Du học

Darkrose

Nghề đạo diễn là một trong những nghề có sức hút rất lớn đối với giới trẻ hiện nay. Đây là công việc phù hợp với những người có niềm đam mê, yêu thích với công việc sáng tạo, khám phá và có duyên với Nghệ thuật.

Có rất nhiều định nghĩa, phân loại khác nhau về công việc Đạo diễn. Nhưng ở trong bài viết này, Career.gpo.vn sẽ mang lại cho bạn cái nhìn đơn giản và dễ hiểu nhất. Hãy tiếp tục theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Định nghĩa đạo diễn

Đạo diễn được hiểu là những người chịu trách nhiệm dàn cảnh, chỉ đạo diễn xuất, chỉ đạo quá trình thực hiện những tác phẩm nghe nhìn. Từ từng thành phần riêng lẻ, kịch bản, diễn viên, các phương tiện kỹ thuật… qua bàn tay của người đạo diễn sẽ trở thành những tác phẩm hấp dẫn và lôi cuốn.

Người đạo diễn giữ một vai trò không nhỏ tới sự thành bại của các tác phẩm mà họ chịu trách nhiệm. Tác phẩm ở đây có thể là một bộ phim, một vở kịch hay một chương trình truyền hình… Nhưng tựu chung lại, dù cho kịch bản ban đầu có hay đến mấy thì nếu qua tay một người đạo diễn không có tay nghề thì tác phẩm ấy chẳng thể nào thành công được.

Phân loại đạo diễn

Có thể coi đạo diễn là một lĩnh vực khá đa dạng. Nghề đạo diễn được phân loại dựa trên những đối tượng tác phẩm: phim truyền hình, phim tài liệu, phim hoạt hình, TVC quảng cáo… Và những dạng Đạo diễn chủ yếu hiện nay bao gồm:

Đạo diễn phim truyền hình

Ngay ở tên gọi đã thể hiện rõ đối tượng là những bộ phim truyền hình. Những bộ phim truyền hình thường xoay quanh một hoặc một vài nhóm đối tượng cụ thế. Chính vì thế mà có phần nào giản lược trong việc trường quay, máy móc…

Tuy nhiên, chính vì những sự giản lược ấy mà để tạo ra một bộ phim truyền hình thu hút khán giả sẽ đòi hỏi ở người đạo diễn phải khai thác được chiều sâu tâm lý của các diễn viên…

Những bộ phim truyền hình Việt Nam khá hot trong thời gian qua đều có những đề tài gần gũi và thân thuộc với cuộc sống như: Sống chung với mẹ chồng, Về nhà đi con, Quỳnh búp bê hay Hoa hồng trên ngực trái…

Đạo diễn phim tài liệu

Bởi vì đối tượng là phim tài liệu, do đó đòi hỏi ở người đạo diễn một lỗi tư duy khách quan và khoa học. Nhiệm vụ của họ là ghi lại những khía cạnh, những cách nhìn khác nhau về cuộc sống và xã hội một cách chân thật nhất.

Chất liệu làm phim của đạo diễn phim tài liệu chính là thực tế. Chính vì thế, công việc của họ là một hành trình tư duy, khám phá để mang những thước phim độc đáo, chân thực đến với khán giả.

Đạo diễn phim hoạt hình

Thông thường, người họa sĩ phim hoạt hình thường đảm nhiệm luôn vai trò đạo diễn. Nghĩa là họ vừa là người tạo ra các nhân vật mà còn là người thổi hồn vào những nhân vật ấy, biến những nhân vật không hồn trở nên sinh động, có cái hồn riêng.

Hoạt hình khác với những thể loại phim khác ở chỗ mọi thứ trong phim đều là sản phẩm của các kỹ xảo đồ họa. Chính vì thế mà để tạo ra một tác phẩm hoạt hình hoàn thiện và đến được với khán giả thì người đạo diễn đã phải trải qua một quá trình kỳ công, phức tạp và dành rất nhiều thời gian cho chúng.

Đạo diễn sân khấu

Đây là loại hình đạo diễn có những đặc thù riêng về quy mô, thời gian so với những dạng đạo diễn khác. Họ thường làm việc ở các sân khấu trong sàn diễn, sàn múa, nhà hát… Và thường sẽ có khán giả đến xem trực tiếp.

Chính vì vậy mà trước khi biểu diễn chính thức đã trải qua nhiều quá trình tập dượt, tương tác dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn. Bởi vì không để cản trở diễn viên trên sân khấu và tầm nhìn của khán giả nên thường chỉ có 1 vài góc quay cố định, do đó mà để tạo ra một chương trình hay và hấp dẫn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của người đạo diễn.

Đạo diễn chương trình truyền hình

Đạo diễn TVC, phim quảng cáo

Đạo diễn MV ca nhạc...

Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về công việc Đạo diễn, hiểu được đạo diễn là gì và những loại hình đạo diễn phổ biến hiện nay.

Thùy Leah