Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ".
Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Bài thơ Ông đồ sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
Bài thơ Ông đồ
Tác giả: Vũ Đình Liên
Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực Tàu, giấy đỏBên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tài:“Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa, rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?
Ông đồ là người dạy học chữ nho ngày xưa. Các nhà nho ngày xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học, họ được gọi là ông đồ hay thầy đồ. Mỗi dịp Tết đến, các ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ (xin chữ), câu đối để trang trí trong nhà.
Thư pháp GIA NGUYỄN - Tinh hoa nét Việt
Tranh Thư Pháp | Lớp học thư pháp | Ông đồ sự kiện | Chương trình thư phápSĐT - Zalo: 0703.909.270 | 0903.383.01798 - 100 Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Chúc Quý khách bình an - hạnh phúc