Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và đang có xu hướng tăng ở những người trẻ. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này ở giới trẻ chính là do lối sống không khoa học. Bài viết dưới đây của Doppelherz sẽ giúp các bạn hiểu rõ dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Thế nào là bệnh lý tim mạch ở tuổi dậy thì?
Để tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì, thì chúng ta cần làm rõ khái niệm thế nào là bệnh lý tim mạch ở tuổi dậy thì?
Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi, do đó người trẻ khi gặp các triệu chứng về tim mạch rất dễ bị bỏ qua, từ đó gây ra những tổn thương nặng nề cho sức khỏe do bệnh được phát hiện sớm và điều trị muộn.
Bệnh tim ở tuổi dậy thì được hiểu là tình trạng chức năng tim hoạt động bất thường ở giai đoạn trẻ dậy thì. Thông thường các bệnh lý này là do bẩm sinh, trẻ sinh ra đã mắc phải nhưng phải đến giai đoạn dậy thì mới bắt đầu khởi phát các dấu hiệu. Các bệnh lý tim mạch ở giai đoạn này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Những nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch ở tuổi dậy thì?
- Nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch có thể là do yếu tố di truyền từ gen của bố hoặc mẹ, hoặc là do cả hai.
- Những bất thường của quá trình phân bào trong giai đoạn bào thai, từ đó sẽ dẫn đến hình thành các bệnh lý về tim mạch khi trẻ chào đời.
- Trẻ thừa cân, béo phì ở giai đoạn phát triển, đặc biệt giai đoạn dậy thì cũng tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý tim mạch.
- Bệnh lý tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn so với bình thường.
- Những thói quen sống không lành mạnh của trẻ như: lười vận động, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, thường xuyên lo lắng, căng thẳng, chế độ ăn uống có chứa nhiều chất béo, rượu bia, tăng huyết áp… đều là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch ở trẻ dậy thì.
- Tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ đang là một vấn nạn toàn cầu, nếu không có phương pháp kiểm soát tốt thì béo phì sẽ khiến các bệnh lý tim mạch xảy ra sớm ở người trẻ.
- Sử dụng chất kích thích: Trẻ sử dụng chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, tăng huyết áp, …
- Trẻ ít vận động, lười hoạt động thể lực: Việc trẻ lười vận động, hoạt động thể lực sẽ làm tăng khả năng gây ra các bệnh lý về tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…
- Trẻ gặp phải tình trạng căng thẳng (stress): Những áp lực, căng thẳng học hành, thi cử, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ở trẻ dậy thì.
- Trẻ mắc bệnh lý tăng huyết áp: tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, đặc biệt là ở người trẻ, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý tim mạch.
- Trẻ mắc bệnh lý đái tháo đường type 1: Đái tháo đường là bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu trẻ bị đái tháo đường, cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để từ đó tránh biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
Những dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi thường gặp?
Dưới đây là cảnh báo các dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì mà chúng ta cần hết sức lưu ý để nhận biết dấu hiệu bệnh từ đó có phương pháp điều trị và xử lý đúng cách:
Khó thở là dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì
Nếu bạn thấy trẻ thường xuyên có dấu hiệu khó thở, khi nằm xuống thì các dấu hiệu này càng trở nên rõ rệt, thậm chí hít sâu khó khăn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch sớm.
Tình trạng khó thở có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi người bệnh đang ngủ, tim có thể đột ngột giảm khả năng co bóp, từ đó khiến cho quá trình bơm máu từ tim lên đến phổi bị gián đoạn, gây tình trạng khó thở, ngạt thở…
Bệnh tim có triệu chứng gì? Cảm giác tức ngực
Tức ngực là triệu chứng bệnh tim mạch thường gặp nhất. Người bệnh thường xuyên có cảm giác bị vật nặng đè nặng lên ngực, tức ngực, đau thắt ngực ở phần dưới xương ức, cảm giác đau thường xuất hiện theo cơn và thường xuyên lặp lại. Những cơn đau thắt ngực thường xảy ra trong khoảng 10 phút sau đó chấm dứt.
Khi gặp các biểu hiện kể trên, người bệnh cần được nhanh chóng nghỉ ngơi, sau đó đi khám sớm nhất vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh lý nhồi máu cơ tim,.
Biểu hiện bệnh tim ở người trẻ: Hiện tượng phù nề
Nếu sau khi ngủ dậy, bạn thấy hiện tượng mặt, mí mắt, bàn chân sưng phù vào các thời điểm nhất định trong ngày thì bạn cần hết sức cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch.
Mệt mỏi hoặc kiệt sức là dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ
Bệnh tim có triệu chứng gì? Với bệnh nhân mắc bệnh tim, khi hoạt động bình thường hoặc ngay cả khi ngủ dậy, cơ thể cũng luôn có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, hiện tượng này được lý giải là do thiếu máu lên não, phổi…
Tình trạng ho dai dẳng kéo dài không dứt
Khi mà tim bơm máu không đủ để có thể cung cấp cho cơ thể thì sẽ xảy ra tình trạng máu bị ứ lại, dịch ứ ở phổi lâu ngày, từ đó sẽ khiến cho người bệnh bị ho mãn tính, thường xuyên thở khò khè, ho khi nằm hoặc khi mới thức dậy ra khỏi giường.
