Polyp đại tràng nghịch sản nặng là đối tượng có nguy cơ cao phát triển thành ác tính và gây nguy hiểm tới người bệnh. Vì vậy, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ ra chỉ định cắt bỏ qua nội soi. Cụ thể về quá trình điều trị polyp sẽ được tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Polyp đại tràng và các cấp độ nghịch sản
Polyp là một dạng tổn thương có hình lồi lên bất thường, có thể có cuống hoặc không có cuống. Polyp đại tràng hình thành do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh. Đa phần, các polyp này thường là lành tính nhưng vẫn có nhiều trường hợp polyp có dấu hiệu to lên hoặc biến đổi tế bào gọi là polyp tăng sản (polyp nghịch sản).
Polyp tăng sản theo 3 cấp độ tương ứng với mức độ nguy hiểm tăng dần là:
- Polyp tăng sản độ thấp
- Polyp tăng sản độ vừa
- Polyp tăng sản độ cao
Trong đó, polyp tăng sản độ cao được coi là tiền ung thư.
2. Polyp đại tràng nghịch sản nặng có nguy hiểm không, có phải cắt không?
2.1. Polyp đại tràng nghịch sản nặng có nguy hiểm không?
Polyp đại tràng nghịch sản (tăng sản) đều tiềm ẩn nguy cơ phát triển bất thường. Đặc biệt, trường hợp polyp đại tràng tăng sản nặng được coi là tiền ung thư khi tổ chức này có mức độ tăng sinh kích thước nhanh chóng và biến đổi tế bào phức tạp. Không chỉ vậy, polyp nghịch sản nặng có ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh, gây ra những triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra máu,…
Vì vậy, việc điều trị polyp loạn sản độ cao cần được thực hiện ngay để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ung thư đại tràng.
2.2. Giải đáp: Polyp đại tràng nghịch sản nặng có bắt buộc phải cắt không?
Như đã nói ở trên, polyp nghịch sản nặng được coi là tổ chức tiền ung thư nên bắt buộc cần được tiến hành điều trị cắt bỏ. Hiện nay, phương pháp tối ưu được áp dụng phổ biến là can thiệp cắt polyp qua nội soi.
Polyp đại tràng có bắt buộc phải cắt không sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành thăm khám, thực hiện các chẩn đoán cần thiết, được tư vấn chi tiết về thủ thuật cắt polyp qua nội soi. Trong quá trình soi đại tràng nếu phát hiện polyp, bác sĩ sẽ tiến hành cắt khi có chỉ định.
2. Chẩn đoán polyp đại tràng nghịch sản
Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phát hiện polyp đại trực tràng được ưu tiên thực hiện hàng đầu.
Sau khi thăm khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ đánh giá theo tình trạng ban đầu để chỉ định phương pháp nội soi phù hợp. Cụ thể, với những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng, tiểu sử gia đình có thành viên mắc ung thư đại tràng thì sẽ được hướng tới các công nghệ nội soi hiện đại để hỗ trợ việc chẩn đoán tốt nhất.
Đồng thời, sử dụng công nghệ hiện đại khi phát hiện tổ chức bất thường hoặc polyp có thể hỗ trợ bác sĩ quan sát tốt nhất, đánh giá đúng nguy cơ ung thư sớm và đặc biệt là có thể giải quyết cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi mà người bệnh không cần phải trì hoãn việc điều trị hay phải thực hiện nội soi theo nhiều lần.
3. Cắt điều trị polyp đại tràng
3.1. Chuẩn bị gì trước khi cắt polyp qua nội soi?
Để có thể tiến hành thủ thuật cắt polyp qua nội soi, người bệnh trước hết phải thực hiện các yêu cầu trong quy trình nội soi đại tràng bảo gồm: Khám ban đầu với bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết và các chẩn đoán hình ảnh được chỉ định. Sau đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn uống thuốc nhuận tràng để làm sạch đại tràng. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc giúp việc nội soi quan sát đại tràng thuận lợi và thuận lợi cho quá trình quan sát của bác sĩ.
Sau khi đã hoàn tất việc làm sạch đại tràng, người bệnh được chuyển vào phòng nội soi để đặt đường truyền mê và bắt đầu nội soi đại tràng. Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm đi từ hậu môn qua trực tràng và lên tới đại tràng để quan sát và tìm kiếm tổn thương bất thường. Trong trường hợp phát hiện polyp, bác sĩ sẽ đánh giá về kích thước, tính chất, hình dạng và nguy cơ phát triển xấu của polyp để ra chỉ định cắt bỏ.
3.2. Quá trình cắt polyp
Tùy vào đặc điểm, hình dạng của polyp mà bác sĩ sẽ tiến hành cắt sao cho loạt bỏ tốt nhất toàn bộ tổ chức bất thường này ở đại tràng. Về cơ bản, việc cắt polyp sẽ được thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Quan sát đánh giá đặc điểm polyp (kích thước, có cuống hay không cuống,..) và xác định ranh giới tổn thương.
- Lựa chọn kỹ thuật cắt polyp phù hợp để tiến hành loại bỏ tổn thương. Có 3 kỹ thuật cắt polyp được áp dụng phổ biến nhất là cắt thường quy, cắt hớt niêm mạc EMR và cắt tách dưới lớp niêm mạc ESD.
- Sau khi cắt rời, polyp sẽ được đưa ra ngoài cơ thể theo ống nội soi.
- Bác sĩ khâu kẹp clip tại vị trí cắt và hoàn tất thủ thuật.
Sau khi cắt polyp, bác sĩ sẽ chuyển mẫu bệnh phẩm đi làm sinh thiết để đánh giá mức độ nghịch sản của polyp cũng như nguy cơ phát triển ác tính.
3.3. Sau cắt polyp có gặp phải biến chứng không?
Cắt polyp qua nội soi được đánh giá là phương pháp an toàn cho người bệnh với ưu thế xâm lấn tối thiểu, loại bỏ tổn thương mà không cần mổ mở ổ bụng. Tuy nhiên, để đảm bảo thủ thuật diễn ra thuận lợi sẽ đòi hỏi đội ngũ bác sĩ nội soi tay nghề giỏi, chuyên môn cao và được hỗ trợ bởi máy nội soi hiện đại.
Sau cắt polyp, hầu hết các trường hợp đều không cần nằm viện, người bệnh về nhà ngay và sinh hoạt làm việc bình thường. Tuy nhiên, một số ít vẫn có thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau đây:
- Thủng đại tràng: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.
- Chảy máu: Biến chứng này có thể xảy ra ngay sau cắt hoặc chảy máu muộn trong khoảng 14 ngày.
Đối với những trường hợp được đánh giá có nguy cơ biến chứng cao như là cắt polyp khó hoặc polyp kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định lưu viện 1 đến vài ngày để thuận tiện cho quá trình theo dõi cho đến khi vết cắt được ổn định.
Như vậy, polyp đại tràng nghịch sản nặng sẽ cần được cắt bỏ qua nội soi để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ phát triển ác tính thành ung thư đại tràng. Người bệnh có polyp cần chủ động thăm khám và nội soi sớm, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra.