Giáo dục

Tiến sĩ Xã Hội học phê phán việc bôi nhọ "Nữ sinh Ngô Quyền"

Darkrose

Tiến sĩ Xã Hội học phê phán việc bôi nhọ "Nữ sinh Ngô Quyền"

[links()]

Bài văn "yêu thầy" của nữ sinh tên H (học lớp 12, trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng) gây xôn xao dư luận lại càng nóng hổi hơn với những tranh luận của chính học sinh trường này. Nhiều học sinh lo lắng thương hiệu trường và cụm từ "nữ sinh Ngô Quyền" lại được nhắc đến như một hình ảnh tiêu cực. Tuy nhiên trường hợp của H lại hoàn toàn khác, em chỉ là nạn nhân và đang được thầy cô cũng như các chuyên gia bảo vệ tuyệt đối.

Không phải ngẫu nhiên, trường Ngô Quyền lại nổi tiếng đến thế, cũng không ngẫu nhiên mà nữ sinh Ngô Quyền lại được gắn với cụm từ "nữ sinh Ngô Quyền". Năm 2004, các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng dường như bất lực trong việc thu hồi bộ phim sex do 2 cựu học sinh trung học trường Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng cùng “đóng vai” và làm “đạo diễn”. Có thể nói đây là cuộn phim sex đầu tiên do các cô cậu sinh viên trong nước “thực hiện” được xuất hiện tại Việt Nam. Năm 2010, dư luận cả nước, nhất là trong giới học sinh, sinh viên lại được thêm một phen bị sốc khi tận mắt được chứng kiến những bức ảnh khoe hàng cũng lại là của nữ sinh Ngô Quyền. Không chỉ có thế, trên một diễn đàn, nữ sinh này còn tự tin chia sẻ: "Em tên Nga, ở Ngô Quyền (tất nhiên rồi), còn học PTTH. Ước mơ lớn nhất của em là làm được một bộ phim lịch sử để đời giống như đàn chị (Nữ sinh Ngô Quyền đời đầu, level)". Có lẽ cái cụm từ "Nữ sinh Ngô Quyền" đã nổi lên từ đó. Theo tìm hiểu, một cựu học sinh của trường THPT Ngô Quyền, bạn Nam Phong cho biết, ngôi trường Ngô Quyền từ trước đã nổi tiếng vì có nhiều bạn xinh, và có nhiều con nhà giàu theo học. Vì thế, việc các bạn xinh có hơi chảnh, hay có những biểu hiện ăn chơi đua đòi hơi lệch lạc một chút cũng là chuyện hết sức bình thường. Nhất là mấy ngày gần đây lại có thêm cái vụ lùm xùm xung quanh bài viết văn thi thử cũng lại là của nữ sinh Ngô Quyền thì việc học sinh Ngô Quyền bị nhìn ngó, bàn tán là điều dễ hiểu thôi mà, bạn này nói. Trên một trang báo mạng, độc giả Ngô Quang Huy thẳng thắn "nữ sinh Ngô Quyền phải thế chứ. hehe...". Đồng quan điểm, độc giả Jay thì nhận định, đúng là "Nữ sinh Ngô Quyền", danh bất hư truyền... Đừng xâu chuỗi và phán xét Không quay cảnh mây mưa, chăn gối, không chụp ảnh tự sướng rồi tự tung lên mạng, nhưng L.T.H vẫn bị lôi ra mổ xẻ vì H đã viết một câu chuyện trong phòng thi thử đại học. Câu chuyện sẽ chẳng có gì để nói, nếu đó chỉ là một câu chuyện bình thường miêu tả về việc học hành, hay những chuyến vui chơi cùng bạn bè, thầy cô phù hợp với lứa tuổi của H. Nhưng câu chuyện của em lại kể về tình yêu với thầy giáo. Chẳng cần biết câu chuyện là thật hay giả nhưng người ta chỉ nhìn vào nội dung H viết, văn phong của H mà đưa ra những quan điểm riêng khác nhau. Dư luận đôi khi là rất khắt khe, cũng có khi lại rất bao dung nhưng H đã vấp phải những phản ứng quá dữ dội trong những ngày đầu tập làm thiếu nữ. Chỉ mấy ngày sau khi bài viết bị phát tán, H đã suy sụp, thậm chí phải nghỉ học vì không thể chịu nổi áp lực của dư luận. Cũng phải thôi, với một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà đã có những lời lẽ như vậy, có cách viết như vậy thì cũng khiến họ giật mình lắm chứ. Tất nhiên, cũng có nhiều người tỏ ra lo lắng, thông cảm với H họ vẫn chia sẻ, động viên vì họ coi đó là một năng khiếu văn chương. Nhưng chuyện dư luận bàn tán, bình luận là chuyện H nên chấp nhận, đối mặt và biết vượt qua. Vì đã là dư luận, thì họ có quyền đưa ra mọi ý kiến cá nhân, có quyền tự do nhìn nhận chỉ khác nhau là cách đón nhận nó thế nào. Trong hoàn cảnh của H, có thể hiều áp lực của em giường như cũng nặng nề hơn, dư luận cũng nghiêm khắc hơn có phải vì em là học sinh trường Ngô Quyền. Trên diễn đàn học sinh của trường THPT Ngô Quyền, nick name Crazymoon viết: haiz ! viết ra như thế rồi bao nhiêu người sẽ nghĩ học sinh Ngô Quyền ra sao nữa? Người ta đâu có nghe nhiều hướng như chúng ta?đi đâu thấy mặc áo ngô quyền cũng bị hỏi ! đau đầu lắm... Còn bạn H.C (học sinh trường Ngô Quyền) thì chia sẻ: "Người ta nhìn em như nhìn vật thể lạ, người ta chỉ trỏ, bàn tán vì cái khẩu hiệu em mang trên áo...", nữ sinh này nói. Theo nhà nghiên cứu XHH TS Trịnh Hòa bình, có hai trường hợp xảy ra: Một là: khi có những hành vi lệch chuẩn được lan truyền lập tức một số bộ phận sẽ thấy tò mò, rồi vào tìm kiếm và bắt trước. Hai là: Những em không có những hành vi ấy sẽ thấy quen dần, trở lên trai lì và mọi việc sẽ lắng xuống. Sở dĩ, các em có những băn khoăn, lo lắng về những phản ứng như vậy là do các em không có hành vi lệch chuẩn đó nên cảm thấy tự ái, nhưng không phải xấu hổ vì điều đó, mà hãy đối mặt và làm quen với nó. Việc dư luận có phản ứng dây chuyền như vậy là điều hiển nhiên, vì trước một ngôi trường đã có "thương hệu" thì người ta dễ dàng xâu chuỗi lại những sự kiện, những hành vi lệch chuẩn khiến nhiều người nghĩ như vậy cũng là bình thường thôi. Đó là một thói quen xấu nhưng là học sinh của trường thì các em phải chấp nhận điều đó - TS Trịnh Hòa Bình nói. Đối với trường hợp của H. TS Trịnh Hòa Bình cũng cho rằng: Thiên hạ ý kiến thì có rất nhiều mà người dỗi hơi thì cũng lắm, người ta tự đặt quan điểm của cá nhân mình rồi từ đó đưa ra những nhìn nhận, phán xét, đó là thói của đời thường. Trong hoàn cảnh này, H hãy coi đó là một tai nạn. Bởi trong bài viết, thì nhân vật nữ đến với thầy giáo không phải là do như cầu xác thịt, không phải trong hoàn cảnh hai người yêu nhau. Cô đến với thầy giáo có thể là để "trả thù mẹ", đó là hành động phản kháng. Người đời phán xét, lên án hành động đó cũng là phản ứng tất nhiên, vì đó là những hành xử lệch chuẩn, không đúng mực, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. H nên coi đó là một tai nạn. Trong thành công nào cũng phải trả một cái giá nhất định, và phải biết đứng dậy, "không cái gì được không, nhưng cũng không có cái gì mất đi tất cả".