Du học

Nghề viết Content là gì? Tổng quan về nghề làm dâu trăm họ

Darkrose

Nghề viết Content là gì? Tổng quan về nghề làm dâu trăm họ

Nghề viết content là gì? Cần làm những công việc gì? Trong tương lai, nghề “buôn chữ” này có thể phát triển hay không? Bài viết này Kind sẽ giải đáp mọi thắc mắc về nghề content, nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Nghề viết content là gì?

Nghề viết content là khi bạn viết về một vấn đề gì đó, một ai đó, một câu chuyện gì đó,… và nhận thù lao từ những câu từ, chữ cái bạn viết. Bạn có thể viết bài ngay tại nhà, hoặc tới công ty, tùy vào định hướng của bạn.

Công việc viết content là gì? Làm những gì?

Công việc chính của người viết content vẫn là viết, nhưng để có thể viết ra được những bài viết chất lượng, họ sẽ cần làm thêm những đầu việc sau:

    • Nghiên cứu về thương hiệu, sản phẩm, khách hàng và đối thủ.
    • Lên kế hoạch content marketing ngắn và dài hạn.
    • Đảm bảo đạt KPI về lượt click, tương tác, chuyển đổi,…
    • Phối hợp làm việc với Designer, SEOer, Account.

Những công việc nâng cao khác:

    • Viết nhiều dạng content khác nhau: Content Social, viết bài chuẩn SEO, landing page, storytelling,…
    • Thiết kế được hình ảnh, ít nhất là ở mức cơ bản.
    • Nên biết về SEO và nên biết quay dựng video cơ bản.

Ngoài ra còn hàng tá công việc khác, nhưng Kind khuyên bạn nên tập trung thật giỏi một thứ trước, còn những cái khác biết cơ bản là đủ rồi.

Khi mới vào nghề bạn nên viết những dạng content nào?

Dưới đây là 3 dạng content phổ biến nhất, biết viết 1 trong 3 loại này bạn sẽ chẳng bao giờ lo bị thiếu việc cả.

1. Bài viết chuẩn SEO trên website

Bài viết SEO dùng để truyển tải thông tin gì đó, điểm khác là nó được tối ưu các yếu tố SEO để thân thiện với Google, giúp bài viết dễ lên top Google hơn.nnLoại nội dung này khá dễ viết, vì nó có các quy tắc rõ ràng cả rồi, bạn chỉ cần biết ngữ pháp cơ bản, cùng 30 phút học viết content chuẩn SEO là có thể dễ dàng tạo ra một bài viết SEO rồi.

2. Bài viết Social

Đây là những dạng nội dung bạn thường thấy trên mạng xã hội facebook, instagram đấy. Dạng này lại khác hoàn toàn Content SEO bên trên, nó sẽ yêu cầu bạn phải nhanh nhạy, sáng tạo, bắt xu hướng tốt.

Nhìn chung cũng không quá khó, bạn có thể học thêm ở đây: Social Content là gì? Bí kíp triển khai Social Content hiệu quả.

3. Bài viết PR

Content PR thường viết nội dung để sử dụng cho báo chí nhằm mục đích xây dựng hình ảnh, danh tiếng của thương hiệu. Do đó, muốn làm công việc này yêu cầu bạn phải biết sử dụng ngôn ngữ báo chí (câu văn nghiêm túc, từ ngữ, lý luận đanh thép, sắc bén…) khi viết.

Bạn sẽ là ai khi làm công việc viết content?

Content Writer

Content Writer là người viết nội dung cho các kênh website, blog, báo chí,… Với mục tiêu chính là chia sẻ thông tin hữu ích mà người dùng đang cần.

Một bài viết của Content Writer thường khá dài, có thể lên tới vài ngàn từ, khi viết không yêu cầu sáng tạo nhưng yêu cầu sự chính xác và đầy đủ.

