Du học

Ngành Y Dược: Tổng hợp thông tin về ngành bạn nên biết 

Darkrose

Ngành Y Dược: Tổng hợp thông tin về ngành bạn nên biết 

Ngành Y Dược là một trong những ngành đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển đất nước, có tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy ngành học này là gì? Có yêu cầu gì? Công việc như thế nào? Cùng “gỡ rối” những vấn đề trên trong bài viết sau nhé.

Ngành Y Dược là gì?

Y Dược là tên gọi chung của nhóm ngành sức khỏe, bao gồm y học kết hợp dược học. Trong đó, y học chuyên về chẩn đoán, điều trị bệnh bằng phương pháp hiện đại hoặc cổ truyền. Còn Dược học thiên về nghiên cứu, phát triển, sản xuất thuốc.

Có thể hiểu Y Dược là một lĩnh vực đa dạng gồm nghiên cứu, phát triển, sản xuất thuốc, chẩn đoán, điều trị bệnh,… Bên cạnh đó, ngành cũng liên quan mật thiết đến lĩnh vực khác như sinh học, hoá học, khoa học xã hội.

Mục tiêu của ngành Y Dược là cải thiện, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với những cống hiến đó, Y Dược luôn được vinh danh là một trong những nghề cao quý.

Giới thiệu về ngành Y Dược

>>>Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Dược sinh viên cần nắm được

Ai phù hợp học ngành Y Dược?

Y Dược là một nghề cao quý và có rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự phù hợp để làm nghề. Bởi khối lượng kiến thức vô cùng nặng và người học phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe.

Dưới đây là một số yếu tố cơ bản cần có ở người học Y Dược, bạn có thể tham khảo để xác định mình có phù hợp với nghề không.

Biết quan tâm, thích giúp đỡ mọi người xung quanh

Với vai trò là một bác sĩ, bạn sẽ gặp rất nhiều ca bệnh khó khăn, cần được giúp đỡ, hỗ trợ. Do đó, nếu là một người có lòng đồng cảm, thích giúp đỡ mọi người xung quanh thì bạn sẽ vui vẻ hơn trong quá trình làm việc. Cũng như có thể tiến xa hơn với nghề, được mọi người yêu quý.

Có sự yêu thích với những môn khoa học

Ngành Y Dược liên quan rất nhiều đến những môn khoa học như hoá học, sinh học, môn nghiên cứu tương tác giữa giữa người và thuốc.

Nếu yêu thích những môn này và đã có kiến thức nền tảng từ trước sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Qua đó, kết quả học tập tốt hơn và ra trường cũng không cảm thấy quá choáng ngợp.

Sinh viên đã có nền tảng kiến thức những môn khoa học sẽ học tốt hơn

Có niềm đam mê với nghề

Kiến thức của ngành Y Dược rất nặng. Người học không chỉ phải tiếp thu kiến thức trên trường mà phải luôn cập nhật từng ngày.

Bên cạnh đó, công việc của khối Y Dược cũng rất vất vả và thường xuyên phải tăng ca, chịu áp lực. Nếu không có tình yêu mãnh liệt với công việc, rất dễ bị bỏ ngang.

Điều này không chỉ lãng phí nhiều thời gian, chi phí mà còn khiến bạn bị mông lung, nghi ngờ bản thân. Do vậy, nếu thật sự đam mê thì mới lựa chọn ngành học này nhé.

Yêu cầu tính kiên trì, tỉ mỉ

Đối tượng cuối cùng của ngành Y Dược là con người, từ việc chẩn đoán, điều trị, sản xuất thuốc để liên hệ trực tiếp với sức khỏe người sử dụng.

Vì vậy, đòi hỏi người làm nghề phải tính cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu của công việc. Điều này sẽ giúp tránh xảy ra các sai sót nghiêm trọng cũng như giúp bạn được đánh giá cao trong nghề.

Cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp ngành Y Dược

Y Dược luôn nằm trong top những ngành thiếu nhân lực giỏi, không chỉ tại Việt Nam mà cả các nước trên thế giới. Sau khi tốt nghiệp, tuỳ vào nguyện vọng và trình độ chuyên môn, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí sau:

Làm việc tại các bệnh viện

Công tác tại bệnh viện là hướng đi của đại đa số sinh viên tốt nghiệp ngành Y Dược. Tuỳ vào từng chuyên ngành mà công việc mỗi người có thể đảm nhiệm sẽ khác nhau. Các vị trí tiêu biểu có thể kể đến là bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên,…

Sinh viên tốt nghiệp Y Dược làm việc tại bệnh viện

Làm giảng viên tại các trường

Nếu bạn có kết quả học tập ngành Y Dược tốt thì có thể bồi dưỡng thêm kỹ năng giảng dạy và đăng ký trở thành trợ giảng, giảng viên.

Các cơ sở đào tạo luôn cần những giáo viên có năng lực. Công việc được đánh giá cao và mang đến mức thu nhập khá ổn định.

Làm tại đơn vị sản xuất, phát triển thuốc

Tại các đơn vị sản xuất, phát hành thuốc, sinh viên tốt nghiệp Y Dược có thể đảm nhận vị trí: R&D, marketing, logistic, kiểm định chất lượng,…

Tuỳ vào đam mê, khả năng và cơ hội phát triển mà bạn chọn công việc cho phù hợp nhất.

Tự mở cơ sở kinh doanh

Sinh viên tốt nghiệp ngành đáp ứng được các yêu cầu theo quy định pháp luật có thể tự mở phòng khám tư nhân, quầy thuốc.

Tuy nhiên, điều này đòi hỏi rất cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý và thường cần thêm hỗ trợ tài chính.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Y Dược có thể mở cơ sở kinh doanh

7 trường đào tạo ngành Y Dược top đầu tại Việt Nam

Danh sách trường đào tạo Y Dược hàng đầu cả nước:

STT Tên trường 1 Đại học Y Hà Nội 2 Đại học Dược Hà Nội 3 Đại học Y khoa Vinh 4 Học viện Quân y 5 Đại học Y Dược Thành phố HCM 6 Đại học Y Dược Hải Phòng 7 Đại học Y Dược Cần Thơ

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về ngành Y Dược mà ai muốn theo nghề cũng cần nắm được. Để có sự chuẩn bị tốt nghiệp cho quá trình học và làm việc sau này. Hy vọng chia sẻ của Hội điều dưỡng sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về nghề, cũng như giải đáp được các thắc mắc của bản thân.