Mẹo hay mới

Ở cữ ăn dứa được không?

Darkrose

Ở cữ ăn dứa được không?

Trong thực đơn của sản phụ ở cữ không thể thiếu các loại trái cây. Dứa là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng và là món ăn yêu thích của nhiều sản phụ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ mới sinh không biết ở cữ ăn dứa được không. Muốn giải đáp thắc mắc này, mời bạn tham khảo những thông tin được bật mí từ các chuyên gia dinh dưỡng nhé!

Ở cữ là gì?

Ở cữ là khoảng thời gian sản phụ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc theo một chế độ đặc biệt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Chế độ chăm sóc đặc biệt đó bao gồm cả việc nghỉ ngơi, tắm gội, ăn uống... Có những việc nên làm và cũng có những việc nên tránh để sức khỏe mẹ sau sinh nhanh hồi phục, hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng sau sinh.

Khi tìm hiểu ở cữ nên ăn gì, các sản phụ đều được khuyên nên ăn đa dạng thực phẩm trong đó tăng cường ăn rau xanh và trái cây. Nhưng liệu có phải trái cây nào cũng tốt cho sản phụ ở cữ? Ở cữ ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không? Đó là băn khoăn của không ít sản phụ. Trước khi đi tìm câu trả lời, chúng ta nên tìm hiểu lợi ích của trái dứa với phụ nữ sau sinh.

Lợi ích của trái dứa với phụ nữ sau sinh?

Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, kali, canxi, folate, chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trái dứa thơm ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu, lợi tiểu nên mẹ sau sinh có thể dùng như món tráng miệng hàng ngày. Có thể kể đến những lợi ích nổi bật của trái dứa với phụ nữ sau sinh như:

  • Phụ nữ sau sinh do thay đổi nội tiết tố và giảm vận động nên thường bị táo bón. Dứa làm giảm tình trạng táo bón và nguy cơ bị trĩ ở phụ nữ sau sinh. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái dứa hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
  • Theo thống kê, hầu hết sản phụ gặp chứng cao huyết áp tạm thời. Rất may là trái dứa với hàm lượng kali cao, lượng natri thấp nên có thể giúp huyết áp của sản phụ ổn định.
  • Dứa cũng là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời giúp sản phụ vượt qua mệt mỏi để có thể vừa phục hồi sức khỏe, vừa chăm sóc bé yêu.
  • Các vitamin và khoáng chất có lợi trong dứa giúp cơ thể còn yếu ớt của sản phụ nhanh chóng phục hồi hơn.
  • Trong trái dứa chín có chứa hoạt chất serotonin có tác dụng chống căng thẳng, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh.
  • Vitamin và các chất chống oxy hóa trong dứa có thể làm đều màu những vùng da bị sạm - nỗi ám ảnh của phụ nữ sau sinh.
  • Ngoài ra, ăn dứa cũng giúp sản phụ giảm cơn thèm đồ ngọt nên kiểm soát cân nặng một cách dễ dàng.

Với những lợi ích kể trên, chẳng sản phụ nào nỡ từ chối loại trái cây chuẩn ngon - bổ - rẻ này. Nhưng liệu ở cữ ăn dứa được không? Ăn dứa có làm mất sữa không?

Ở cữ ăn dứa được không?

Nếu mang thắc mắc này đi hỏi các chuyên gia dinh dưỡng, thì câu trả lời bạn nhận được chắc chắn là có nhé! Lý do là:

  • Sản phụ trong quá trình ở cữ cơ thể sẽ đào thải sản dịch từ tử cung ra ngoài. Trong trái dứa lại có hợp chất Bromelain có tác dụng kích thích tử cung co bóp. Nhờ đó sản dịch được “tống” ra ngoài nhanh hơn, sớm hết sản dịch hơn, giảm nguy cơ bị bế sản dịch.
  • Cũng chính hoạt chất Bromelain lại đóng vai trò như một chất kháng viêm, chống phù tự nhiên. Mẹ mới sinh, những vết khâu ở tầng sinh môn hay vết mổ chưa lành tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm. Ăn dứa sẽ giúp giảm nguy cơ này và giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Mẹ sau sinh cũng khỏi phải băn khoăn ở cữ ăn dứa được không bởi dứa giàu canxi. Sau sinh và trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể người mẹ bị thiếu hụt canxi trầm trọng. Ăn dứa cũng là cách để bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể mà mẹ không nên bỏ qua.
  • Trải qua quá trình sinh nở, sản phụ bị giảm khí huyết và giảm miễn dịch cơ thể. Nhưng nguồn vitamin C dồi dào từ trái dứa có thể làm tăng miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ ốm vặt. Cũng chính vitamin C có thể giúp sản phụ đẹp dáng, sáng da.

Cách ăn dứa tốt nhất cho sản phụ ở cữ

Ở cữ ăn dứa được không? Câu trả lời là có. Nhưng thời điểm tốt nhất để sản phụ thưởng thức loại trái cây này là sau sinh 1 - 2 tuần. Lý do là lúc mới sinh, hệ tiêu hóa của sản phụ còn khá yếu. Trong khi đó, dứa có vị chua tự nhiên và có tính acid nên không tốt cho dạ dày.

Sản phụ nên ăn dứa chín và còn tươi thay vì ăn các loại dứa đóng hộp. Các sản phẩm đóng hộp giá trị dinh dưỡng không cao, lại thường có thêm đường và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Ăn dứa nguyên miếng sẽ tốt hơn uống nước ép dứa vì nạp vào cơ thể cả chất xơ.

Sản phụ nên lưu ý những cách phòng tránh ngộ độc dứa. Chị em không nên ăn dứa khi đói để tránh bị “say” và ảnh hưởng đến dạ dày. Tốt nhất khi mua dứa chị em nên chọn trái chín, tươi ngon, không bị sâu hay dập nát. Trước khi ăn, bạn nên loại bỏ hoàn toàn mắt dứa vì đây là nơi trú ẩn yêu thích của loại nấm cực độc Candida tropicalis.

Trong trái dứa có hoạt chất serotonin có thể làm tăng huyết áp, có thắt huyết quản. Những người bị cao huyết áp không nên ăn dứa.

Sản phụ ở cữ chỉ nên ăn dứa 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn không quá 30g. Lý do là:

Acid tự nhiên có trong dứa cũng sẽ truyền vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé. Khi mẹ ăn quá nhiều sứa, hệ tiêu hóa của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng, bé nôn trơ, hăm tã thậm chí quấy khóc.

  • Ăn nhiều dưa làm hạn chế tiêu thụ các thực phẩm khác vì thế làm mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn dứa có thể gây mất sữa. Nhưng một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy ăn nhiều dứa làm giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể mẹ và làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.

Dứa không phải thực phẩm lợi sữa nhưng cũng không phải thực phẩm cần kiêng. Ở cữ ăn dứa được không? Đến đây bạn đã có câu trả lời chính xác và đầy đủ rồi chứ. Ăn dứa đúng cách và đủ lượng để tốt cho cả mình và bé yêu mẹ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp