Giáo dục

Darkrose

Tài liệu Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Khoa học tự nhiên 8 theo chương trình sách mới.

Giáo án Vật Lí 8 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thử

Bài 13: Khối lượng riêng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng.

- Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về khối lượng riêng, công thức và đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vấn đề và phương hướng làm thực hành để xác định được khối lượng và thể tích của vật.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hành, tìm ra hoặc chứng minh công thức tính khối lượng riêng.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Trình bày được định nghĩa khối lượng riêng, công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng, ứng dụng của khối lượng riêng trong đời sống.

- Xác định được một đại lượng khi biết hai đại lượng đã cho: khối lượng, thể tích, khối lượng riêng.

- Giải được các bài tập liên quan tới khối lượng riêng.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khối lượng riêng.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận tìm ra được công thức tính khối lượng riêng.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo khối lượng, thể tích vật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Chuẩn bị

- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4.

- Dụng cụ thí nghiệm.

- Giáo án, SGK.

2. Học sinh: Chuẩn bị

Đọc trước bài 13: Khối lượng riêng.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Khơi gợi được sự tò mò của HS tìm hiểu về khối lượng riêng của vật.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Nói như thế có đúng không?

c. Sản phẩm

Dự đoán câu trả lời của học sinh: Nói như thế có đúng, người ta đang nói về khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Nói như thế có đúng không?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động cá nhân suy nghĩ câu trả lời.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời một vài HS trả lời câu hỏi.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Nói như thế có đúng, người ta đang nói về khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. Vậy khối lượng riêng của một vật là gì? Và được tính theo công thức nào? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

Bài 13: Khối lượng riêng

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Hoạt động 2.1: Làm thí nghiệm

a. Mục tiêu: HS thu được kết quả và so sánh tỉ số giữa khối lượng và thể tích của một vật liệu và của một vài vật liệu khác.

b. Nội dung

- GV phát phiếu học tập số 1 và số 2 cho học sinh yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 và 2 sau đó hoàn thành các phiếu học tập.

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Thí nghiệm 1: Đo khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là V1 = V, V2 = 2V, V3 = 3V. Ghi số liệu, tính tỉ số mVvà hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ Thí nghiệm 2: Đo khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích lần lượt là V1 = V2 = V3 = V. Ghi số liệu, tính tỉ số mV và hoàn thành phiếu học tập số 2.

c. Sản phẩm

Phiếu học tập số 1

Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V = 1 cm3

V2 = 2V = 2 cm3

V3 = 3V = 3 cm3

Khối lượng

m1 = 7,8 g

m2 = 15,6 g

m3 = 23,4 g

Tỉ số mV

m1V1=7,8⁢g/c⁢m3

m2V2=7,8⁢g/c⁢m3

m3V3=7,8⁢g/c⁢m3

Từ số liệu thu được trên bảng, ta thấy:

1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt có giá trị như nhau.

2. Dự đoán với các vật liệu khác nhau thì tỉ số thu được có giá trị khác nhau.

Phiếu học tập số 2

Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V = 1 cm3

V2 = V = 1 cm3

V3 = V = 1 cm3

Khối lượng

m1 = 7,8 g

m2 = 2,7 g

m3 = 8,96 g

Tỉ sốmV

m1V1=7,8⁢g/c⁢m3

m2V2=2,7⁢g/c⁢m3>

m3V3=8,96⁢g/c⁢m3

Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng là khác nhau và tỉ số mVcủa đồng lớn hơn tỉ số mV của sắt lớn hơn tỉ số mV của nhôm.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đã phân.

GV phát phiếu học tập số 1 và số 2 cho các nhóm.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 và 2 trong SGK và yêu cầu các nhóm hoàn thành vào phiếu học tập số 1 và số 2.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và chốt nội dung: Một vật liệu sẽ có một giá trị mV, với các vật liệu khác nhau thì tỉ số thu được có giá trị khác nhau. Và tỉ số mV cho ta biết điều gì và được gọi tên là đại lượng nào? Chúng ta cùng sang phần tiếp theo.