Xem thêm: Content Writer là gì? Lộ trình phát triển của một người viết content

Copywriter

Copywriter là những người viết nội dung quảng cáo như câu slogan, tagline trên hình ảnh quảng cáo, biến một thông điệp nhàm chán trở nên thú vị, bất quy tắc.

Công việc này yêu cầu tính sáng tạo cao, bạn có thể chỉ cần viết 1 câu hay thật hay là được, khác với Content Writer nhiều khi viết cả 10.000 từ vẫn chưa xong việc.

Một ví dụ content do copywriter & designer của Durex sáng tạo.

Content Creator

Content creator là người tự tạo ra những nội dung mới mẻ bằng chính sự sáng tạo, kinh nghiệm và kiến thức của mình thông qua: Câu chuyện, đoạn văn, hình ảnh, video, hình ảnh,.. Mọi hình thức nội dung.

Xem thêm: Content Creator là gì? Tất tần tật mọi thứ bạn cần biết 2022

Công việc viết content có cơ hội phát triển không?

Có, cơ hội lớn là đằng khác.

Ngoài việc giúp bạn có một nguồn thu nhập ổn định và việc tăng chức, tăng lương thì nghề viết content còn đem lại những cơ hội mà ngành khác sẽ không thể có.

Một số thứ mà Kind đã nhận được nhờ việc viết:

    • Tiếp cận được rất nhiều khách hàng là start up, kinh doanh nhỏ, trung, doanh nghiệp lớn,… Nhiều người phải trả hàng ngàn đô để ngồi với những người này 30 phút. Nhưng Kind thì có thể gặp họ thường xuyên mà lại được họ trả tiền.
    • Kết nối với những anh chị em siêu giỏi trong ngành. Từ viết, thiết kế, quay video, chạy ads, marketer,.. Gặp những người này giúp Kind có những kiến thức mới về ngành, những hợp đồng mới, hoa hồng,… Và niềm vui.
    • Tự mình phát triển công việc kinh doanh cho mình. Tự viết được bài bán hàng, giới thiệu sản phẩm, xây dựng nội dung website, fanpage,… Hoặc thuê với một chi phí siêu tối ưu.
    • Hai Fanpage hơn 11.000 likes đem lại nguồn thu nhập thụ động khá ổn cho Kind.

Liệu những ngành khác có cơ hội lớn thế này không? Kind không biết, nhưng không thể thay đổi được sự thật là nghề content mang lại quá nhiều lợi ích.

Mức lương content marketing trên từng vị trí

Đây hẳn là một thứ mà rất nhiều bạn tò mò nhỉ? Thù lao của nghề content sẽ phụ thuộc vào vị trí, năng lực, kinh nghiệm, hình thức làm việc,… Kind sẽ đưa ra cho bạn những trường hợp phổ biến nhất để bạn dễ hình dung nhé.

Làm việc tự do - Freelancer Content

Freelancer Content không có bất cứ ràng buộc nào về thời gian hay không gian làm việc, miễn là hoàn thành công việc theo đúng thời hạn đã trao đổi với bên cộng tác. Như Kind mỗi tháng ở một nơi nhưng vẫn có thể viết và kiếm tiền đều đặn.

Đây là hình thức mà Kind đánh giá rất cao, không chỉ thoải mái mà nó còn giúp mang lại rất nhiều cơ hội phát triển, ví dụ như phần cơ hội bên trên Kind mới chia sẻ đấy.

Ngoài ra thì Kind cũng có một bài viết cụ thể về hình thức này ở đây: Content Freelancer là gì? Hướng dẫn freelancer viết lách kiếm 1000$/ tháng.

    • Mức thu nhập dao động từ: 10-100 triệu đồng/ tháng.
    • Số năm kinh nghiệm: 1 năm - 3 năm trở lên và có hướng đi phù hợp.

Nếu bạn làm nhân viên content trong công ty

1. Content Marketing Intern (Thực tập sinh)

Vị trí này thường dành cho các bạn sinh viên hoặc vừa mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, kỹ năng thực tế,… Thường thì các bạn chỉ có kiến thức trên ghế nhà trường, đang cần môi trường để học hỏi để phát triển trong tương lai.

    • Mức lương: 2-5 triệu đồng/ tháng.
    • Số năm kinh nghiệm: Không yêu cầu kinh nghiệm.

2. Junior Content Marketing (Nhân viên mới vào nghề)

Ở vị trí Junior, bạn cần phải đảm bảo mình đã có một chút kinh nghiệm, kỹ năng cần có đối với nghề. Lúc này bạn sẽ vừa tiếp tục học hỏi, trau dồi kiến thức vừa thể hiện và phát huy năng lực để tạo bước đà “bật” lên sau này.

    • Mức lương: 5-8 triệu đồng/ tháng.
    • Số năm kinh nghiệm: 1-2 năm.

3. Senior Content Marketing (Nhân viên kinh nghiệm lâu năm)

Những kỹ năng mà một Senior phải có: chuyên môn tốt, linh hoạt, sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, xử lý vấn đề, có thể hướng dẫn và quản lý nhóm nhỏ…

    • Mức lương: 10-25 triệu đồng/ tháng.
    • Số năm kinh nghiệm: 2-5 năm trong nghề.

4. Manager Content Marketing (Cấp quản lý)

Manager Content Marketing là người đứng chính, gánh vác công việc lên kế hoạch, định hướng và dẫn dắt, quản lý đội nhóm. Do đó, người làm manager ngoài khả năng quản lý đòi hỏi cần có:

    • Mối quan hệ rộng, giao tiếp ứng xử nhạy bén.
    • Kiến thức sâu về chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm (Thực chiến tốt)
    • Ứng biến tốt, cần có nhiều góc nhìn khác nhau để xử lý vấn đề phát sinh trơn tru.
    • Đặc biệt là biết đánh giá, nhìn nhận con người để có sự phân bổ nhân sự phù hợp.
    • Biết đọc và làm việc với các con số (để đánh giá hiệu quả, đo lường KPI, tính toán chi phí, lợi nhuận…)

Đổi lại thì quyền lợi cũng khá tốt:

    • Mức lương dao động từ: 35-50 triệu đồng/ tháng.
    • Số năm kinh nghiệm: 5-7 năm trong nghề.

Những thử thách khi làm nghề content là gì?

Nếu muốn theo nghề viết content lâu dài, bạn sẽ cần phải chuẩn bị tinh thần đón nhận những khó khăn phía trước. Kind sẽ liệt kê ra vài khó khăn và giải quyết cho bạn ngay bây giờ nhé…

1. Không có ý tưởng viết bài.

Thực ra chuyện này xảy ra với những người mới, các ý tưởng không tự sinh ra, bạn cũng không phải bù đầu bứt tóc để nghĩ. Mà đó chính là vấn đề của việc thiếu nghiên cứu và các phương pháp cụ thể.

Kind đã có một bài viết chuyên môn cho vấn đề này: 12 kỹ thuật để có 7749+ ý tưởng viết content nhanh chóngn

2. Công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán.

Dù bạn đang viết vì tiền, hay vì thu vui thì đây là lúc bạn nên cân nhắc chuyển qua mảng khác mới mẻ hơn, nhiều tiền hơn.

Hoặc là nâng cao chất lượng bài viết, khiến 1 bài viết của bạn có giá trị bằng 10 bài. Thay vì 200k, bạn nâng giá trị bài viết lên 2tr. Lúc đó công việc viết cũng sẽ tốt hơn nhiều.

3. Cần liên tục cập nhật những xu hướng, thời đại mới

Chà, nghĩ theo hướng tích cực thì đây cũng là một công việc khá vui đúng không nhỉ?

