Tình trạng tóc bạc ở tuổi dậy thì khiến cho con cảm thấy thiếu tự tin về ngoại hình của mình. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây tóc bạc ở tuổi dậy thì
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì như:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị tóc bạc sớm thì con cũng sẽ có nguy cơ bị tóc bạc sớm.
- Do mắc các bệnh chuyển hóa: Một số bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường, cường tuyến thượng thận, suy tuyến thượng thận, men gan, nồng độ cholesterol cao… có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin ở nang tóc, làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì.
- Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Việc thường xuyên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nước ngọt… sẽ làm tăng tiết cholesterol làm yếu chân tóc và làm gián đoạn quá trình phát triển của tóc dẫn tới tóc bị bạc sớm. Ngoài ra, việc cơ thể bị thiếu các loại vitamin cần thiết cho cơ thể và các vi chất như sắt, đồng, kẽm cũng làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở trẻ em.
- Bị căng thẳng kéo dài: Tình trạng căng thẳng kéo dài do học hành, thức khuya, mất ngủ, chơi điện tử quá mức, bị sang chấn tâm lý... cũng sẽ làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở trẻ em và trẻ tuổi dậy thì.
- Hít phải khói thuốc lá thụ động: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì. Bởi trong thành phần thuốc lá có chứa chất oxy hóa tế bào, chất này làm giảm khả năng sản xuất melanin khiến tóc bị bạc sớm.
- Sử dụng dầu gội đầu chứa chất độc hại: Một số loại dầu gội có chứa hóa chất độc hại có thể gây rụng tóc, khiến tóc bị khô xơ, làm hỏng tóc và bị nhạt màu hơn. Do vậy, mẹ nên chọn cho con mình các loại dầu gội dành riêng cho trẻ em hoặc các loại dầu gội có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được bổ sung thêm các dưỡng chất cho trẻ.
Nguyên nhân gây tóc bạc ở tuổi dậy thì
3 cách khắc phục tình trạng tóc bạc ở tuổi dậy thì
Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng tóc không đều màu và tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì như:
1. Sử dụng dầu dừa
Tóc bạc và xám màu thường sẽ khá dày và thô. Vì vậy, cần phải được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt. Với đặc tính dưỡng ẩm cao, dầu dừa sẽ giúp làm giảm lượng protein mất đi từ tóc bạc, giúp tóc được nuôi dưỡng tốt hơn.
Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ hãy hướng dẫn con ủ tóc bằng dầu dừa nguyên chất trong vòng 1 giờ, từ 1 - 2 lần mỗi tuần, sau đó xả sạch lại bằng dầu gội nhẹ dịu.
Cách khắc phục tình trạng tóc bạc ở tuổi dậy thì bằng dầu dừa
2. Dùng lá cà ri
Chiết xuất từ lá cà ri có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học giúp nuôi dưỡng và ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị khoảng 15-20 lá cà ri cùng với 100ml dầu dừa sau đó thực hiện theo các bước dưới đây:
- Đun sôi lá cà ri và dầu trên ngọn lửa nhỏ.
- Khi dầu chuyển sang màu đen bóng thì tắt bếp.
- Để dầu nguội rồi thoa lên tóc và da đầu của trẻ.
- Để hỗn hợp trong khoảng ít nhất một giờ trước khi rửa sạch lại bằng nước ấm cùng dầu gội dịu nhẹ.
3. Sử dụng bột henna để cải thiện tình trạng tóc bạc
Bột henna có đặc tính nhuộm màu tự nhiên sẽ giúp phủ bạc phần nào những sợi tóc bị mất đi sắc tố đen. Bên cạnh đó, loại bột này sẽ không quá ảnh hưởng đến da đầu như các loại thuốc nhuộm công nghiệp khác. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ hãy pha hỗn hợp 100 gram bột cùng khoảng 30ml nước cho đến khi tạo được 1 hỗn hợp sệt, sau đó bôi lên tóc của trẻ và để yên trong vòng 1 - 2 giờ rồi xả sạch.
Sử dụng bột henna để cải thiện tình trạng tóc bạc
Cách ngăn ngừa tình trạng tóc bạc khi còn trẻ
Ngoài các biện pháp giúp khắc phục tình trạng tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì, mẹ có thể hướng dẫn trẻ một số lưu ý dưới đây để giúp ngăn việc bạc tóc xuất hiện ngày một nhiều hơn, bao gồm như:
- Chế độ ăn đầy đủ: Chế độ ăn uống đóng một phần vai trò trong việc ngăn ngừa tóc bạc ở tuổi dậy thì. Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ cơ thể nuôi dưỡng nang tóc tốt hơn. Các thực phẩm chứa dồi dào chất chống oxy hóa mà mẹ có thể cân nhắc bổ sung cho bé như trái cây tươi, rau củ quả, dầu oliu, cá…. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế việc trẻ uống quá nhiều thức uống có ga, thức ăn nhanh.
- Hạn chế stress để ngừa tóc bị ảnh hưởng: Ở độ tuổi dậy thì, con sẽ có những nỗi lo lắng khác nhau, điều này sẽ là nguyên nhân khiến mái tóc mất đi sắc tố vốn có. Do vậy, bố mẹ hãy tâm sự với con để hiểu những khó khăn con đang gặp phải, từ đó giải quyết phần nào vấn đề tâm lý.
Ngoài ra, việc rèn cho trẻ có lối sống lành mạnh, chẳng hạn như ngủ sớm, vận động tập thể dục sẽ giúp hạn chế tóc bạc xảy ra quá nhiều. Hy vọng những chia sẻ về vấn đề tóc bạc ở tuổi dậy thì trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cho trẻ phát triển toàn diện nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)