Giáo dục

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách

Darkrose

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách

* Dùng toán tử in để kiểm tra

- Quan sát ví dụ 1 sau đây để biết được cách dùng toán tử in để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách hay không.

- Ví dụ 1.

+ Trong ví dụ ta thấy số nguyên 2 có trong danh sách A nên đưa ra kết quả True (đúng)

+ Số nguyên 10 không có trong mảng A nên kết quả đưa ra là False (sai)

- Quy trình thực hiện: Câu lệnh dùng toán tử in để kiểm tra < giá trị > có trong < danh sách > không, nếu có thì trả lại True nếu không thì trả về False

- Cú pháp:

* Sử dụng toán tử in để duyệt từng phần tử của danh sách

- Phân tích ví dụ dưới đây để biết cách duyệt từng phần tử của danh sách qua toán tử in

- Ví dụ 2.

+ Khi sử dụng lệnh for k in A: Khi thực hiện lệnh này, biến k sẽ lần lượt nhận các giá trị từ dãy A

+ Vì k chạy từ 0 đến len(A) -1 nên kết quả sẽ cho ra dãy tất cả các ký tự của danh sách

- Toán tử in dùng để kiểm tra một phần tử có nằm trong danh sách đã cho không. Kết quả trả lại True (Đúng) hoặc False (Sai).

< giá trị > in < danh sách >

- Có thể duyệt nhanh từng phần tử của danh sách bẳng toán tử in và lệnh for mà không cần sử dụng lệnh range( ).

* Xóa toàn bộ một danh sách

- Ví dụ 1. Dùng lệnh clear để xóa toàn bộ một danh sách

- Quan sát ví dụ 1 ta thấy sau khi sử dụng lệnh clear() thì danh sách A có độ dài là 5 sẽ thành rỗng

* Xóa phần tử đầu tiên của danh sách

- Ví dụ 2. Lệnh remove( value) sẽ xoá phần tử đầu tiên của danh sách có giá trị value. Nếu không có phần tử nào như vậy thì sẽ báo lỗi.

- Quan sát ví dụ ta thấy khi sử dụng lệnh remove(1) sẽ xóa đi phần tử đầu tiên trong danh sách A là 1 nên kết quả đưa ra là 2, 3, 4, 5

- Khi sử dụng lệnh remove(10) vì số nguyên 10 không có trong danh sách nên báo lỗi

⇒ Muốn xoá phần tử đầu tiên của danh sách ta sử dụng lệnh remove(value)

* Chèn phần tử vào danh sách tại chỉ số cho trước

- Ví dụ 3. Lệnh insert có chức năng chèn phần tử vào danh sách tại chỉ số cho trước

- Quan sát ví dụ 3 ta thấy mảng A gồm 4 kí tự 1, 2, 6, 10 khi ta thực hiện việc chèn thêm phần tử 5 vào vị trí số 2 sẽ được kết quả 1, 2, 5, 6

- Như vậy, lệnh insert() có hai tham số cần nhập: vị trí cần chèn và giá trị được chèn. Lệnh insert(2,5) sẽ chèn số 5 tại chỉ số 2.

- Cú pháp:

+ insert(index, value)

+ Sẽ chèn giá trị value vào danh sách tại vị trí index và đầy các phần tử từ vị trí này sang phải.

* Chú ý: Nếu k nằm ngoài phạm vi chỉ số của danh sách thì lệnh vẫn có tác dụng: nếu k < 0 thì chèn vào đầu danh sách, nếu k > len( ) thì chèn vào cuối danh sách. Như ví dụ dưới đây: