Du học

Ngành Văn hóa học

Darkrose

Ngành Văn hóa học

Văn hoá học là một ngành khoa học được hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người và xã hội, nhằm nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn và như một chức năng đặc biệt. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn.

1. Tìm hiểu ngành Văn hóa học

  • Ngành Văn hóa học là bộ môn chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa bao gồm nội hàm cơ sở văn hóa và các lĩnh vực liên quan đến văn hóa từ nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội.
Ngành Văn hoá học
  • Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có hệt thống kiến về văn hoá, văn hoá học lý luận và văn hoá học ứng dụng. Đồng thời, ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội.
  • Ngành Văn hóa học còn cung cấp thêm về cách tổ chức công việc, sử dụng được ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp, có khả năng tự bồi dưỡng, độc lập trong nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Ngành học này giúp sinh viên có khả năng lập luận, trình bày vấn đề tốt trong nhiều môi trường khác nhau và có ý thức tự học suốt đời, biết cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra.

2. Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

A. Khối kiến thức giáo dục đại cương

I

Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

1

2

3

4

II

Ngoại ngữ

III

Tin học

IV

Giáo dục thể chất

V

Giáo dục quốc phòng

IV

Kiến thức khoa học tự nhiên

1

2

V. 1

Kiến thức khoa học xã hội - nhân văn (bắt buộc)

1

2

3

4

5

6

V. 2

Kiến thức khoa học xã hội - nhân văn (tự chọn 2 HP: 4 - 5 TC)

1

Hán văn cơ bản

2

3

4

5

6

7

8

B. Khối kiến thức chuyên nghiệp

a. Bắt buộc

KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Văn hóa Ấn Độ

10

11

12

13

Văn hóa đô thị

14

15

16

17

KIẾN THỨC NGÀNH

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Quản lý văn hóa

29

30

31

b. Tự chọn theo định hướng chuyên ngành

QUẢN LÝ VĂN HÓA & TRUYỀN THÔNG

1

2

3

4

5

6

Văn hóa chính trị

7

8

9

10

Tổ chức sự kiện

11

12

13

14

15

16

17

18

Quảng cáo

19

20

21

22

23

NGHỆ THUẬT HỌC & DU LỊCH

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Văn hóa du lịch

14

Du lịch tâm linh

15

16

Marketing du lịch

17

Du lịch sinh thái

18

19

20

21

22

23

24

Theo Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

3. Các khối thi vào ngành Văn hóa học

Ngành Văn hóa học có mã ngành 7229040, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa Lý, Tiếng Anh
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Văn hóa học

Mức điểm chuẩn của ngành Văn hóa học dao động trong khoảng từ 18 - 23 điểm đối với các tổ hợp môn C00, C20, D01, D14, D15, D78 dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

5. Các trường đào tạo ngành Văn hóa học

Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Văn hóa học tại nước ta hiện nay gồm:

  • Đại học Nội vụ
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Văn hiến
  • Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Thủ Dầu Một

6. Cơ hội việc làm của ngành Văn hóa học

Ngành Văn hoá học ra trường làm gì?

Ngành Văn hóa học có khá ít trường đại học đào tạo nên đầu ra luôn không đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học sẽ làm việc trong những lĩnh vực sau:

  • Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.
  • Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, về chính trị hay hành chính Nhà nước và các tổ chức xã hội.
  • Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch như: Sở văn hóa - thể thao du lịch, phòng văn hóa thông tin huyện, nhà văn hóa, phòng văn hóa các cấp từ Trung ướng đến địa phương.
  • Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí, hay biên dịch, biên soạn sách giáo khoa, soạn thảo văn bản, truyện tranh, thơ, văn...
  • Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng...

7. Mức lương ngành Văn hóa học

Mức lương ngành văn hóa học được phân thành 2 bậc như sau:

  • Đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, cơ quan quản lý nhà nước, lương cơ bản sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức.
  • Đối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Văn hóa học

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Văn hóa học, bạn cần hội tụ những tố chất sau:

  • Có khả năng sáng tạo, linh hoạt;
  • Khả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;
  • Biết cách phân tích, tổng hơp thông tin;
  • Nghiêm túc, chịu khó trong công việc;
  • Tính nhẫn nại và tỉ mỉ;
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có khả năng thuyết phục người nghe;
  • Tự tin, bản lĩnh trước đám đông;
  • Có ý thức trách nhiệm công dân, luôn tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương;
  • Có ý thức bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành Văn hóa học và giúp các bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân.