Sức khỏe

12 món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược cơ thể nhanh hồi phục

Darkrose

12 món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược cơ thể nhanh hồi phục

I - Lưu ý khi chọn món ăn chữa suy nhược cơ thể

Việc lựa chọn các món ăn tốt cho người suy nhược cơ thể đóng vai trò quan trọng. Điều này có thể quyết định đến sức khỏe tổng thể và khả năng hồi phục của người bệnh. Ngoài ra, lựa chọn món ăn đúng cách cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh hơn.

Vì vậy, bạn cần lưu ý những vấn đề sau trong việc lựa chọn món ăn:

  • Thực hiện chế biến món ăn theo nhiều cách để cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Ưu tiên chọn các món ăn loãng hoặc dễ tiêu hóa để hệ cơ quan làm quen với chu trình vận hành sau thời gian đình trệ do cơ thể mệt mỏi.
  • Nấu các món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược cần hợp khẩu vị: Người bệnh sẽ có xu hướng ăn nhiều món mà họ yêu thích. Vì vậy để tăng cường hương vị và độ hấp dẫn của món ăn thì khi chế biến, bạn nên thêm các gia vị phù hợp hoặc thêm rau thơm.
  • Tăng cường thêm rau xanh, các loại củ vào thực đơn của người bệnh để tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho người bệnh.
  • Tránh xa các món ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, vì có thể làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải, ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Chọn nguyên liệu khéo léo để tạo món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược tốt nhất

II - Những món ăn tốt và bổ dưỡng cho người mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Cơ thể có dấu hiệu suy nhược cơ thể khiến thể trạng và tinh thần của người bệnh bị tác động trực tiếp. Vì vậy cần khéo léo lựa chọn các món ăn ngon, đủ chất để giúp người bệnh nhanh hồi phục.

1. Cá chép hấp gừng

Cá chép là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng bao gồm: canxi, protein, omega-3… giúp người bệnh suy nhược cơ thể có thể phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng nên rất phù hợp cho người suy nhược.

Đặc biệt khi cá chép được chế biến với gừng có thể khử được vị tanh của cá, tăng tính ấm nóng cho món ăn. Điều này đặc biệt phù hợp với người suy nhược cơ thể do cảm mạo phong hàn, nhiễm lạnh.

Cách thực hiện món cá chép hấp gừng cụ thể gồm:

  • Chuẩn bị: 1 con cá chép tươi, gừng và gia vị.
  • Làm sạch vảy, mang cá, bỏ nội tạng không sử dụng rồi rửa lại nhiều lần với muối.
  • Băm gừng thành từng miếng nhỏ, cho gừng cùng các loại gia vị khác vào tẩm ướp với cá.
  • Chuẩn bị bát nước chấm cá chua ngọt từ gừng, chanh, nước mắm, tương ớt theo khẩu vị gia đình.
  • Cho cá vào xửng hoặc nồi hấp trong khoảng 20 - 25 phút.

Bạn nên thưởng thức món cá chép hấp gừng ngay khi còn ấm nóng sẽ ngon hơn là khi để nguội.

Cá chép hấp gừng cải thiện tình trạng suy nhược nhanh chóng

2. Cháo chim câu hạt sen

Thịt chim câu có nhiều giá trị dinh dưỡng, cụ thể như: protein, các axit amin, chondroitin, vitamin nhóm B. Các dưỡng chất này đều có nhiêm vụ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và khắc phục suy nhược cơ thể.

Thêm vào đó, hạt sen lại có tác dụng an thần, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Khi ngủ tốt, cơ thể của người bệnh cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Sự kết hợp chim bồ câu và hạt sen sẽ đẩy lùi chứng suy nhược cơ thể, phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.

Dưới đây là gợi ý chế biến món ăn bồi bồ sức khỏe cho người suy nhược từ chim bồ câu và hạt sen thơm ngon bạn có thể vận dụng như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu
  • Chim bồ câu.
  • Hạt sen, gạo tẻ và gạo nếp.
  • Rau thơm, các loại gia vị.
Chế biến cháo chím câu hạt sen
  • Cắt tiết, nhổ lông chim bồ câu, bạn nên làm sạch vùng ổ bụng và rửa chim bồ câu bằng gừng hoặc rượu trắng để bớt đi vị tanh.
  • Gạo tẻ và gạo nếp ngâm nước từ 2 - 3 tiếng sau đó vo cẩn thận.
  • Nhặt rau thơm và rửa nhiều lần dưới vòi nước lớn.
  • Sử dụng các gia vị cần thiết để ướp thịt chim bồ câu trong 15 phút.
  • Cho cả gạo tẻ và gạo nếp vào hầm chung lẫn nhau trong vòng 30 phút. Sau đó cho thêm chim bồ câu vào nồi hấp tiếp trong 30 phút nữa, tiếp tục thêm hạt sen vào hầm cho đến khi hạt sen chín.
  • Khéo léo múc cháo chim bồ câu hạt sen ra bát rồi rắc thêm hạt tiêu để sử dụng.

Cháo chim câu hạt sen - món ăn tốt cho người suy nhược cơ thể

3. Cháo đậu đỏ

Đậu đỏ là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và bổi bổ cơ thể vì bao gồm chất xơ, khoáng chất lớn. Từ đậu đỏ, bạn dùng đậu đỏ tạo ra nhiều món ăn bồi bổ cho người suy nhược như cháo đậu đỏ hoặc chè đậu đỏ… Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nấu thành công món cháo đậu đỏ hấp dẫn nhé.

  • Nguyên liệu nên chuẩn bị: Đậu đỏ, gạo tẻ và gạo nếp (tỷ lệ 1:1), gia vị.
  • Lấy lượng đậu đỏ phù hợp ngâm nước khoảng 10 tiếng để đậu đỏ được mềm. Sau đó loại bỏ các hạt bị hỏng, có mùi hôi nổi trên chậu nước và rửa lại cho cẩn thận.
  • Cùng thời gian đó mang gạo tẻ và gạo nếp ngâm nước khoảng 2 - 3 tiếng rồi vo gạo và để khô nước.
  • Cho vào nồi khoảng 1.5 lít nước, đun sôi và thêm cả gạo và đậu đỏ. Đun chín hỗn hợp này trong khoảng 20 phút, cho đến khi cả 2 nguyên liệu này chín nhừ.
  • Tắt bếp, để nguội và múc cháo ra bát để thưởng thức.

4. Cháo tổ yến

Nếu người bệnh suy nhược cơ thể ở mức độ nghiêm trọng, không thể sinh hoạt được như bình thường thì không thể bỏ qua được món cháo tổ yến.

Đông Y và Tây y đều chỉ ra tổ yến là nguyên liệu quý giá đứng đầu danh sách món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược, người đang ốm hoặc vừa phẫu thuật.

Để chế biến món cháo tổ yến thơm ngon và hấp dẫn, bạn có thể làm theo các bước như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu nấu
  • Gạo, tổ yến.
  • Thịt băm, rau cải, dầu ôliu.
  • Gừng.

Những nguyên liệu cần thiết để tạo ra món cháo tổ yến

Thực hiện nấu cháo tổ yến
  • Ngâm gạo với nước lạnh trước khoảng 1 - 2 giờ sau đó mang đi vo sạch sẽ.
  • Rau cải làm sạch sẽ rồi cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Vệ sinh cẩn thận tổ yến sau đó chưng tổ yến với chút gừng trong 7 - 10 phút.
  • Cho dầu ăn vào chảo, xào thịt băm cho vừa chín tới.
  • Đem gạo nấu chín nhừ thành cháo, thêm tổ yến, thịt băm, rau cải và nấu tiếp trong khoảng 10 - 15 phút.
  • Khéo léo múc cháo ra tô cho nguôi bớt rồi mới sử dụng.

