Nguyên nhân và dấu hiệu của sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là gì? Niệu quả là đường ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý nên thường gây cản trở khi sỏi di chuyển xuống dưới. Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu và rất hay gặp.
Nguyên nhân gây sỏi niệu quản là do chất khoáng khó tan trong nước tiểu lắng đọng, kết tinh thành các tinh thể cứng rắn ở thận trôi xuống và mắc kẹt trong niệu quản. Sỏi hình thành tại niệu quản rất hiếm gặp, chỉ trong một số trường hợp như hẹp, u hoặc có túi thừa niệu quản.
Sỏi niệu quản là căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu
Sỏi niệu quản gây ra những triệu chứng như là:
- Đau âm ỉ vùng hố thắt lưng: gặp trong trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh sẽ đau vùng lưng lan theo đường đi của sỏi trên niệu quản.
- Đau quặn thận: khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản với biểu hiện đau đột ngột, mức độ dữ dội từng cơn, đau từ một bên hố thắt lưng rồi lan xuống vùng hạ sườn bên đối diện, lan xuống bẹn và bộ phận sinh dục ngoài. Ở nam giới, sỏi niệu quản gây đau ở vùng tinh hoàn.
- Đái máu: nước tiểu lúc này sẽ có màu bất thường như hồng, đỏ, nâu sẫm,... nguyên nhân là so sỏi khi di chuyển đã cọ xát vào niêm mạc gây chảy máu, không những thế còn có mùi hôi, đôi khi dấu hiệu này có thể là báo hiệu tình trạng viêm đường tiết niệu.
- Mỗi lần đi tiểu sẽ thấy đau, buốt, rát buốt, đau tức khó chịu
- Tiểu rắt: đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít và có cảm giác mót tiểu ngay cả khi vừa mới đi xong
- Đi tiểu tục, có mủ cùng các biểu hiện khác như sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn.
Biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu quản
Chữa sỏi niệu quản không được thực hiện hoặc thực hiện muộn sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng như:
- Ứ nước tại thận, gây giãn đài bể thận làm xuất hiện nhiều các cơn đau quặn: lý do là bởi sỏi kẹt lại trong cuống đài thận, làm tắc cuống đài thận khiến nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây ứ nước tại thận khiến thận giãn ra gây nên những cơn đau quặn thắt.
Sỏi niệu quản thường gây ra những biến chứng không ngờ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh
- Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sỏi niệu quản có kích thước nhỏ nhưng lại mang gai nhọn nên khi di chuyển đã cọ xát làm tổn thương niêm mạc niệu quản tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhẹ thì gây đau sống lưng, tiểu ra máu, tiểu buốt và rát còn nặng thì sẽ khiến đường niệu phù nề, viêm, nhiễm trùng đường tiểu.
- Suy thận cấp: khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu dẫn tới suy thận cấp.
- Suy thận mạn: viêm đường tiết niệu kéo dài gây ra suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không thể phục hồi.
Ai có thể điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp dân gian
Phương pháp dân gian là những bài thuốc từ thảo dược được ông cha ta đúc kết áp dụng khi mà y học còn chưa phát triển và truyền lại cho các thế hệ sau.
Sử dụng phương pháp dân gian không gây tác dụng phụ và dùng hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên, có sẵn nên tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên không phải ai bị sỏi niệu quản cũng áp dụng được phương pháp này. Những đối tượng có thể chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian đó là:
- Sỏi có kích thước dưới 10mm, mới xuất hiện bệnh
- Bệnh đang ở giai đoạn đầu
- Sỏi chưa gây viêm nhiễm
- Chưa bị biến chứng suy thận.
Cách chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian đơn giản, hiệu quả
Đây đều là những bài thuốc dân gian đã được ông cha ta đúc kết từ kinh nghiệm quý báu để áp dụng khi y học chưa phát triển và truyền lại nên đảm bảo sẽ có hiệu quả tốt nhất với người bệnh.
Chữa sỏi niệu quản bằng đu đủ xanh
Cách chữa sỏi niệu quản tại nhà bằng quả đu đủ xanh. Theo Đông y thì đu đủ có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, kiện tỳ, lợi thấp, thanh nhiên,... đặc biệt là bào mòn để làm giảm kích thước viên sỏi.
Cách thực hiện thì vô cùng đơn giản như sau: chọn 1 quả đu đủ không quá non cũng không quá già nặng tầm 400- 600gram, rửa sạch, cắt bỏ đầu và đuôi, lọc bỏ hạt, giữ nguyên vỏ, cho thêm ít muối vào rồi đem hấp cách thủy trong 30 phút.
