Du học

Darkrose

Ngành Kỹ thuật dầu khí đang là một ngành học được các bạn sĩ tử quan tâm bởi ngành dầu khí hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế trọng điểm tại nước ta, với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực cùng với mức thu nhập hấp dẫn. Vậy ngành Kỹ thuật dầu khí thì nên học ở đâu, thi những tổ hợp môn gì hay những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật dầu khí

Ngành Kỹ thuật dầu khí (Mã ngành: 7520604) là ngành đào tạo những kỹ sư có đủ bản lĩnh chính trị, học vấn, sức khoẻ, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được những kỹ năng về khâu thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực Kỹ thuật dầu khí. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng trong tìm kiếm thăm dò, thao tác xử lý và thực hành các công tác thí nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, các kỹ năng đo vẽ bản đồ, phân tích, đánh giá tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí.

2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật dầu khí

Hiện nay, ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật dầu khí sau:

  • Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Dầu khí Việt Nam
  • Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật dầu khí

  • Khối A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • Khối A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật dầu khí

HỌC KỲ 1

HỌC KỲ 2

1

Tiếng Anh 1

1

Tiếng Anh 2

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

2

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

Đại số

3

Giải tích

4

Phương pháp học đại học và nghiên cứu

4

Nhập môn dầu khí

5

Tin học (+TH)

5

Kiến tập định hướng nghề nghiệp

6

GDTC 1

6

Tư tưởng HCM

7

GDTC 2

8

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

HỌC KỲ 3

HỌC KỲ 4

1

Tiếng Anh 3

1

Tiếng Anh 4

2

Xác suất thống kê

2

Vật lý 2 (+TN)

3

Vật lý 1 (+TN)

3

Cơ học lý thuyết

4

Hóa đại cương (+TN)

4

Điện - Điện tử (+TH)

5

Kỹ năng nghề nghiệp

5

Địa chất đại cương (+TH)

6

Tự chọn 1

6

Vẽ kỹ thuật

7

GDTC 3

HỌC KỲ 5

HỌC KỲ 6

1

Tiếng Anh 5

1

Kỹ thuật khoan

2

Địa vật lý đại cương

2

TH/TN Kỹ thuật khoan

3

Cơ học đất - đá

3

Địa vật lý giếng khoan

4

Sức bền vật liệu (+TH)

4

Địa chất dầu khí

5

Kỹ thuật nhiệt

5

Kinh tế dầu khí

6

Cơ lưu chất (+TN)

6

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

7

Tự chọn 2

7

Tự chọn 3

8

Thực tập nghề nghiệp 1 (hè)

HỌC KỲ 7

HỌC KỲ 8

1

Hoàn thiện và kích thích giếng

1

Dung dịch khoan và xi măng (+TH/TN)

2

Kỹ thuật khai thác

2

Thiết kế giếng khoan và kiểm soát giếng

3

TH/TN kỹ thuật khai thác

3

Thu gom, xử lý và vận chuyển dầu khí (+TH/TN)

4

Vật lý vỉa (+TH/TN)

4

Phân tích thử vỉa (+TH)

5

Đồ án Công nghệ khoan

5

Đồ án Công nghệ khai thác

6

Công nghệ mỏ

6

Tự chọn 5

7

TH/TN Công nghệ mỏ

7

Tự chọn 6

8

Tự chọn 4

8

Thực tập nghề nghiệp 2 (hè)

HỌC KỲ 9

HỌC KỲ 10

1

Cơ sở mô phỏng vỉa dầu khí

1

Thực tập tốt nghiệp

2

Đồ án Công nghệ mỏ

2

Đồ án tốt nghiệp

3

Tự chọn 7

4

Tự chọn 8

6

Tự chọn 9

7

Tự chọn 10

8

Tự chọn 11

9

Tự chọn 12

10

Tự chọn 13

HỌC PHẦN TỰ CHỌN

Tự chọn 1 (2 TC)

Tự chọn 2, 3, 4 (6 TC)

1

Pháp luật Việt Nam đại cương

1

Thạch học (đá trầm tích)

2

Phương pháp tính

2

Kỹ thuật đo lường

3

Thiết bị thủy khí

4

Chi tiết máy

5

Tự động hóa trong kỹ thuật dầu khí

Tự chọn 5-13 (18 TC)

1

Công nghệ khai thác và xử lý khí

2

Thu hồi dầu tăng cường

3

Tối ưu khai thác

4

Khai thác dầu nặng

5

Công nghệ khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam

6

Công nghệ khoan định hướng và vươn xa

7

Công nghệ khoan dầu khí vùng nước sâu

8

Công nghệ khoan trong môi trường phức tạp

9

Quản lý mỏ dầu khí

10

Phát triển mỏ dầu khí

11

Phát triển khai thác các mỏ cận biên

12

Hủy mỏ

5. Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật dầu khí sẽ làm việc ở các viện nghiên cứu chuyên ngành hay trực tiếp ở các giàn khai thác dầu khí trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa rất hiện đại. Cụ thể:

  • Nhà nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, tham gia thiết kế các công trình khai thác dầu khí, đề xuất với cơ sở sản xuất áp dụng phương pháp giúp tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí sản xuất.
  • Giảng dạy trong nhà trường, tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành về khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước.
  • Nghiên cứu: Làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện Hóa học công nghiệp, Viện Công nghệ hóa hay trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu của các trường đại học, các công ty dầu khí.
  • Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành: Điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý các sự cố ở các giếng khai thác. Họ làm việc tại các công trình khai thác dầu khí ngoài biển khơi như: giàn khai thác, giàn công nghệ trung tâm, tàu chứa dầu.
  • Nhà tư vấn: Nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế để đề xuất với lãnh đạo về chủ trương, chính sách phát triển ngành dầu khí một cách bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật dầu khí. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Kiều Khanh Theo tuyensinhso.vn