Nhưng nếu bạn thấy quá tải thông tin, hoặc quá chán với giới trẻ thời nay, thì cũng được luôn.

Hãy thử viết dưới khía cạnh của Content Writer, những người chuyên viết nội dung dài, đầy đủ, cần độ chính xác cao nên sẽ chẳng cần quan tâm tới trend.

4. Cần đọc sách thường xuyên, và đa dạng các thể loại

Bạn buộc phải làm quen với khó khăn này nếu muốn phát triển cùng cái nghề này. Không có lựa chọn nào khác cả, Kind gợi ý: 9 quyển sách Content Marketing bạn nhất định phải đọc.

5. Làm dâu trăm họ

Đây có lẽ là việc đau đầu nhất khi làm nghề viết. Nhiều khi bạn rất ưng ý với content của mình, nhưng khi gửi cho cấp trên thì nó lại thành thảm họa.

Bạn sẽ phải sửa đi, sửa lại đứa con tinh thần của mình. Nhiều trường hợp sửa vì sai là đúng, nhưng cũng nhiều trường hợp chỉ để làm hài lòng.

Vậy phải xử lý thế nào?

Nếu việc sửa là đúng thì bạn cứ cảm ơn sếp và tiến hành sửa ngay. Còn nếu việc sửa không hợp lý, hãy thẳng thắn nói sếp là không nên làm như thế vì abc, xyz.nnTrường hợp sếp tốt, bạn đúng thì sếp sẽ nghe theo thôi, còn không thì sẽ có giải thích lý do rõ ràng cho bạn. Sếp tồi sai còn cố cãi thì… Cân nhắc nha.

6. Không biết cách thu hút người đọc

Chẳng vấn đề gì cả, Kind đã có bài chia sẻ cụ thể giúp bạn khắc phục vấn đề này: 29 cách viết content thu hút ai cũng làm được

Thực ra còn nhiều khó khăn nữa lắm, nhưng nếu bạn thấy bế tắc hãy tạm nghỉ một tí rồi sau đó tìm cách vượt qua sau nhé. Nếu cần bạn cứ inbox cho Kind để xin lời khuyên nhé.

15 kỹ năng cần có của người viết content

  1. Kỹ năng viết lại nội dung
  2. Sáng tạo nội dung
  3. Tính kiên trì, nhẫn nại
  4. Biết cách thể hiện cá tính.
  5. Có kỹ năng độc nhanh.
  6. Biết ứng dụng công nghệ khi viết

Cụ thể hơn, bạn đọc ở bài này nhé: 15 kỹ năng viết content của một writer giỏi.Những cuốn sách hay dành cho nghề viết content nên đọc

Một số kinh nghiệm bỏ túi ngay khi làm nghề Content

  1. Hãy tích cực tham gia vào các nhóm cộng đồng để vui chơi và cập nhật kiến thức
  2. Chia sẻ những thứ bạn học được, những câu chuyện vui buồn khi làm nghề, rồi bạn sẽ bất ngờ vì thành quả lắm đấy.
  3. Nên đầu tư cho việc thành thạo những kỹ năng viết content cơ bản.
  4. Đừng cố quá, hãy thử viết như cách bạn đang trò chuyện đi.
  5. Nắm vững lý thuyết, kiến thức rồi mới đi triển khai sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Bài dài rồi, nên bạn xem thêm ở đây nhé: 19 kinh nghiệm viết content không ai dạy bạn

Trọn bộ kiến thức về Content Marketing

Kind đã có biên soạn và tổng hợp lại hầu hết những kiến thức quan trọng về Content Marketing ở đây rồi, việc của bạn là lưu lại và học từ từ mà thôi: Tài liệu content marketing chất lượng cả miễn phí lẫn trả phí.

Kết,

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn “khai sáng”, hiểu nghề viết content là gì và xác định được những mục tiêu mình cần phải đạt được nếu muốn theo đuổi công việc này. Chúc bạn thành công!