Mẹo hay mới

Mâm cúng mùng 3 Tết: Lễ vật, văn khấn và lưu ý cần biết

Darkrose

Mâm cúng mùng 3 Tết: Lễ vật, văn khấn và lưu ý cần biết

Nếu như trước Tết, người Việt có phong tục cúng rước ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết thì tập tục cúng mùng 3 Tết chính là lễ đưa tiễn ông bà về âm cảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chuẩn bị mâm cúng mùng 3 Tết chỉn chu cũng như văn khấn mùng 3 đúng chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin này. Cùng tìm hiểu nhé!

Theo sách Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh được NXB Trẻ xuất bản và lưu hành, lễ cúng mùng 3 Tết (hay lễ hóa vàng) là một trong những ngày cúng đặc biệt quan trọng. Đây là lễ cúng tiễn đưa ông bà về âm cảnh sau 3 ngày ăn Tết cùng con cháu. Lễ cúng này thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, đồng thời cầu mong ông bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cả nhà êm ấm.

Lễ cúng mùng 3 Tết sẽ diễn ra như sau, gia chủ dâng mâm lễ, thắp nhang, đọc văn khấn. Sau phần lễ, gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng. Thông thường, tiền và vàng của gia thần sẽ được hóa trước, sau đó là tiền, vàng còn lại và cùng các vật dụng của tổ tiên. Đặc biệt, nơi đốt vàng thường có cây mía, tượng trưng cho gậy chống, hướng dẫn linh hồn tổ tiên mang theo hàng hóa quý báu về cõi âm.

Cúng mùng 3 Tết là lễ cúng đưa ông bà dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Tết đến cũng là cơ hội để chúng ta làm mới lạ nguồn năng lượng của bản thân, vì thế bạn nên sắm cho mình những bộ trang phục thật mới mẻ để dịp tết càng thêm sung túc. Bạn có thể ghé qua Coolmate để có cho mình những bộ trang phục thật Cool nhé!

Dưới đây là cách cúng mùng 3 Tết Nguyên đán đúng chuẩn bạn nên biết:

Năm 2024, mùng 3 Tết rơi vào thứ Hai ngày 12/02/2024 dương lịch. Theo đó, để làm lễ hóa vàng mùng 3 Tết bạn có thể chọn những khung giờ tốt sau:

  • Canh Tý (23h-01h)

  • Tân Sửu (01h-03h)

  • Quý Mão (05h-07h)

  • Bính Ngọ (11h-13h)

  • Mậu Thân (15h-17h)

  • Kỷ Dậu (17h-19h)

Tuy nhiên, vì các vùng miền có phong tục và tập quán khác nhau, nên thời điểm cúng có thể thay đổi linh động theo phong tục của mỗi gia đình. Tuy nhiên, tốt nhất gia đình nên chuẩn bị mâm cúng từ sáng sớm và tổ chức lễ cúng trong buổi sáng. Quan trọng là không để lễ cúng kéo dài qua buổi trưa.

Tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình mà mâm cơm cúng mùng 3 Tết sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Mâm cúng mùng 3 Tết miền Bắc

Mâm cơm cúng mùng 3 Tết Nguyên đán ở miền Bắc sẽ bao gồm những món cơ bản sau: Bánh chưng, gà luộc, thịt kho, nem rán, giò chả, canh.

  • Mâm cúng đưa ông bà mùng 3 Tết miền Trung

Ở miền Trung, mâm cơm cúng mùng 3 Tết cũng có các món phổ biến như bánh chưng, gà luộc, chả ram, dưa muối,... Bên cạnh đó, mâm cúng có thêm món địa phương như thịt heo ngâm nước mắm, món tré, nem, thịt bò,...

  • Mâm cúng đưa ông bà ngày mùng 3 Tết miền Nam

Mâm cơm cúng mùng 3 Tết ở miền Nam thường có các món như thịt kho nước dừa, gà luộc, dưa món, dưa giá, củ kiệu, bánh tét và canh khổ qua hầm. Những món ăn này thể hiện cầu mong của gia chủ sẽ vượt qua những khó khăn đón năm mới may mắn và sung túc.

Theo thời gian, các mâm cơm cúng mùng 3 Tết được thay đổi linh hoạt và đa dạng hơn để phù hợp với mỗi gia đình. Tuy nhiên, dù biến đổi như thế nào thì mâm cũng vẫn phải giữ nguyên sự trang trọng để thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên.

Để giúp việc chuẩn bị mâm cỗ cúng mùng 3 chỉn chu và tiết kiệm thời gian, gia chủ đừng quên rinh ngay những đồ dùng gia dụng tiện ích như nồi chiên không dầu, lò vi sóng, máy xay thịt, lò nướng,...

Hiện nay, tại Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn cung cấp đầy đủ các thiết bị điện tử, gia dụng chính hãng, cùng chế độ bảo hành rõ ràng. Hơn nữa, vào dịp cuối năm các sản phẩm tại Điện Máy Chợ Lớn có mức giá ưu đãi cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Còn chần chừ gì nữa mà không đến ngay Điện Máy Chợ Lớn gần nhất (xem địa chỉ chi tiết) hoặc truy cập website https://dienmaycholon.com/ để sở hữu ngay những thiết bị tiện nghi!

Bên cạnh mâm cơm, khi cúng mùng 3 Tết gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật dưới đây:

  • Mâm ngũ quả.

  • Hoa tươi.

  • Bánh kẹo.

  • Trầu cau.

  • Hương.

  • Đèn cây hoặc đèn dầu.

  • 2 cây mía.

  • Vàng mã.

Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật để lễ cúng mùng 3 Tết chỉn chu, bày tỏ lòng thành kính với ông bà.

Khi cúng mùng 3 Tết, gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin dưới đây:

"Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm Quý Mão.

Chúng con là: ... tuổi: …

Hiện cư ngụ tại: …

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)."

Khi thực hiện lễ cúng mùng 3 Tết, chủ nhà cần chú ý một số điều sau:

Trong mâm cỗ cúng mùng 3 Tết nhất định phải có một con gà luộc. Bởi theo quan dân gian, con gà tượng trưng cho 5 đức tính của người Việt: Văn - Võ - Dũng cảm - Nhân hậu - Trung Tín. Do đó, cúng gà để thể hiện sự tốt lành và cầu mong một tương lai tốt đẹp. Theo đó, khi bày trí gà luộc cúng mùng 3 gia chủ cần lưu ý:

  • Nếu cúng mâm cỗ ngoài trời, gà cúng phải được đặt ngay ngắn trên dĩa to, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Đặc biệt, gia chủ phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quản năm mới đi qua.

  • Nếu đặt gà cúng trên bàn thờ gia tiên, theo chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian thì gia chủ nên bày trí đầu gà hướng về bát hương.

Nếu cúng mùng 3 Tết ngoài trời, gà cùng phải đặt trong dĩa to, tiết lòng dưới bụng và mỏ ngậm bông hoa hồng.

Khi thực hiện hóa vàng, chủ nhà nên hóa phần tiền vàng trước và phần đồ dùng sau. Nếu trong nhà có người mới mất thì phần vàng mã phải được hóa riêng.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về phong tục cúng mùng 3 Tết của người dân Việt Nam. Qua đó, bạn có thể dễ dàng chuẩn bị mâm cúng mùng 3 Tết chỉn chu, tươm tất để tiễn ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm bình an, may mắn.