5. Ngó sen hầm xương ống

Ngó sen hầm xương ống là món ăn bồi bồ sức khỏe cho người suy nhược mà người bệnh nên sử dụng. Vị tươi mát của ngó sen quyện trong nước xương ngọt thanh giúp người bệnh cân bằng vị giác nhanh chóng.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500 gr xương ống.
  • 100gr ngó sen.
  • Gừng 1 củ.
  • Gia vị.
Chế biến ngó sen hầm xương
  • Rửa sạch xương ống sau đó đặt lên bếp luộc qua với nước, muối để loại bỏ bụi bẩn.
  • Làm sạch phần ngó sen sau đó ngó sen thành từng sợi nhỏ.
  • Gừng gọt vỏ rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Cho xương ống đã trần sơ vào nồi hầm trong 30 phút sau đó bỏ thêm ngó sen, gừng vào nồi đun nhỏ lửa.
  • Nêm nếm gia vị cho cân bằng và đun tiếp trong 2 phút thì tắt bếp.

6. Gà hầm sâm

Gà và sâm đều là thực phẩm có nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe như: protein, lipid, vitamin và khoáng chất giúp người bệnh vượt qua trạng thái mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe. Cùng bắt tay thực hiện món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược dưới đây nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu làm gà hầm sâm:

  • Gà ta: 1 kg.
  • Nhân sâm: 2 củ.
  • Hạt sen: 70 gam.
  • Táo tàu đỏ: 70 gam.
  • Gừng, tỏi.
Chế biến gà hầm sâm
  • Làm sạch gà ta, cắt bỏ phao câu và lọc bỏ phần nội tạng bên trong con gà ra bên ngoài.
  • Cho gà vào nồi hầm, đặt nhân sâm vào bụng gà, hạt sen, táo tàu, gừng và tỏi.
  • Đô thêm nước vào nồi hầm sao cho ngập gà và bật bếp để nấu gà.
  • Hầm gà trong khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ đồng hồ sau đó nếm gia vị cho vừa với khẩu vị của bạn.

Món gà hầm sâm giúp nâng cao sức khỏe toàn diện cho người bệnh

7. Thịt lợn hầm hoàng kỳ, đẳng sâm, táo đỏ

Thịt lợn hầm với các nguyên liệu thuốc bắc là món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược cơ thể không nên bỏ lỡ. Tuy nhiên, chỉ nên ăn món này 1 lần/tuần, tránh ăn nhiều quá mức có thể gây hại cho đường tiêu hóa.

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Thịt lợn.
  • Hoàng kỳ, đẳng sâm, táo đỏ.
  • Nồi hầm.

Thực hiện làm món thịt lợn hầm

  • Thịt lợn sau khi mua về rửa sạch rồi luộc sơ với nước để loại bỏ bụi bẩn.
  • Thái thịt thành từng khúc vừa ăn (không nên thái thịt quá nhỏ để tránh thịt nát trong lúc hầm).
  • Các nguyên liệu như hoàng kỳ, đẳng sâm, táo đỏ rửa sạch và để khô nước.
  • Xếp các nguyên liệu trên vào hầm nồi hầm cho đến khi các nguyên liệu này chín nhừ.
  • Thêm chút gia vị cho vừa miệng (hoặc có thể cho thêm rau thơm để món ăn thêm hấp dẫn hơn).
  • Tắt bếp nồi thịt hầm rồi múc ra bát để thưởng thức.

8. Nấu canh hoa Atiso

Thêm một món ăn tốt cho người bị suy nhược cơ thể không nên bỏ lỡ đó là canh hoa Atiso. Theo nghiên cứu, hoa Atiso có chứa nhiều chất dinh dưỡng (kẽm, vitamin C, vitamin E…) cần thiết giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết và cải thiện thể trạng cho người bệnh.

Để nấu canh hoa Atiso nhanh gọn, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 2 bông hoa Atiso.
  • 600gr giò heo.
  • 1 cây súp lơ trắng.
  • 3 quả ớt ngọt.
  • Hành lá và gia vị.

Các nguyên liệu cần thiết để tạo ra món canh xương hoa atiso

Nấu canh hoa Atiso đơn giản
  • Hoa Atiso, súp lơn trắng, ớt ngọt làm sạch rồi thái thành khúc vừa ăn.
  • Cho giò heo vào nồi luộc sơ sau đó mới cho vào nồi ninh trong khoảng 30 phút.
  • Tiếp tục thêm bông Atiso, ớt ngọt, súp lơ trắng và nồi và đun cho tới khi hỗn hợp chín kỹ.
  • Cuối cùng thêm hành lá và gia vị, đun nhỏ lửa và bắc nồi ra.

Lưu ý: Những người bị sỏi mật hoặc tắc ống mật không nên ăn canh Atiso. Những người tỳ vị hư hàn thì ăn vừa phải để tránh táo bón hoặc khó tiêu.

9. Canh xương rau củ

Canh xương rau củ là món ăn bồi bồ sức khỏe cho người suy nhược được các chuyên gia đánh giá cao. Đặc biệt đối với người già thường xuyên bị ốm đau, mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng thì đây là lựa chọn tốt nhất.

Chuẩn bị nhóm nguyên liệu

  • Xương lợn khoảng 500 - 600 gam.
  • 1 củ cà rốt.
  • 2 củ su su.
  • 2 củ khoai tây.
  • Rau thơm: rau mùi, hành lá.
Cách nấu canh rau củ
  • Bào vỏ cà rốt, su su, khoai tây rồi mang củ rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ.
  • Rửa sạch xương lợn trần sơ qua với nước nóng rồi đem đi hầm xương trong thời gian là 30 phút.
  • Quá trình hầm chú ý hớt bọt nổi trên bề mặt xương để nước dùng không bị đục.
  • Đổ phần cà rốt, su su, khoai tây đã làm sạch vào nồi canh và đun trong khoảng 15 phút.
  • Cuối cùng, thêm rau thơm và gia vị để món ăn thêm phần hấp dẫn.

10. Súp lươn

Suốt ngày thịt cá cũng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy chán trong bữa ăn của mình. Hãy làm mới các món ăn bồi bồ sức khỏe cho người suy nhược cơ thể bằng món súp lươn. Hương vị tươi ngon, đậm đà từ súp lươn hứa hẹn tăng khẩu vị cho người vừa trải qua bạo bệnh.

Chuẩn bị nguyên liệu làm súp lươn

  • Lươn: 1 kg.
  • Củ nén (hành tăm): 100 gam.
  • Hạt điều: 30 gam.
  • Hành lá, ớt, chanh, rau răm.
  • Gia vị, dầu ăn.
Sơ chế và nấu món súp lươn
  • Làm sạch nhớt của lươn và bỏ nội tạng bằng chanh muối hoặc tro bếp.
  • Lươn sau khi làm sạch cho lên bếp luộc cùng với gừng, muối để bớt tanh. Khi nấu chín lươn thì cho ra tô để bỏ xương và giữ phần nước luộc để sử dụng.
  • Cho dầu ăn cùng hạt màu điều vào chảo để rang nóng cho đến khi chúng đổi màu thì tắt bếp.
  • Cho hành tăm vào chảo đã có dầu điều ở trên, đảo đều tay cho tới khi củ nén có mùi thơm. Cuối cùng đổ thịt lươn chảo màu điều đảo liên tục đến khi thịt chín.
  • Cho tất cả phần nước luộc lươn vào chảo đun sôi rồi mới điều chỉnh khẩu vị.

