản quyền âm nhạc Youtube ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.