Các dạng bài tập về hình tứ giác lớp 2 là dạng bài quan trọng trong chương trình toán chính quy mà bé cần nắm. Trong bài viết sau đây, POPS Kids Learn sẽ giới thiệu lý thuyết về hình tứ giác lớp 2, các dạng bài toán về hình tứ giác lớp 2 kèm bài tập có đáp án cho bé tự học tại nhà.
Giới thiệu về hình tứ giác lớp 2
Hình tứ giác là gì?
Trong các hình học trong toán học, hình tứ giác là một loại hình phổ biến nhất với nhiều loại khác nhau. Vậy hình tứ giác là hình như thế nào? Về cơ bản, hình tứ giác là một hình có bốn đỉnh và bốn cạnh. Trong đó sẽ không có hai cạnh bất kỳ nào cùng nằm trên đường thẳng.
Tứ giác có thể là tứ giác kép (có hai cặp cạnh đối cắt nhau) hoặc tứ giác đơn (không có cặp cạnh đối nào cắt nhau). Trong đó, tứ giác đơn cũng có thể là tứ giác lõm hoặc lồi.
Hình tứ giác được kí hiệu như sau: ABCD
Tổng các góc của tứ giác là 360 độ, tức là ∠A + ∠B + ∠C + ∠D = 360 ̊.
Có bao nhiêu hình tứ giác?
Trong tứ giác, ta sẽ chia các loại hình tứ giác như sau:
- Tứ giác đơn:
Đây là loại hình tứ giác không có cạnh nào cắt nhau.
- Tứ giác lồi:
Tất cả các góc trong của hình tứ giác lồi đều nhỏ hơn 180°, cùng 2 đường chéo đều nắm phía bên trong của hình. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, đây là hình tứ giác luôn nằm gọn trong một nửa mặt phẳng có chứa bất kỳ cạnh nào.
- Tứ giác lõm:
Đây là loại hình tứ giác chứa một góc trong trong có số đo lớn hơn 180°, cùng với một trong hai đường chéo nằm phía bên ngoài tứ giác.
- Tứ giác không đều:
Là tứ giác không có cặp cạnh nào song song với nhau. Hình tứ giác này thường được dùng để đại diện cho tứ giác lồi.
Các hình tứ giác đặc biệt mà bé cần nắm
Bên cạnh một số loại tứ giác trên, các bé sẽ được học thêm về các loại tứ giác đặc biệt sau đây:
- Hình thang:
Đây là hình tứ giác có ít nhất hai cạnh đối song song với nhau.
- Hình thang cân:
Hình thang có hai góc kề cùng một cạnh đáy bằng nhau hoặc là hình thang có hai đường chéo bằng nhau.
- Hình bình hành:
Hình tứ giác có hai cặp đối song song. Trong đó, các cạnh đối bằng nhau, các góc đối bằng nhau, các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường thẳng. Đây là một tính chất đặc biệt của hình thang.
- Hình thoi:
Đây là dạng đặc biệt của hình tứ giác, khi có bốn cạnh bằng nhau.
- Hình tứ giác nội tiếp:
Tứ giác nội tiếp là một tứ giác mà bốn đỉnh đều nằm trên một đường tròn. Ta gọi đây là tứ giác nội tiếp đường tròn.
- Hình chữ nhật:
Hình tứ giác có bốn góc vuông, với hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Hình vuông:
Hình tứ giác có bốn cạnh bằng nhau, bốn góc vuông, có các cạnh đối song song, các đường chéo bằng nhau và vuông góc tại trung điểm. Một tứ giác là một hình vuông khi và chỉ khi nó vừa là một hình thoi vừa là một hình chữ nhật.
Các dạng toán về hình tứ giác lớp 2
Sau đây là một số dạng toán về các hình tứ giác lớp 2 mà bé có thể tham khảo.
Dạng 1: Vẽ hình tứ giác
Đây là dạng bài tập nhận biết các tính chất hình học liên quan đến tứ giác. Ba mẹ có thể giúp bé nhận diện các đặc điểm đặc trưng của hình tứ giác và cho bé tập vẽ một hình tứ giác nào đó.
Ví dụ: Hình tứ giác có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Trong đó có một góc vuông là hình gì? Bé hãy vẽ hình đó ra giấy.
Câu trả lời chính xác là hình chữ nhật.
Dạng 2: Đếm hình tứ giác lớp 2
Trong hình bên có bao nhiêu hình tứ giác? Tìm hình tứ giác lớp 2 là dạng toán thuộc loại nhận biết giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và nhận diện đúng đặc điểm của hình tứ giác.
Ví dụ: Trong hình vẽ trên có bao nhiêu hình tứ giác?