I. Thí nghiệm

Một vật liệu sẽ có một giá trị mV, với các vật liệu khác nhau thì tỉ số thu được có giá trị khác nhau.

2.2 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu khối lượng riêng, đơn vị khối lượng riêng

a. Mục tiêu: HS biết được định nghĩa khối lượng riêng và đơn vị của khối lượng riêng.

b. Nội dung

- GV thông báo định nghĩa khối lượng riêng. Từ đó HS viết được công thức tính khối lượng riêng và suy ra được đơn vị của khối lượng riêng theo các đơn vị đã biết của khối lượng và thể tích.

- GV chốt đơn vị khối lượng riêng thường dùng.

- HS quan sát bảng 13.3.

- GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành.

c. Sản phẩm

Dự đoán câu trả lời của HS trong phiếu học tập số 3:

Câu hỏi 1: Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

Trả lời

Dựa vào khối lượng riêng người ta nói sắt nặng hơn nhôm.

Câu hỏi 2: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g. Hãy tính khối lượng riêng của gang.

Trả lời

Thể tích của khối gang là: V = 2 . 3 . 5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là:D=mV=21030=7⁢g/c⁢m3

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thông báo định nghĩa khối lượng riêng: Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- GV yêu cầu HS suy ra công thức tính khối lượng riêng và đơn vị của khối lượng riêng.

- GV chốt đơn vị khối lượng riêng thường dùng.

- GV cho HS quan sát bảng 13.3. Khối lượng riêng của một số chất ở nhiệt độ phòng.

- GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe, suy nghĩ tìm ra công thức tính khối lượng riêng, đơn vị của khối lượng riêng và hoàn thành phiếu học tập số 3.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời HS lên viết công thức tính khối lượng riêng và các bạn khác quan sát nhận xét.

GV mời HS khác phát biểu các đơn vị của khối lượng riêng.

GV mời HS khác trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung.

II. Khối lượng riêng, đơn vị khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- CT: D=mV

Trong đó:

+ D là khối lượng riêng.

+ m là khối lượng của vật liệu.

+ V là thể tích của vật liệu.

- Đơn vị thường dùng của khối lượng riêng là: kg/m3, g/cm3 hoặc g/mL

1 kg/m3 = 0,001 g/cm3

1 g/cm3 = 1 g/mL

Trả lời Câu hỏi 1

Dựa vào khối lượng riêng, người ta nói sắt nặng hơn nhôm.

Trả lời Câu hỏi 2:

Thể tích của khối gang là: V = 2 . 3 . 5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là:

D=mV=21030=7⁢g/c⁢m3<

3. Hoạt động 3: Mở rộng

a. Mục tiêu: HS biết thêm đại lượng trọng lượng riêng.

b. Nội dung:

GV thông báo cho HS, người ta còn sử dụng đại lượng khác là trọng lượng riêng để nói tới một chất nặng hay nhẹ hơn chất khác.

CT: d=PV

Trong đó:

+ P là trọng lượng (N).

+ V là thể tích (m3).

+ d là trọng lượng riêng (N/m3).

⇒d=10.D

Như vậy, ta cũng có thể dựa vào trọng lượng riêng của vật liệu để so sánh các vật liệu (nặng, nhẹ).

c. Sản phẩm

HS tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV thông báo định nghĩa trọng lượng riêng.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS tiếp nhận kiến thức.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV chốt kiến thức và chuyển sang phần nội dung tiếp theo của bài học.

* Mở rộng

Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng d của chất đó.

Công thức: d=PV

Trong đó:

+ P là trọng lượng (N).

+ V là thể tích (m3).

+ d là trọng lượng riêng (N/m3).

