Chào bác sĩ, tôi tên là Trường. Em trai tôi 17 tuổi và thời gian gần đây thường hay có những biểu hiện như không tập trung được vào một việc gì, thường hay quên, dễ bị phân tâm và thường hay làm mất đồ. Ban đầu, gia đình tôi nghĩ là do tính bất cẩn của em tôi nhưng tình trạng này ngày càng nặng và kéo dài. Gia đình tôi rất lo lắng không biết em tôi đang bị gì và phải khắc phục như thế nào. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên, cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Trường, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những gì mà bạn mô tả, chúng tôi cho rằng em bạn đang có triệu chứng MẤT KHẢ NĂNG TẬP TRUNG. Đây là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của em mình, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
1. Mất khả năng tập trung là gì?
2. Biểu hiện của triệu chứng mất khả năng tập trung
3. Nguyên nhân gây ra mất khả năng tập trung
4. Xét nghiệm sàng lọc
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
⌨ CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
===
1. Mất khả năng tập trung là gì?
Bạn cần sự tập trung để có thể hoàn thành công việc cũng như học tập mỗi ngày. Mất khả năng tập trung là khi bạn không thể tập trung hay suy nghĩ rõ ràng, không thể tập trung vào một nhiệm vụ, hoặc không thể duy trì sự chú ý của bạn vào công việc.
Hiệu suất của bạn tại nơi làm việc hoặc trong học tập có thể bị ảnh hưởng nếu bạn không thể tập trung. Điều này cũng có thể khiến bạn không thể suy nghĩ kĩ lưỡng và sẽ ảnh hưởng đến quá trình quyết định một vấn đề nào đó. Một số tình trạng hoặc bệnh trong y khoa có thể gây ra hoặc góp phần làm mất khả năng tập trung. Không phải lúc nào đây cũng là trường hợp khẩn cấp trong y khoa, nhưng nếu bị mất khả năng tập trung thì bạn cũng cần được chăm sóc y tế.
2. Biểu hiện của triệu chứng mất khả năng tập trung
Không thể tập trung ảnh hưởng đến mỗi người một cách khác nhau. Một số triệu chứng bạn có thể gặp bao gồm:
- Không nhớ được những điều mới xảy ra
- Khó ngồi yên
- Khó suy nghĩ rõ ràng
- Thường làm mất đồ hoặc khó nhớ để mọi thứ ở đâu
- Không có khả năng đưa ra quyết định
- Không thể thực hiện các công việc phức tạp
- Thiếu tập trung
- Thiếu năng lực thể chất hoặc tinh thần để tập trung
- Mắc những sai lầm do bất cẩn
Bạn có thể nhận thấy rằng khó tập trung vào những thời điểm nhất định trong ngày hoặc trong một số môi trường nhất định. Những người khác có thể nhận xét rằng bạn dường như đang bị phân tâm. Bạn có thể bỏ lỡ các cuộc hẹn hoặc các cuộc họp vì thiếu tập trung.
3. Nguyên nhân gây ra mất khả năng tập trung
Không thể tập trung có thể là kết quả của một tình trạng mãn tính, bao gồm:
- Người nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu
- Rối loạn sụt giảm sự chú ý
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính
- Chấn động
- Bệnh Cushing
- Chứng mất trí
- Bệnh động kinh
- Bệnh mất ngủ
- Rối loạn trầm cảm
- Rối loạn tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt
- Hội chứng chân không yên
Những thay đổi lối sống ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn bao gồm:
- Thiếu ngủ
- Đói
- Lo lắng
- Căng thẳng quá mức
Không thể tập trung cũng là một tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nên đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận. Liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để xác định xem thuốc của bạn có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn hay không. Không ngừng dùng bất cứ loại thuốc nào trừ khi bác sĩ của bạn yêu cầu.
4. Các xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy
- Tìm chất ma túy trong nước tiểu: test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số.
- Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não
- Điện tâm đồ, X-quang tim phổi,
- CT Scaner, MRI sọ não
- Trắc nghiệm tâm lý: Test Beck, Zung, thang DASS, Hamilton, MMPI,….
- Các xét nghiệm chuyên khoa khác.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên được chăm sóc y tế ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây ngoài việc không thể tập trung được:
- Mất ý thức
- Tê hoặc ngứa ran ở một bên cơ thể
- Đau ngực dữ dội
- Đau đầu dữ dội
- Đột ngột mất trí nhớ không giải thích được
- Không nhận thức được nơi bạn đang ở
Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:
- Bộ nhớ bị ảnh hưởng xấu hơn bình thường
- Giảm hiệu suất trong công việc hoặc học tập
- Khó ngủ
- Cảm giác mệt mỏi bất thường
Bạn cũng nên hẹn gặp bác sĩ của bạn nếu việc không thể tập trung ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt cũng như việc tận hưởng cuộc sống của bạn mỗi ngày.
Trong trường hợp của em bạn Trường, bạn nên đưa em bạn đi khám để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có biện pháp điều trị bệnh phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.