Dạng 3: Tính chu vi hình tứ giác
Chu vi được biết đến là số đo độ dài của một đường khép kín vây quanh một hình học phẳng nào đó. Đây được xem là dạng bài tập phổ biến, thường xuyên có mặt trong các bài kiểm tra trên lớp. Ở chương trình toán hình học lớp 2, bé sẽ được học công thức tính chu vi hình tứ giác: Muốn tính chu vi của hình tứ giác, ta lấy số đo của bốn cạnh đó cộng lại với nhau.
Ví dụ: Bé hãy tìm số đo chu vi của mảnh bìa hình chữ nhật. Biết chiều dài của miếng bìa đó là 5cm và chiều rộng là 2cm.
→ Chu vi của mảnh bìa hình chữ nhật đó là:
(5 + 2) x 2 = 20 (cm)
Vậy chu vi của mảnh bìa hình chữ nhật đó là 20cm.
Dạng 4: Tính diện tích hình tứ giác lớp 2
Trong toán học, diện tích của một bề mặt phẳng được xác định là lượng không gian được bao phủ bởi một đại lượng vật lý cho biết số lượng đơn vị vuông được chiếm bởi đối tượng hai chiều. Diện tích được sử dụng để biết bao nhiêu % không gian được chiếm bởi một bề mặt phẳng. Số đo diện tích được tính bằng đơn vị vuông như mét vuông, xăng-ti-mét vuông… (Ký hiệu là m2, cm2…)
Đây là một trong những dạng toán nâng cao hơn so với dạng bài tính chu vi, đòi hỏi các bé phải nắm kỹ công thức tính diện tích hình học. Trong toán lớp 2, bé cần nắm công thức tính diện tích của hai hình tứ giác sau:
- Diện tích hình chữ nhật: Ta lấy chiều dài nhân chiều rộng.
- Diện tích hình vuông: Ta lấy cạnh nhân cạnh.
Bài tập ví dụ: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài bằng 6m và chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Hỏi diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu?
→ Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
6 : 2 = 3 (m)
Diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật cần tìm là:
6 x 3 = 18 (m2)
Vậy diện tích mảnh vườn hình chữ nhật đó là 18m2.
Một số bài tập về hình tứ giác lớp 2 kèm đáp án
Sau đây là một số bài tập về hình tứ giác lớp 2 có kèm đáp án cho bé tự học tại nhà
Bài 1. Trong các hình tứ giác sau, tứ giác nào là tứ giác lồi?
Đáp án:
- Hình a là tứ giác lồi: Vì là hình tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
- Hình b không là tứ giác lồi: Vì đó là tứ giác nằm trên hai nửa mặt phẳng có bờ BC (hoặc bờ CD).
- Hình c không là tứ giác lồi: Vì tứ giác nằm trên hai nửa mặt phẳng có bờ AD (hoặc bờ BC).
Bài 2. Có bao nhiêu hình tứ giác trong hình vẽ dưới đây?
Đáp án: 3 hình
Bài 3. Trong hình vẽ sau đây có bao nhiêu hình tứ giác? Bé hãy kể tên.
Đáp án:
Hình đã cho có sáu hình tứ giác
Đó là các hình tứ giác tên là: BCEF, BCEG, BCDF, BCDG, ACEG, ABFD
Bài 4. Cho hình tứ giác với các số đo cạnh như sau. Bé hãy tính chu vi của hình tứ giác này.
Đáp án:
Chu vi hình tứ giác DEGH có số đo là:
3 + 2 + 4 + 6 = 15 (cm)
Vậy chu vi của hình tứ giác DEGH là 15cm.
Bài 5. Tìm chu vi hình tứ giác dưới đây, biết số đo các cạnh là:
- 3dm, 5dm, 6dm, 9dm
- 43cm, 2dm, 5dm, 56cm
- 2m, 30dm, 500cm, 6000mm
Đáp án:
- Chu vi của hình tứ giác có số đo là:
3 + 5 + 6 + 9 = 23 (dm)
Vậy chu vi của hình tứ giác cần tìm là 23dm.
- Đổi các số đo sang đơn vị cm, ta có:
2dm = 20cm; 5dm = 50cm
Chu vi của hình tứ giác cần tìm là:
43 + 20 + 50 + 56 = 169 (cm)
Vậy chu vi của hình tứ giác có số đo là 169cm.
- Đổi các số đo sang đơn vị m, ta có:
30dm = 3m; 500cm = 5m; 6000mm = 6m.
Chu vi của hình tứ giác cần tìm là:
2 + 3 + 5 + 6 = 16 (m)
Vậy chu vi của hình tứ giác cần tìm là 16m.
Trên đây là tổng hợp thông tin về khái niệm hình tứ giác, tính chất hình tứ giác và các dạng bài tập liên quan đến hình tứ giác lớp 2 mà bé cần nắm. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ hữu ích và giúp bé chinh phục thành công dạng bài tập hình tứ giác và đạt điểm số cao trong các kỳ kiểm tra sắp tới nhé.
>>> Tham khảo: “Tổng hợp các dạng toán lớp 2 kèm bài tập mà bé cần nắm”