⇒d=10.D

Như vậy, ta cũng có thể dựa vào trọng lượng riêng của vật liệu để so sánh các vật liệu (nặng, nhẹ).

4. Hoạt động 4: Luyện tập

a. Mục tiêu: Sử dụng được công thức tính khối lượng riêng để giải các bài tập liên quan về khối lượng riêng, tính các đại lượng còn lại trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng: D, m, V.

b. Nội dung: GV phát phiếu học tập số 4 cho HS làm và mời một vài HS lên bảng trình bày. Sau đó, GV mời HS khác nhận xét và kết luận.

c. Sản phẩm

Câu trả lời trong phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát phiếu học tập số 4 cho HS làm bài theo cá nhân.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi một vài bạn lên bảng trình bày mỗi bạn trả lời một câu.

GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng cho mỗi bài tập trong phiếu học tập số 4.

III. Bài tập

Câu 1: Đáp án D

Câu 2:

Ta có: 397 g = 0,397 kg.

320 cm3 = 0,00032 m3

Khối lượng riêng của sữa trong hộp là: D=mV=0,3970,00032≈1240⁢k⁢g/m3

Câu 3:

Ta có:

900 cm3 = 0,0009 m3

Khối lượng riêng của kem giặt VISO là

D=mV=10,0009≈1111,1⁢k⁢g/m3

So sánh với khối lượng riêng của nước (1000 kg/m3) thì khối lượng riêng của kem giặt VISO lớn hơn.

Câu 4:

Thế tích thực của hòn gạch là:

V = 1200 - (192 . 2)

= 816 (cm3) = 0,000816 (m3).

Khối lượng riêng của gạch: D=mV=1,60,000816≈1960,8⁢k⁢g/m3

Trọng lượng riêng của gạch:

d = 10.D

= 10.1960,8 = 19608 N/m3.

* Hướng dẫn về nhà cho HS:

- GV hướng dẫn HS dùng thước cuộn đo chiều dài của vật liệu, cân đo khối lượng của vật liệu để xác định khối lượng riêng của vật liệu trong dụng cụ (dễ đo đạc) thường dùng ở gia đình em.

- Xem trước bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng.

Phụ lục

1. Phiếu học tập số 1

Em hãy làm thí nghiệm 1 và hoàn thành số liệu vào bảng 13.1

Thí nghiệm 1

Chuẩn bị: Ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là V1 = V, V2 = 2V, V3 = 3V (Hình 13.1); cân điện tử.

Tiến hành:

Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng từng thỏi sắt tương ứng m1, m2, m3.

Bước 2: Ghi số liệu, tính tỉ số khối lượng và thể tích mVvào vở theo mẫu Bảng 13.1.

Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V

V2 = 2V

V3 = 3V

Khối lượng

m1 = ?

m2 = ?

m3 = ?

Tỉ số mV

m1V1=?

m2V2=?

>m3V3=?

1. Hãy nhận xét về tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt.

2. Dự đoán về tỉ số này với các vật liệu khác nhau.

2. Phiếu học tập số 2

Em hãy làm thí nghiệm 2 và hoàn thành số liệu vào bảng 13.2.

Thí nghiệm 2

Chuẩn bị: Ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích là V1 = V2 = V3 = V (Hình 13.2), cân điện tử.

Tiến hành:

Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng của thỏi sắt, nhôm, đồng tương ứng m1, m2, m3.

Bước 2: Tính tỉ số giữa khối lượng và thể tích mV, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 13.2.

Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V

V2 = V

V3 = V

Khối lượng

m1 = ?

m2 = ?

m3 = ?

Tỉ số mV>

m1V1=?

m2V2=?

m3V3=?

Hãy nhận xét về tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng.

3. Phiếu học tập số 3

Câu hỏi 1: Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

Trả lời

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu hỏi 2: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g. Hãy tính khối lượng riêng của gang.

Trả lời

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

4. Phiếu học tập số 4

Câu 1: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Chỉ cần dùng một cái cân.

B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.

C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.

D. Cần dùng một cái cân và một bình chia độ.

Câu 2: Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397 g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/ m3.

Câu 3: 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.

Câu 4: Hòn gạch có khối lượng là 1,6 kg và thể tích 1200 cm3. Hòn gạch có hai lỗ, mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.

Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Thực hiện thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu cách:

+ xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

+ xác định khối lượng riêng của một lượng nước.

+ xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vấn đề và phương hướng làm các thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật, của một lượng nước và của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ khi làm thí nghiệm để tránh sai số lớn trong kết quả.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và xác định được khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật, của một lượng nước và của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

- Vận dụng công thức tính toán linh hoạt, để xử lí được kết quả thí nghiệm.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu cách xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật, của một lượng nước và của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận tìm ra cách xử lí kết quả thí nghiệm phù hợp.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo khối lượng, thể tích vật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm:

- Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật:

+ Cân điện tử.

+ Thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất tới milimét.

+ Khối gỗ hình hộp chữ nhật.

- Xác định khối lượng riêng của một lượng nước:

+ Cân điện tử.

+ Ống đong, cốc thủy tinh.

+ Một lượng nước sạch.

- Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

+ Cân điện tử.

+ Ống đong, cốc thủy tinh có chứa nước.

+ Hòn sỏi (có thể bỏ lọt vào ống đong).

(Nếu không đủ dụng cụ cho các nhóm làm thí nghiệm theo từng hoạt động 2.1, 2.2, 2.3 thì GV cho các nhóm làm thí nghiệm khác nhau, nhóm nào xong chuyển cho nhóm khác làm).

2. Học sinh: Đọc trước bài 14.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

a. Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức bài 13: Khối lượng riêng.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi:

- CH1: Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần phải xác định được những đại lượng nào?

- CH2: Để đo khối lượng vật ta dùng dụng cụ nào?

- CH3: Để đo thể tích của một khối hình hộp chữ nhật ta dùng dụng cụ nào?

- CH4: Để đo thể tích của một lượng nước ta dùng dụng cụ nào?

- CH5: Để đo thể tích vật có hình dạng bất kì không thấm nước ta dùng dụng cụ nào?

Mời một vài HS lên trả lời và cho điểm.

c. Sản phẩm

Dự đoán câu trả lời của HS:

- CH1: Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần phải xác định được những đại lượng là khối lượng và thể tích của vật.

- CH2: Để đo khối lượng ta dùng cân.

- CH3: Để đo thể tích của một khối hình hộp chữ nhật ta dùng thước: đo chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c rồi sử dụng công thức tính thể tích V = a.b.c.

- CH4: Để đo thể tích của một lượng nước ta dùng bình chia độ.

- CH5: Để đo thể tích vật có hình dạng bất kì không thấm nước bỏ lọt bình chia độ ta dùng bình chia độ đã đổ thêm lượng nước biết sẵn thể tích để đo thể tích vật. (GV cần gợi ý khi HS không trả lời được).

Mở rộng thêm: Nếu như vật không bỏ lọt bình chia độ thì ta cần dùng thêm bình tràn.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV kiểm tra kiến thức cũ đã học thông qua các câu hỏi:

- CH1: Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần phải xác định được những đại lượng nào?

- CH2: Để đo khối lượng vật ta dùng dụng cụ nào?

- CH3: Để đo thể tích của một khối hình hộp chữ nhật ta dùng dụng cụ nào?

- CH4: Để đo thể tích của một lượng nước ta dùng dụng cụ nào?

- CH5: Để đo thể tích vật có hình dạng bất kì không thấm nước ta dùng dụng cụ nào?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời câu hỏi của GV.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.

GV dẫn dắt vào bài mới: Ở bài học trước các bạn đã biết khối lượng riêng của vật và công thức tính. Hôm nay chúng ta cùng nhau đi nghiệm lại công thức đó trong bài 14.