Trẻ buồn nôn và thường xuyên chán ăn
Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng chán ăn, buồn nôn ở trẻ trong độ tuổi dậy thì. Nhưng bạn nên lưu ý, đây cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân tim mạch thường xuyên gây cho trẻ có cảm giác no, buồn nôn, chán ăn do dịch ứ lại trong gan và các cơ quan tiêu hóa.
Thường xuyên đi tiểu nhiều về ban đêm
Trẻ mắc bệnh suy tim thường rất hay đi tiểu về ban đêm vì lượng nước tích tụ gây phù ở nhiều bộ phận, trong đó có thận.
Mạch không đều, nhịp tim nhanh, không ổn định
Chức năng bơm máu suy giảm, sẽ khiến cho tim đập nhanh hơn, chính vì thế, người bệnh thường có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, không ổn định, có hiện tượng đánh trống ngực.
Cảm giác hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực
Những hiện tượng như: thở nhanh, thường xuyên lo lắng, hồi hộp, lo lắng, tay đổ mồ hôi… là triệu chứng của bệnh tim mạch mà thường xuyên bị chúng ta nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh lý khác.
Xuất hiện tình trạng chóng mặt, ngất xỉu
Tình trạng máu lên não bị gián đoạn hoặc rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng thì người bệnh sẽ gặp phải tình trang chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
Chẩn đoán bệnh tim tuổi dậy thì bằng những phương pháp nào?
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn để được kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh lý ở hệ tim mạch. Để chẩn đoán bệnh, ngoài khai thác yếu tố bệnh sử, tiền sử gia đình, thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng để xác định chẩn đoán chính xác bệnh như sau:
- Chẩn đoán bệnh tim qua đo điện tâm đồ nhằm ghi lại các tín hiệu điện trong tim, từ đó giúp phát hiện các bất thường về nhịp tim hay tình trạng tổn thương tim. Nếu trẻ không có các triệu chứng trên lâm sàng thì có thể đo Holter điện tâm đồ để ghi lại tín hiệu điện tim trong 24 đến 72 giờ.
- Thực hiện siêu âm tim: Đây là phương pháp không xâm lấn, hình ảnh siêu âm giúp xác định các tổn thương tại cơ tim, buồng tim, và đánh giá chức năng các van tim.
- Chụp CT cắt lớp vi tính tim hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) tim để có thể xác định chính xác các tổn thương về cấu trúc tim.
- Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh, người bệnh sẽ được thực hiện các test gắng sức bằng thuốc, xe đạp gắn lực kế, thảm đi bộ… nhằm mục đích là kiểm tra hoạt động bơm tống máu, phản ứng tim.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tim ở tuổi dậy thì?
Đa số các bệnh tim tuổi ở tuổi dậy thì đều do các bệnh lý tim mạch bẩm sinh gây ra, tuy nhiên cũng có một phần không nhỏ do lối sống, chế độ ăn của trẻ. Chính vì thế, một số phương pháp có thể giúp phòng ngừa, thay đổi các yếu tố nguy cơ nhằm giúp ngăn ngừa bệnh lý tim ở tuổi dậy thì như sau:
- Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và tăng cường thể lực với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp lứa tuổi.
- Kiểm soát tốt cân nặng của trẻ, tránh tình trạng thừa cân, béo phì, việc giữ cân nặng tốt, hạn chế lượng muối tiêu thụ sẽ giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ, tim mạch.
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và thực đơn có lợi cho tim mạch: bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, cá… sử dụng ít mỡ bão hòa, cholesterol, hạn chế đồ ăn nhanh.
- Kiểm soát căng thẳng, giảm lo âu, dành thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý.
- Không hút thuốc hay lạm dụng các chất kích thích.
- Ngoài những phương pháp kể trên thì bạn cũng có thể tham khảo cho trẻ sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 của thương hiệu Doppelherz của Đức để giúp cung cấp Coenzyme Q10 cùng các vitamin khác, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cũng như giảm mệt mỏi. Sản phẩm phù hợp cho những đối tượng mắc các bệnh lý về tim mạch, người có nhu cầu tăng cường sức khỏe, người thường xuyên mệt mỏi… Sản phẩm Coenzyme Q10 Doppelherz đã được đã trải qua quá trình nghiên cứu, kiểm định chất lượng chặt chẽ, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của CHLB Đức, chính vì thế khách hàng có thể yên tâm về chất lượng khi đặt mua sản phẩm.
Như vậy, qua bài viết trên có thể thấy, những dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi rất dễ bị bỏ qua do các triệu chứng thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn cần phải nắm rõ các triệu chứng để từ đó có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị sớm. Nếu bạn còn băn khoăn hay có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1770 để được chuyên gia của chúng tôi giải đáp sớm nhất.