Du học

Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Các Kiến Thức Cơ Bản Về Ngành Xuất Nhập Khẩu

Darkrose

Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Các Kiến Thức Cơ Bản Về Ngành Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam những năm gần đây rất đẩy mạnh các hoạt động buôn bán kinh doanh xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu là ngành mũi nhọn được ưu tiên bởi là 1 trong những hoạt động giúp đẩy mạnh nền kinh tế toàn dân. Hãy cùng wingo tìm hiểu xem xuất nhập khẩu là gì và các kiến thức xung quanh hoạt động kinh tế ngay tại bài viết này.

Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là 1 cụm từ được gọi chung lại của 2 hoạt động kinh tế là xuất khẩu và nhập khẩu. Hai hoạt động này luôn đi đâu với nhau không thể tách rời. Nhờ có hoạt động này mà việc giao thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ được diễn ra thuận lợi.

Những quốc gia hay các vùng lãnh thổ sẽ tiến hành mua những thứ không thể sản xuất được tại đất nước của họ hay là sản lượng sản xuất ra không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng việc đó được gọi là nhập khẩu. Còn các vùng lãnh thổ hay những đất nước bán những hàng hóa đó đi thì được gọi là xuất khẩu.

Hai hoạt động này luôn đi cùng nhau và không thế tách rời bởi phái có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thì đất nước đi mới có thể cung cấp rồi xuất khẩu hàng hóa.

Khái niệm của xuất nhập khẩu được viết rõ ràng trong Luật thương mại Việt Nam và được nêu rõ như sau:

  • Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.
Xuất nhập khẩu là 1 trong những hoạt động kinh tế quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong nền kinh tế mỗi quốc gia

Vai trò của xuất nhập khẩu là gì?

Trong nền kinh tế hội nhập, 1 quốc gia muốn phát triển và tồn tại thì không thể không giao lưu với bạn bè quốc tế. Ngoại thương hay xuất nhập khẩu là 1 trong những cách ngoại giao để đưa văn hóa ra ngoài quốc tế. Xuất nhập khẩu là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy xuất nhập khẩu đóng vai trò cực kì to lớn và được thể hiện qua những mặt sau:

Nhờ hoạt động xuất nhập khẩu đã đưa GDP của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ ổn định và giúp cho nền kinh tế được tăng trưởng ở mặt lượng. Có 1 sự khác biệt giữa trước và sau khi hoạt động xuất nhập khẩu ra đời đó nền kinh tế của đất nước ta được tăng trưởng vượt bậc và dần sánh ngang với các nước lớn trên toàn thế dưới.

Nhờ việc xuất nhập khẩu giao lưu hàng hóa mà số lượng ngoại tệ của nước ta được gia tăng đáng kể, cán cân thanh toán được cải thiện, giúp cho chúng ta dần tiếp cận và đổi mới các công nghệ dưới các hình thức kinh doanh.

Đồng thời giải quyết được bài toán nhân công và tạo ra được nhiều cơ hội việc làm cho người dân trong và ngoài nước. Việc chuyển giao các công nghệ mới giúp nâng cao tay nghề và trình độ, tạo ra sự canh tranh giữa các loại hàng hóa nội địa và nhập khẩu.

Việc nhập được các loại hàng hóa đa dạng từ các quốc gia giúp cho người dân trong nước được tiếp cận với các sản phẩm mới, có thể trải nghiệm được nhiều thứ mới từ đó nâng cao mức sống nhân dân.

Không những vậy việc giao thương giữa các nước còn giúp khai phá thêm những nguồn lực và tài nguyên tiềm năng của đất nước nhờ đó mà nhận được rất nhiều khoản tài trợ, nguồn vốn ngoại tệ được gia tăng. Nước ta nhờ đó mà được kế thừa các thành tựu của khoa học kĩ thuật giúp tăng trưởng kinh tế ổn định và vững vàng.

Nếu bắt kịp được xu hướng xuất nhập khẩu và không ngừng mở rộng chắc hẳn sẽ tìm ra được những cơ hội mới nâng cao tri thức, tầm vóc đất nước trên bản đồ thế giới.

Xuất nhập khẩu đóng vai trò cực kì quan trọng và không thể thay thế được trong nền kinh tế.

Các kiến thức cơ bản về xuất nhập khẩu

Để gia nhập được thị trường xuất nhập khẩu thì bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản:

Giao nhận vận tải

Có 2 mảng của giao nhận vận tải đó là nội địa và quốc tế. Có rất nhiều những hình thức có thể giao nhận được hàng hóa qua các phương tiện và hình thức khác nhau.

Thanh toán quốc tế

Cần nắm chắc phương thức thanh toán và những công cụ để thanh toán để đảm bảo lợi ích của cả 2 bên. Mỗi 1 phương thức thanh toán đều có những lợi ích và rủi ro đi kèm vì vậy bạn cần lưu ý khi lựa chọn.

Thủ tục hải quan

Đó là các thủ tục về các thông tư, chính sách và các chính sách hải quan và bạn cần phải người có chuyên môn để giúp bạn giải quyết và thông quan khi xuất nhập khẩu.

Chứng từ xuất nhập khẩu

Đây là 1 khâu rất quan trọng bởi hàng hóa xuất nhập khẩu cần có những nguồn gốc và căn cứ pháp lý đối với mỗi lô hàng. Để bên hải quan có thể dựa vào đó mà đánh thuế, cấp giấy phép,.. Thủ tục chứng từ phải thật rõ ràng, minh bạch.

Xuất khẩu gạo là 1 trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam.

Các ngành hoạt động chính của một công ty xuất nhập khẩu

Công ty xuất nhập khẩu chỉ được phép hoạt động nếu đạt được các yêu cầu theo quy định của nhà nước và phải làm đúng theo các quy trình đã được đưa ra. Các công ty cần đăng kí những hoạt động để có thể vận hành và nên có 1 bộ pháp pháp lí để xuất nhập khẩu hàng hóa. Một công ty xuất nhập khẩu sẽ có những hoạt động về xuất khẩu và nhập khẩu như sau:

Xuất khẩu

  • Xuất kinh doanh
  • Xuất phi mậu dịch
  • Xuất gia công
  • Sản xuất xuất khẩu
  • Tạm xuất - tái nhập
  • Xuất khẩu tại chỗ

Nhập khẩu

  • Nhập kinh doanh
  • Nhập phi mậu dịch
  • Tạm nhập - tái xuất
  • Nhập gia công
  • Nhập sản xuất - xuất khẩu
  • Nhập khẩu tại chỗ

Hi vọng những kiến thức mà Wingo đã nêu ở bên trên đã giải đáp hết được cho bạn những thắc mắc và những vấn đề xung quanh câu hỏi ” Xuất nhập khẩu là gì?”. Đây là 1 ngành nghề đã, đang và sẽ tiếp tục hot trong tương lai vì vậy hãy trang bị những kiến thức và hành trang để có thể theo đuổi nhé!