Du học

QC là gì? 5 điều cần biết để trở thành nhân viên QC

Darkrose

QC là gì? 5 điều cần biết để trở thành nhân viên QC

QC là bộ phận nắm vai trò quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất. Sứ mệnh những nhân viên QC - Quality Control là đảm bảo sản xuất và cung cấp những sản phẩm hoàn hảo nhất với chất lượng tốt nhất. Sau đây, Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về QC, vai trò và những kỹ năng cần thiết đề trở thành một chuyên gia QC thành công.

1. QC là gì?

QC (Quality Control) là cá nhân kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, co sở sản xuất (hay còn gọi với tên là nhân viên KCS). QC đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra mọi công đoạn trong quy trình sản xuất để đảm bảo thành phẩm là đạt chuẩn và chất lượng theo yêu cầu

Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn QC với QA. Trong khi QA thiết lập các tiêu chuẩn và các quy trình về quản lý chất lượng thì QC là người trực tiếp kiểm tra tại từng công đoạn phát triển sản phẩm.

Bất kỳ sản phẩm nào trước khi tung ra thị trường cũng cần trải qua quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và chặt chẽ, nhờ vậy, sản phẩm sẽ đến tay khách hàng với sự hoàn hảo và chất lượng nhất. Để thực hiện quy trình quan trọng đó, có vai trò lớn phải kể đến bộ phận QC (Quality Control).

Hiện nay, QC được phân thành 2 loại là QC thông thường - Manual QC (không cần kỹ năng lập trình) và Automation QC (cần có kỹ năng lập trình).

QC là một quá trình kiểm thử để đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra tuân theo một bộ tiêu chí chất lượng

✍ Xem thêm: QA QC là gì? Phân biệt QA và QC

2. Công việc của bộ phận QC

Công việc của nhân viên QC trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục và đòi hỏi họ phải có khả năng chịu áp lực lớn. QC cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc xây dựng nên tên tuổi, thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là những công việc của bộ phận QC, bao gồm:

  • Thông qua kế hoạch đã đề ra trước đó, nhân viên QC sẽ thực hiện các phân tích liên quan đến hệ thống sản xuất và thiết kế các test thử sản phẩm để giao cho khách hàng.
  • Vị trí Quality Control Leader sẽ lên các kế hoạch cụ thể về việc test thử sản phẩm.
  • Nếu áp dụng hình thức kiểm thử tự động, nhân viên QC sẽ phải viết script cho test tự động.
  • Nhân viên QC là người sử dụng các công cụ test, đồng thời cũng chịu trách nhiệm viết và thực hiện các test case thực tế.
  • Phối hợp với các bên liên quan để thực hiện sửa lỗi, viết báo cáo để gửi cho người quản lý dự án (Project Manager) về các vấn đề trong quy trình sản xuất sản phẩm. Trong một số ngành, QC chính là người phụ trách việc sửa chữa các sản phẩm lỗi hoặc họ phải tiến hành việc thử nghiệm sản phẩm, để biết được sản phẩm có hoạt động tốt hay không và tìm ra những điểm cần khắc phục trong quá trình sản xuất. QC hoàn toàn có quyền quyết định chấp nhận hoặc là từ chối sản phẩm.

Công việc của nhân viên QC trong doanh nghiệp

✍ Xem thêm: Chu trình PDCA | Hướng dẫn áp dụng quy trình cải tiến liên tục

3. Những vị trí công việc QC trong doanh nghiệp

Thông thường, nhân viên QC được chia thành 3 vị trí khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Cụ thể:

Vị trí

Trách nhiệm

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)

  • Kiểm tra xem nguyên vật liệu đầu vào có tốt và chất lượng không
  • Khi nguyên vật liệu được đưa vào trong quá trình sản xuất, cần theo dõi quá trình sử dụng đầu vào đó
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung ứng, đánh giá nhà cung ứng
  • Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu

Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)

  • Cùng với nhân viên QA triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
  • Trong quá trình phát triển sản phẩm, kiểm tra tiến độ thực hiện các công đoạn, đảm bảo không phát sinh lỗi
  • Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm
  • Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC)

  • Lập các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm
  • Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng và cho thông qua với sản phẩm đạt chuẩn
  • Thu thập, phân loại sản phẩm lỗ và chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC
  • Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm

Những vị trí công việc QC trong doanh nghiệp

✍ Xem thêm: Đào tạo thực hành 5S tại doanh nghiệp - Chứng chỉ uy tín

4. Những kỹ năng cần có của nhân viên QC

  • Kỹ năng giám sát chất lượng và tư duy logic: Là người trực tiếp quản lý và kiểm tra chất lượng nên đây là kỹ năng hàng đầu mà một QC cần trau dồi. Bạn cần có đôi mắt nhạy bén, nhanh chóng phát hiện các lỗi sai nhỏ nhất để kịp thời khắc phục và sửa chữa.
  • Kỹ năng quản lý: Sở hữu kỹ năng này giúp bạn làm chủ được thời gian và công việc của mình, đồng thời quản lý các nhân viên cấp dưới (nếu có).
  • Kỹ năng xử lý sự cố: Trong quá trình phát triển sản phẩm, sự cố, dù đến từ yếu tố bên trong hay bên ngoài, cũng là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, QC đóng vai trò là người đưa ra các phương án để khắc phục.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Đối với vị trí nhân viên kiểm tra chất lượng, đây là một kỹ năng cần thiết vì bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều máy móc kỹ thuật trong quá trình làm việc. Bạn cần biết cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, các dụng cụ đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm chuyên dụng cũng như có khả năng tin học văn phòng tốt.
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Thành thạo 1 trong các ngôn ngữ phổ biến hiện nay như Anh, Trung, Nhật,.. sẽ giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, như các thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng,...
  • Tính kiên nhẫn: Do tính chất đặc thù của công việc nên đòi hỏi nhân viên QC đòi hỏi phải có tính cẩn thận và tỉ mỉ. Mà Để thực hiện được điều này thì không thể thiếu được lòng sự kiên nhẫn là không thể thiếu được. Việc vội vã ở bất kì giai đoạn nào trong công đoạn sản xuất nào dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Tài liệu học tập tham khảo dành cho QC

  • Software Testing Help: Chứa các kiến thức thử nghiệm từ cơ bản đến nâng cao cho nhân viên QC cơ bản.
  • Tutorials Point: Có các kiến thức liên quan đến thử nghiệm nâng cao.
  • Automation Beyond: Chuyên về kiến thức Test tự động.
  • Test this Blog by Eric Jacobson: Kinh nghiệm test thử hữu ích của tác giả Eric Jacobson.
  • SQA Forum: Giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến kiểm thử trên phần mềm.
  • uTest: Forum dành cho những nhân viên QC để trao đổi và hỏi đáp về công việc.
  • Rainforest QA Blog: Blog chuyên viết về các kiến thức liên quan đến QC cho bạn tham khảo.

Nhân viên QC trong ngành thực phẩm

✍ Xem thêm: Chứng nhận HACCP | Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

5. Học ngành gì để trở thành một QC

Tuỳ vào định hướng lĩnh vực bạn muốn theo đuổi (làm cho Công ty công nghệ, Công ty thực phẩm,...) để chọn ngành học phù hợp:

  • Nghành quản trị chất lượng : Có lẽ, đây là ngành học gần nhất với định hướng trở thành QC. Bạn sẽ được học các kiến thức liên quan đến định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
  • Ngành công nghệ thông tin: Trong thời đại công nghệ số, nhu cầu tuyển dụng QC để kiểm định chất lượng của phần mềm ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Vì thế, nếu có ý định trở thành QC trong lĩnh vực này, bạn có thể học nhóm ngành CNTT để được trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên sâu.
  • Ngành công nghệ thực phẩm: Thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, vì vậy việc tuyển dụng đội ngũ QC để đảm bảo chất lượng là cực kỳ cần thiết. Nếu mong muốn dấn thân vào lĩnh vực này, bạn có thể chọn theo đuổi ngành Công nghệ Thực phẩm để trau dồi kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất.
  • Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm uy tín để lấy chứng chỉ QA QC.

✍ Xem thêm: Các công cụ quản lý chất lượng là gì? 7 QC Tools mới nhất

Kết luận

QC là một khía cạnh quan trọng của quản lý chất lượng trong ngành công nghiệp hiện đại. Hoạt động này đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu chất lượng đã đề ra hay sự mong đợi của khách hàng. Với các phương pháp và công cụ QC (như ISO 9001, TQM, Lean Manufacturing hay Six Sigma,…) tổ chức có thể tăng cường chất lượng sản phẩm, tăng cường sự tin cậy và niềm tin từ khách hàng và đạt được sự cạnh tranh và phát triển bền vững. Vinacontrol CE hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận ISO 9001 và các khoá đào tạo đánh giá nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của QC. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!