Mẹo hay mới

Lưu ý khi chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng

Darkrose

Lưu ý khi chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng như bên trong 2 má, dưới lưỡi, vùng trên nướu xuất hiện một hoặc một số vết loét nhỏ, màu trắng, vàng, có viền đỏ, hình dạng có thể là hình tròn hay hình bầu dục, nông... Thông thường, nhiệt miệng rất dễ phát hiện trên lâm sàng với những triệu chứng điển hình như trên, tuy nhiên nếu tình trạng nhiệt miệng tái diễn nhiều lần trong thời gian dài trên 2 tuần, kèm theo đó là một số triệu chứng khác như sốt, cơ thể nổi hạch, có rối loạn đường tiêu hóa... thì lúc này bệnh nhân cần được chẩn đoán phân biệt nhiệt miệng và một số bệnh lý khác như các bệnh lý tự miễn, bệnh ác tính, nhiễm Herpes...

Trong đó, bệnh lý viêm loét vùng miệng do nhiễm Herpes thường có triệu chứng lâm sàng là nổi những nốt phồng rộp có màu đỏ ở môi, quanh miệng, có thể vỡ và chảy dịch ra, sau đó sẽ đóng thành vảy trong vài ngày đến. Đối với các bệnh lý tự miễn như hội chứng Behcet, Lupus ban đỏ... thì có thể gây ra những vết loét lành tính xuất hiện ở miệng, bộ phận sinh dục... và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần...

Mặc dù là một bệnh lý lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nhiệt miệng có thể làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt gây đau nhức vùng miệng và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, từ đó ảnh hưởng đến dinh dưỡng, vết thương lại càng lâu lành hơn. Vì vậy, việc điều trị nhiệt miệng tại nhà là rất cần thiết để có thể cải thiện tình trạng này trong thời gian sớm nhất có thể:

  • Gel bôi nhiệt miệng: Thường có thành phần chính là Lidocaine, dịch chiết hoa cúc... dùng để bôi tại chỗ vết loét, có khả năng giảm đau nhanh, mau lành vết loét, thường được áp dụng đối với trẻ em và người lớn tuổi.
  • Bổ sung các chất làm tăng cường hệ miễn dịch: Các loại vitamin và khoáng chất cần được bổ sung tích cực trong thời gian này như kẽm, vitamin C và B..., giúp cơ thể có khả năng lành vết loét nhanh hơn cũng như dự phòng những vết loét khác sẽ nổi lên.
  • Giảm đau tại chỗ với nước súc miệng, chườm đá, chườm túi lọc trà...
  • Thuốc kháng viêm, kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh bị loét miệng mức độ nặng, thời gian quá lâu, có những yếu tố của nhiễm trùng...