Ăn sau bữa ăn và ăn liên tục trong 7 ngày để có kết quả tốt nhất.
Chữa sỏi niệu quản bằng dứa
Dứa hay trái thơm, tráo nhóm có vị ngọt hơi chua, thành phần chứa nhiều chất xơ và axit folic với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giúp đào thải các chất cặn bã có trong thận và bào mòn sỏi giúp giảm đau sỏi niệu quản.
Có 3 cách làm như sau, bạn có thể chọn 1 cách sao cho phù hợp với mình nhất:
- Cách 1: Quả dứa để nguyên vỏ, khoét một lỗ nhỏ trên quả dứa rồi thêm vào 0,3g phèn chua sau đó đem hấp cách thủy trong 3 giờ. Ăn hết phần thịt của quả dứa, thực hiện liên tục trong 7 ngày.
- Cách 2: Dùng 1 quả dứa chín, gọt vỏ, khoét một lỗ trên thân quả với đường kính 3cm rồi cho vào đó 1 ít phèn chua vào rồi đậy lại. Nướng chín vàng quả dứa vừa chuẩn bị rồi đem ép lấy nước, chia thành 2 ly: 1 ly uống vào buổi tối trước khi ngủ và ly còn lại uống vào buổi sáng hôm sau, thực hiện liên tục trong 7 ngày.
- Cách 3: Nướng nguyên quả dứa trên lửa cho đến khi cháy phần vỏ ngoài thì dừng lại rồi ép lấy nước, trộn nước dứa nướng với 1 quả trứng gà, khuấy tan. Uống 2 lần mỗi ngày và uống liên tiếp trong 3 ngày.
Chữa sỏi niệu quản bằng rau ngổ
Rau ngổ là vị thuốc tiêu độc, giảm đau, trừ viêm, lợi tiểu và tăng chức năng lọc ở thận. Chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian nhờ rau ngổ có 4 cách như sau:
- Cách 1: Dùng 1 nắm rau ngổ giã nát, vắt lấy nước cốt rồi pha thêm với nước dừa để uống, làm liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày 3 lần để có hiệu quả.
- Cách 2: Cũng là giã nát rau ngổ để lấy nước cốt nhưng pha thêm với chút muối để uống, mỗi ngày 2 lần và liên tục trong 7 ngày.
- Cách 3: Đun 50- 100g rau ngổ với 500ml nước, đun sôi khoảng 20 phút rồi chắt lấy nước uống, uống liên tục trong 2- 4 tuần.
- Cách 4: Xay 50 100g rau ngổ tươi với chút nước để tạo sinh tố, uống liên tiếp trong 2 4 tuần.
Lưu ý: rau ngổ cần được rửa sạch, tốt nhất nên ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn trước khi đun nấu hoặc xay uống.
Ngoài các loại thảo dược kể trên thì bạn cũng có thể dùng râu ngô, kim tiền thảo, mã đề (xa tiền tử), cỏ nhọ nồi (cỏ mực), bán biên liên, mùi tàu (ngò gai),... trong các cách chữa sỏi niệu quản tại nhà. Những nguyên liệu này đều có khả năng kiềm hóa nước tiểu, lợi tiểu, kháng khuẩn, giúp giảm đau chống viêm, từ đó triệu trị sỏi niệu quản theo cơ chế:
- Thúc đẩy quá trình làm bào mòn và đào thải sỏi ra ngoài
- Kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi mới.
Thay đổi lối sống khoa học để điều trị sỏi niệu quản
Thực hiện sống theo chế độ khoa học cũng giúp điều trị sỏi hiệu quả hiệu quả lại giữ gìn sức khỏe tốt.
- Uống nhiều nước: uống 2- 3 lít nước mỗi ngày, đảm bảo lượng nước tiểu hàng ngày trên 2000ml.
- Uống nhiều nước cam, nước chanh tươi để tăng hàm lượng Axit Citric trong nước tiểu.
- Tránh các loại nước có lượng đường nhiều như nước chanh, nước cam pha chế sẵn, trà đen, nước ép nho,...
- Hạn chế ăn nhiều muối, mỗi ngày ăn uống không quá 5g muối.
- Không nên quá hạn chế Canxi trong chế độ ăn hàng ngày.
- Tránh ăn lượng lớn thức ăn chứa axit oxalic trong khoảng thời gian ngắn.
- Ăn nhiều rau, ngũ cốc thô và thức ăn chứa xenluloza.
- Vận động thích hợp để bài sỏi
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu cần thiết phải kiểm soát thuốc sử dụng.
Nếu vẫn còn các băn khoăn, thắc mắc về chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian hoặc đặt lịch khám trước, hãy gọi ngay đến HOTLINE 1900 1806 để được tư vấn.