Súp lươn - món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược

11. Súp bào ngư với cua

Nếu nhắc đến món ăn bồi bổi sức khỏe cho người suy nhược cơ thể mà thiếu súp bào ngư với cua thật đáng tiếc. Đây là nguyên liệu đứng đầu danh sách đại bổ nhờ chứa lượng đạm, canxi, kẽm, phốt pho rất lớn. Chúng có vị ngọt thanh tự nhiên nên phù hợp với người có thể trạng suy yếu đồng thời nâng cao vị giác hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bào ngư: 1 con to.
  • Cua: 600 gam.
  • Xương gà: 1 kg.
  • Ức gà: 100 gam.
  • Trứng gà: 2 quả.
  • Gia vị.
  • Các nguyên liệu khác: bột năng, rượu trắng, gừng, hành tím, đậu que.

Cách thực hiện món ăn

  • Sơ chế nguyên liệu: rửa sạch bào ngư, xương gà, ức gà, đậu que, hành tím, gừng.
  • Luộc ức gà, bào ngư trong khoảng 15 phút, xé ức gà và thái bào ngư thành từng sợi nhỏ.
  • Luộc cua, nên bỏ thêm chút gừng để làm giảm bớt vị tanh của cua, bóc vỏ cua.
  • Các gia vị như hành, gừng, đậu que thái thành khúc nhỏ dễ ăn.
  • Đập 2 quả trứng kèm thêm 3 thìa cà phê bột năng cùng với 200 ml nước.
  • Hầm bào ngư, xương gà, ức gà cùng trong khoảng 30 phút. Sau đó thêm cua, đậu que và hành tím đun thêm khoảng 5 phút.
  • Cho tô đựng bột năng kèm trứng gà đã chuẩn bị trước đó vào nồi súp và đảo nhẹ tay trong 3 phút.
  • Múc món súp ra tô đựng cho bớt nóng rồi mới sử dụng.

Món bào ngư kết hợp cua tốt cho người suy nhược cơ thể

12. Súp gà kèm nấm rơm

Bạn có thể thêm súp gà nấm rơm vào thực đơn món ăn bồi bồ sức khỏe cho người suy nhược cơ thể. Món ăn nhẹ nhàng, ngọt thanh kích thích vị giác cho người vừa ốm dậy đồng thời nâng cao đề kháng hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu súp gà:

  • Ức gà: 400 gam.
  • Nấm rơm: 200 gam.
  • Cà rốt: 200 gam.
  • Ngô đã tách hạt: 100 gam.
  • Trứng gà: 2 quả.
  • Trứng cút: 2 quả
  • Gia vị và rau thơm: hành lá, gừng.
Cách chế biến món súp
  • Làm sạch ức gà để bớt mùi hôi, các phần nấm rơm, hạt ngô, hành lá, cà rốt và gừng thái lát mỏng.
  • Gọt vỏ gừng, cà rốt và thái ức gà, nấm rơm, gừng, hành lá, cà rốt thành từng miếng nhỏ.
  • Cho ức gà vào nồi để luộc cùng gừng để gà thơm, luộc gà trong khoảng 20 -3 0 phút để gà chín nhừ. Sau đó, đợi gà nguội và xé thịt gà thành từng sợi.
  • Luộc chín trứng cút, đợi nguội và bóc vỏ.
  • Cho hạt ngô và cà rốt vào nước luộc gà, đun tới khi hỗn hợp chín.
  • Sau đó, thêm tiếp thịt gà và nấm rơm vào trong nồi và đun sôi. Đập 2 quả trứng gà để món súp có thêm những sợi mỏng trông sẽ bắt mắt hơn.
  • Thêm trứng cút, hành lá vào hỗn hợp và đun nhỏ lửa trong 2 phút.
  • Trước khi tắt bếp thì thêm gia vị để phù hợp với người sử dụng.

Nhiều người suy nhược cơ thể thường rơi vào trạng thái chán ăn, ăn không ngon miệng và khiến cho cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách đa dạng các món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược từ 12 gợi ý của chúng tôi.