GV yêu cầu mỗi nhóm viết sẵn mẫu báo cáo thực hành, để khi làm tới thí nghiệm nào chỉ việc điền số liệu tương ứng vào bảng của thí nghiệm đó.

Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Hoạt động 2.1: Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

a. Mục tiêu: Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hành và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (đã chia sẵn) làm thí nghiệm:

Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật:

+ B1: Dùng thước đo chiều dài mỗi cạnh a, b, c của khối gỗ hình hộp chữ nhật.

+ B2: Tính thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức: V = a.b.c

+ B3: Đo 3 lần, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.1, rồi tính giá trị trung bình của thể tích V (Vtb).

+ B4: Cân khối lượng (m) của khối gỗ hình hộp chữ nhật. Đo 3 lần, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.1, sau đó tính giá trị trung bình của m (mtb).

+ B5: Xác định khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức:

D=mV

+ B6: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.1.

Tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức: Dt⁢b=mt⁢bVt⁢b.

c. Sản phẩm

Bảng 14.1. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật.

Lần đo

Đo thể tích

Đo khối lượng m (kg)

a (m)

b (m)

c (m)

V (m3)

1

a1 = 5,5 cm

b1 = 3,3 cm

c1 = 2 cm

V1 = 36,3 cm3

m1 = 30 g

2

a2 = 5,4 cm

b2 = 3,2 cm

c2 = 2,1 cm

V2 = 36,3 cm3

m2 = 30,1 g

3

a3 = 5,5 cm

b3 = 3,4 cm

c3 = 1,9 cm

V3 = 35,5 cm3

m3 = 29,9 g

Trung bình

Vt⁢b=V1+V2+V33=36,3+36,3+35,53≈36

mt⁢b=m1+m2+m33=30+30,1+29,93=30⁢g

Tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức:

Dt⁢b=mt⁢bVt⁢b=3036=0,83⁢g/c⁢m3

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.1 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm.

GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.1 và tính khối lượng riêng của khối gỗ.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo.

I. Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

HS làm thí nghiệm.

2.2 Hoạt động 2.2: Xác định khối lượng riêng của một lượng nước

a. Mục tiêu: Xác định khối lượng riêng của một lượng nước.

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hành và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (đã chia sẵn) làm thí nghiệm:

Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước:

+ B1: Xác định khối lượng của ống đong (m1).

+ B2: Rót một lượng nước vào ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong (Vn1).

+ B3: Xác định khối lượng của ống đong có đựng nước (m2).

+ B4: Xác định khối lượng nước trong ống đong: mn = m2 - m1

+ B5: Lặp lại thí nghiệm hai lần nữa, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.2, tính giá trị thể tích trung bình (Vntb) và khối lượng trung bình (mntb) của nước.

+ B6: Xác định khối lượng riêng của nước theo công thức: D=mV

+ B7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.2.

Vn⁢t⁢b=Vn⁢1+Vn⁢2+Vn⁢33=?

>mn⁢t⁢b=mn⁢1+mn⁢2+mn⁢33=?

Tính khối lượng riêng của lượng nước theo công thức: Dn⁢t⁢b=mn⁢t⁢bVn⁢t⁢b.

c. Sản phẩm

Bảng 14.2. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước.

Lần đo

Đo thể tích

Đo khối lượng

Vn (m3)

m1 (kg)

m2 (kg)

m2 - m1 (kg)

1

Vn1 = 0,3.10-3

0,02

0,32

mn1 = 0,30

2

Vn2 = 0,3.10-3

0,02

0,33

mn2 = 0,31

3

Vn3 = 0,3.10-3

0,02

0,32

mn3 = 0,30

Vn⁢t⁢b=Vn⁢1+Vn⁢2+Vn⁢33=0,3.10-3⁢m3

mn⁢t⁢b=mn⁢1+mn⁢2+mn⁢33≈0,3⁢k⁢g>

Tính khối lượng riêng của lượng nước theo công thức: Dn⁢t⁢b=mn⁢t⁢bVn⁢t⁢b=0,30,3.10-3=1000⁢k⁢g/m3

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.2 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của một lượng nước.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm.

GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.2 và tính khối lượng riêng của một lượng nước.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo.

II. Xác định khối lượng riêng của một lượng nước.

HS làm thí nghiệm.

2.3 Hoạt động 2.3: Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước

a. Mục tiêu: Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật.

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hành và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (đã chia sẵn) làm thí nghiệm:

Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước:

+ B1: Dùng cân điện tử xác định khối lượng của hòn sỏi (m).

+ B2: Rót một lượng nước vào ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong (V1).

+ B3: Buộc sợi chỉ vào hòn sỏi, thả từ từ cho nó ngập trong nước ở ống đong, xác định nước trong ống đong lúc này (V2).

+ B4: Xác định thể tích của hòn sỏi: Vsỏi = V2 - V­1.

+ B5: Kéo nhẹ hòn sỏi ra, lau khô và lặp lại thí nghiệm hai lần nữa. Ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.3, rồi tính các giá trị thể tích trung bình (Vstb) và khối lượng trung bình (mstb) của hòn sỏi.

+ B6: Xác định khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: D=mV.

+ B7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.3.

ms⁢t⁢b=ms⁢1+ms⁢2+ms⁢33=?

Vs⁢t⁢b=Vs⁢1+Vs⁢2+Vs⁢33=?

Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: Ds⁢t⁢b=ms⁢t⁢bVs⁢t⁢b.

c. Sản phẩm

Bảng 14.3. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của hòn sỏi

Lần đo

Đo khối lượng

Đo thể tích

ms (kg)

V1 (m3)

V2 (m3)

V2 - V1 (m3)

1

ms1 = 0,020

0,2.10-3

0,212.10-3

Vs1 = 0,012.10-3

2

ms2 = 0,019

0,2.10-3

0,214.10-3

Vs2 = 0,014.10-3

3

ms3 = 0,021

0,2.10-3

0,213.10-3

Vs3 = 0,013.10-3

ms⁢t⁢b=ms⁢1+ms⁢2+ms⁢33=0,02⁢k⁢g

Vs⁢t⁢b=Vs⁢1+Vs⁢2+Vs⁢33=0,013.10-3

Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức:

Ds⁢t⁢b=ms⁢t⁢bVs⁢t⁢b=0,020,013.10-3=1  538⁢k⁢g/m3

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.3 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của hòn sỏi.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm.

GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.3 và tính khối lượng riêng của hòn sỏi.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo (nếu các nhóm làm thí nghiệm xen kẽ).

Nếu HS làm thí nghiệm theo đúng thứ tự hoạt động thì GV yêu cầu HS hoàn thành số liệu vào bản báo cáo thực hành.

III. Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.

HS làm thí nghiệm.

3. Hoạt động: Báo cáo thực hành

a. Mục tiêu: HS rèn luyện kĩ năng thuyết trình.

b. Nội dung: GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả đo trước lớp cho 3 thí nghiệm và thu lại bản báo cáo của HS (có thể chấm điểm).

c. Sản phẩm: Bài báo cáo thực hành của HS cho 3 thí nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thu được qua các thí nghiệm vừa làm.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Đại diện HS lên báo cáo.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung kết quả nếu khác nhóm bạn.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét cách tổ chức hoạt động của các nhóm, số liệu các nhóm thu được và yêu cầu HS nộp lại bản báo cáo để lấy điểm tích cực.

*Hướng dẫn về nhà cho HS:

- GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã học.

- Xem trước bài 15: Áp suất trên một bề mặt.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 mới nhất, hay khác:

  • Giáo án Hóa học 8 Kết nối tri thức
  • Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức