Du học

Cơ cấu tổ chức phòng kỹ thuật gồm những gì?

Darkrose

Cơ cấu tổ chức phòng kỹ thuật gồm những gì?

Phòng kỹ thuật có trách nhiệm giám sát, quản lý việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp cũng như quản lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của sản phẩm. Quan trọng hơn là cần phải đảm bảo việc quản lý kỹ thuật tuân theo các quy định của công ty và Pháp luật của Nhà nước.

Thông thường cơ cấu tổ chức phòng kỹ thuật gồm có Trưởng phòng, Phó phòng và các chuyên viên, nhân viên.

1. Nhiệm vụ của Trưởng phòng kỹ thuật

Quản lý công tác kỹ thuật tại các doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như các hoạt động sản xuất khác của doanh nghiệp. Trưởng phòng kỹ thuật sẽ cung cấp định hướng để thiết kế, phát triển và vận hành hệ thống, đồng thời thực hiện các công việc có liên quan khác.

Tham gia tư vấn, theo dõi, kiểm tra và thực hiện các công tác kỹ thuật có liên quan đến các dự án, các hợp đồng công ty đã ký kết. Thường xuyên báo cáo cho cấp quản lý tiến độ công việc.

Khi phát sinh các sự cố kỹ thuật, Trưởng phòng kỹ thuật sẽ nhanh chóng phân tích, xác định nguyên nhân xảy ra sự cố, tìm kiếm giải pháp phù hợp và đưa ra quyết định đúng đắn nhất để khắc phục.

Cung cấp thông tin kỹ thuật có liên quan cho nhân viên vận hành để vận hành và bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị đúng theo yêu cầu của từng loại máy móc, thiết bị.

Tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện kỹ thuật cho các chuyên viên, nhân viên kỹ thuật trong bộ phận của mình. Tiếp tục duy trì việc huấn luyện này để đảm bảo nhân viên phòng kỹ thuật am hiểu quy trình quản lý kỹ thuật của công ty. Ngoài ra, Trưởng phòng kỹ thuật còn phải cung cấp cho họ các tài liệu kỹ thuật cần thiết, truyền tải các chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật của công ty cho đội ngũ kỹ thuật viên.

Tổ chức quy trình hoạt động cho phòng kỹ thuật, điều hành và giám sát các hoạt động của nhân viên trong phòng, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được công ty giao phó. Xây dựng và thúc đẩy văn hóa làm việc của phòng kỹ thuật. Có biện pháp thích hợp để thu hút, giữ chân nhân tài và thúc đẩy mọi người cải thiện hiệc suất công việc. >>> Xem thêm: Phòng kỹ thuật xử lý những công việc gì?

2. Nhiệm vụ của Phó phòng kỹ thuật

Phó phòng kỹ thuật có nhiệm vụ hỗ trợ cho Trưởng phòng kỹ thuật các việc như phân công, giao việc cho các kỹ thuật viên, đồng thời kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện công việc của các bộ phận chức năng do phòng kỹ thuật quản lý.

Tổ chức và triển khai thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán, lập hồ sơ dự thầu, thẩm tra thiết kế, thực hiện việc hoàn công, kiểm tra chất lượng và khối lượng quyết toán của các dự án, công trình có liên quan đến lĩnh vực thuộc sự quản lý của phòng.

Chủ trì công tác thiết kế kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý của phòng, đồng thời phối hợp với các bộ phận có liên quan khác nhằm đảm bảo tính đồng bộ cho các thiết kế.

Làm việc trực tiếp với khách hàng, đối tác để thuyết trình, hướng dẫn, giải thích các vấn đề liên quan đến kỹ thuật khi các bộ phận khác không xử lý được.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng kỹ thuật của các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Phối hợp với các bộ phận có liên quan lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn thiện bản vẽ thiết kế, hoàn công, tổ chức đào tạo kỹ thuật có liên quan đến sản phẩm, tiến hành chuyển giao công nghệ và các vấn đề kỹ thuật khác.

Tìm hiểu, cập nhật các quy định Pháp luật có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Hỗ trợ phòng nhân sự phỏng vấn, đánh giá ứng viên và đào tạo khi có yêu cầu. Định kỳ đánh giá và đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các nhân viên thuộc quyền quản lý.

Tổ chức công tác lưu trữ, bảo mật các hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật, hồ sơ dự án hợp lý và khoa học, đảm bảo tính bảo mật và dễ dàng truy xuất khi cần.

Báo cáo cho Trưởng phòng kỹ thuật những việc có liên quan đến hoạt động của phòng kỹ thuật và kết quả công việc với các bộ phận khác do mình quản lý. >>> Bạn xem thêm: Xây dựng KPI của phòng kỹ thuật hiệu quả

3. Nhiệm vụ của chuyên viên, nhân viên kỹ thuật

Các chuyên viên và nhân viên kỹ thuật là những người có nhiệm vụ thực hiện công tác xây dựng và duy trì các cấu trúc, hệ thống máy móc, thiết bị, các chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị đang được sử dụng trong doanh nghiệp. Trực tiếp nắm bắt và điều hành các công việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ của hệ thống máy móc, thiết bị. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng kỹ thuật, nhanh chóng sửa chữa để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Tiến hành bảo dưỡng theo định kỳ để hệ thống máy móc làm việc hiệu quả nhất.

Thực hiện tốt các công việc do cấp trên giao, đề xuất biện pháp để thực hiện công việc hiệu quả nhất. Làm việc với các đơn vị, bộ phận được cấp trên ủy quyền. Trực tiếp hướng dẫn công việc, theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện công việc của các đơn vị được phân công. Khi gặp các vấn đề phức tạp cần báo cáo sớm cho cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet