Du học

Trình bày nội dung bài thuyết trình như thế nào?

Darkrose

Trình bày nội dung bài thuyết trình như thế nào?

1- Mở đầu bài thuyết trình

Trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị, người thuyết trình trình bày phần mở đầu bài thuyết trình. Trong phần mở đầu, trước khi giới thiệu chủ đề, người thuyết trình cần dành lời chào thưa đối với những người tham gia; lời giới thiệu về bản thân; lời cảm ơn những người liên quan... Về cơ bản, với những bài thuyết trình trong nghề luật, những lời mở đầu thường ngắn gọn, rõ ràng, tránh lối diễn đạt hoa mĩ, dài dòng.

Đối với bài trình bày tại phiên tòa, những bài thuyết trình trong các buổi làm việc tại văn phòng, sau những lời giới thiệu ban đầu một cách ngắn gọn, người hành nghề luật trình bày trực tiếp vào nội dung bài nói.

Đối với những bài thuyết trình mang tính chất chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, trong phần mở đầu, người thuyết trình có thể giới thiệu những nội dung cơ bản của bài thuyết trình, thời gian thuyết trình dự kiến và cách thức trao đổi trong thời gian thuyết trình (khi nào người nghe có thể đặt câu hỏi...).

2- Trình bày phần nội dung bài thuyết trình

Trong phần nội dung, người thuyết trình cần lưu ý:

(i) Trình bày đầy đủ, tránh bỏ sót các nội dung liên quan theo đúng trình tự đã chuẩn bị; tránh việc quên ý sau gây khó khăn trong việc theo dõi bài thuyết trình cho người nghe.

(ii) Trình bày mạch lạc từng ý, kết thúc, mỗi ý lớn có thể tóm tắt lại nội dung chính đã trình bày. Trong mỗi ý có thể nêu số thứ tự các nội dung: thứ nhất, thứ hai, thứ ba... để bảo đảm sự mạch lạc, dễ theo dõi.

(iii) Với các nội dung, thông tin là số liệu, nội dung cần sự chính xác tuyệt đối hoặc hình ảnh, đoạn ghi âm, video clips, người thuyết trình thực hiện việc trình chiếu để minh họa cho nội dung trình bày. Lưu ý dành thời gian thích đáng để người nghe có thể tiếp cận, nắm bắt được với các thông tin được trình chiếu.

(iv) Cố gắng thoát ly văn bản, tránh việc “cắm cúi” đọc bản in hoặc đọc lại nội dung trên slide thuyết trình. Tuy vậy, với các thông tin cần chính xác tuyệt đối, việc đọc nguyên văn được khuyến khích để tránh những sai sót nhưng người thuyết trình cần cân đối thời gian, vừa đọc vừa phân tích thông tin và có sự giao tiếp nhất định với người nghe, tránh việc đọc liên tục các thông tin.

3- Kết thúc bài thuyết trình

(i) Tóm tắt ngắn gọn, nhấn mạnh lại nội dung, giải pháp, đề xuất được nêu.

(ii) Đối với các bài thuyết trình mang tính chất chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, có thể chỉ dẫn cho người nghe những nội dung nên tìm hiểu thêm; đưa ra yêu cầu, ý tưởng để người nghe thực hiện sau khi kết thúc buổi thuyết trình.

(iii) Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của mọi người. Nếu là buổi thuyết trình mang tính chất chia sẻ với không khí cởi mở, sau khi tuyên bố kết thúc buổi thuyết trình, nên đợi tiếng vỗ tay lắng xuống rồi nói lời cảm ơn những người tham dự.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết Trình bày nội dung bài thuyết trình như thế nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Trình bày nội dung bài thuyết trình như thế nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.