Du học

Ngành Tâm lý học giáo dục

Darkrose

Ngành Tâm lý học giáo dục

Ngành Tâm lý học giáo dục là một ngành học mới và chưa có nhiều người biết đến. “Ngành Tâm lý học là gì? Ra trường làm gì?” là câu hỏi nhận được sự quan tâm của hầu hết phụ huynh và thí sinh khi tìm hiểu về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành học này, từ đó có cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn ngành nghề tương lai.

1. Tìm hiểu ngành Tâm lý học giáo dục

  • Tâm lý học (tiếng Anh là Psychology) là một bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hội, tìm hiểu về các cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể. Ngành Tâm lý học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học…
  • Tâm lý học giáo dục (tiếng Anh là Psychology and Education) là ngành học nghiên cứu về cách mà con người học được từ môi trường giáo dục xung quanh. Ngành học này liên quan đến những phương pháp học khác nhau, thường tập trung vào những đối tượng người học có nhu cầu đặc biệt như trẻ em có năng khiếu và người khuyết tật về thể chất hay tinh thần.
  • Ngành Tâm lý giáo dục đào tạo những cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Tâm lý học và Giáo dục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; có thể nghiên cứu khoa học tâm lý và giáo dục tại các cơ sở nghiên cứu; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học tiếp lên trình độ cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học.
Ngành Tâm lý học giáo dục là gì?

2. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Tâm lý học giáo dục trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung

1

Giáo dục quốc phòng

2

3

Tiếng Anh 1

4

Tiếng Pháp 1

5

Tiếng Nga 1

6

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

7

Giáo dục thể chất 1

8

9

Tiếng Anh 2

10

Tiếng Pháp 2

11

Tiếng Nga 2

12

Tin học đại cương

13

Giáo dục thể chất 2

14

Âm nhạc

15

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ

16

Kỹ năng giao tiếp

17

Tư tưởng Hồ Chí Minh

18

Tiếng Anh 3

19

Tiếng Pháp 3

20

Tiếng Nga 3

21

Giáo dục thể chất 3

22

23

Giáo dục thể chất 4

24

Tiếng Nga chuyên ngành

25

Tiếng Pháp chuyên ngành

26

Thực tập sư phạm 1

27

II

Khối kiến thức chuyên ngành

1

Sinh lý học hoạt động thần kinh

2

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

Xác suất thống kê

4

Logic học

5

Tâm lý học đại cương

6

Những cơ sở chung về GDH

7

Lịch sử tâm lý học

8

9

Lý luận dạy học

10

Lý luận giáo dục

11

Tâm lý học nhận thức

12

Nhập môn tâm lý học phát triển

13

Kiến tập sư phạm

14

Tiếng Anh chuyên ngành

15

Tiếng Pháp chuyên ngành

16

Tiếng Nga chuyên ngành Tâm lý

17

Tâm lý học nhân cách

18

19

20

Lịch sử Giáo dục học thế giới

21

Phương pháp nghiên cứu GDH

22

Đánh giá trong giáo dục

23

Tâm lý học dạy học

24

Giáo dục học mầm non

25

Giáo dục học phổ thông

26

27

28

Thực tế chuyên môn

29

Tâm lý học đức dục

30

Lịch sử Giáo dục học Việt nam

31

Giáo dục học đại học

32

33

34

Thực tập sư phạm 1

35

Tâm lí học tôn giáo

36

Tâm lí học trẻ em khuyết tật

37

38

39

Tâm lí học lao động

40

Tâm lí học hành vi lệch chuẩn

41

Tâm lý học xã hội

42

Tâm lý học tham vấn

43

Giáo dục ứng xử

44

Giáo dục gia đình

45

46

47

Giáo dục hướng nghiệp

48

Vệ sinh học đường

49

Giáo dục từ xa

50

Giáo dục lại

51

Thực tập sư phạm 2

52

Khoá luận tốt nghiệp

Theo Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Tâm lý học giáo dục

- Mã ngành: 7310403

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Tâm lý học giáo dục:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Tâm lý học giáo dục

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 - 26 điểm tùy theo điểm các môn xét theo học bạ và các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục

Để theo học ngành Tâm lý học giáo dục, các bạn đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Quản lý Giáo dục
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm - Đại học Huế

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Quy Nhơn

6. Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học giáo dục

Sau khi ra trường, sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục có cơ hội làm việc tại nhiều vị trí, cụ thể làm những công việc sau:

  • Tham vấn học đường, làm công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục;
  • Đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần;
  • Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ủy ban dân số, truyền thông...);
  • Tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước;
  • Giảng dạy Tâm lý học và một số chuyên đề có liên quan tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; thiết kế và giáo dục kỹ năng sống cho cộng đồng.
Học Tâm lý học giáo dục ra trường mức lương bao nhiêu?

7. Mức lương ngành Tâm lý học giáo dục

  • Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Tâm lý học giáo dục và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 8 - 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học giáo dục

Để theo học và làm việc trong ngành Tâm lý học giáo dục, bạn cần có những tố chất sau:

  • Cởi mở, kiên nhẫn, hòa nhã, chịu được áp lực cao trong công việc;
  • Khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác;
  • Có khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề và xử lý thông tin;
  • Có năng khiếu giao tiếp, thuyết phục, thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn và đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý.

Dù còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng ngành Tâm lý học giáo dục được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, bởi đây là lĩnh vực đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Theo học ngành này, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương vô cùng hấp dẫn.