Bằng kỹ sư thực hành là gì? Những thông tin liên quan

Darkrose
Bằng kỹ sư thực hành là gì? Những thông tin liên quan

Bằng cấp kỹ sư thực hành là gì? Điều kiện để nhận được bằng cấp này gồm những gì? Những ngành học thực hành nào hiện nay được nhiều ứng viên quan tâm? Để giải đáp được tất tần tật những câu hỏi trên liên quan đến bằng kỹ sư thực hành thì mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của đại học từ xa nhé!

1. Bằng kỹ sư thực hành là gì?

bang ky su thuc hanh
Bằng kỹ sư thực hành

Kỹ sư thực hành được hiểu là chương trình học nhằm đào tạo ra những kỹ sư có tay nghề làm việc cao cung cấp vào thị trường lao động. Những kỹ sư này có thể làm việc ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

Quá trình học của ứng viên đăng ký chương trình đào tạo này sẽ bao gồm 30% kiến thức về lý thuyết và 70% học thực hành. Việc tăng tỷ lệ phần trăm thực hành lên để tạo điều kiện cho học viên cứng tay nghề hơn.

>>> Xem thêm: Kỹ sư kỹ thuật công trình xây dựng

2. Nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngành Kỹ thuật Xây dựng tại TNUT E-Learning

bang ky su thuc hanh
Bằng kỹ sư thực hành

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên (TNUT) là một trong những trường top đầu chuyên đào tạo các ngành liên quan đến kỹ thuật, bao gồm cả kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng dân dụng. Kết hợp với chương trình hệ đào tạo từ xa với những nội dung học sinh động, hấp dẫn và dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, Kèm theo đó, người học sẽ được các giảng viên đứng đầu ngành đào tạo một cách bài bản song song kết hợp vs thực hành thực tế tại công trình nhằm phát triển toàn diện cho người học.

Chương trình học ngành Kỹ thuật Xây dựng phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt với người dã và đang đi làm khi không có thời gian học tập đầy đủ. Chương trình đại học từ xa Kỹ thuật Xây dựng đem lại rất nhiều lợi ích cho người học.

Nếu bạn mong muốn tìm hiểu thêm về thông tin ngành Kiến trúc sư, muốn có bằng kỹ sư thực hành và mong muốn học Kỹ thuật Xây dựng tại TNUT E-Learning thì ấn link bên dưới học đăng ký trực tiếp tại website: https://tnut.vn dể được ban tư vấn nhà trường giải đáp thắc mắc cho mình nhé!

dang ky ngay

3. Những ưu điểm của chương trình đào tạo kỹ sư thực hành

bang ky su thuc hanh
Bằng kỹ sư thực hành

Những ưu điểm của chương trình đào tạo kỹ sư thực hành

Mỗi chương trình đào tạo sẽ có những đặc điểm và hình thức học khác nhau. Do vậy mà chúng cũng sẽ có những ưu điểm riêng. Chương trình đào tạo bằng kỹ sư thực hành cũng thế, mời bạn cùng điểm qua những ưu điểm nổi bật dưới đây:

  • Thông thường, chương trình đào tạo kỹ sư thực hành sẽ có thời gian đào tạo không quá dài.
  • Chi phí đào tạo của chương trình học này hợp lý.
  • Trong suốt quá trình học, học viên sẽ được thực hành trực tiếp. Điều này giúp cho bạn tự tin hơn sau khi áp dụng vào thực tiễn làm việc.
  • Đầu vào của chương trình đào tạo kỹ sư không quá cao và đặc biệt là đầu ra có nhiều sự lựa chọn.

Xem thêm: Bằng kỹ sư và bằng cử nhân khác nhau như thế nào?

4. Top những ngành học nhận được bằng kỹ sư hiện nay

bang ky su thuc hanh
Bằng kỹ sư thực hành

Kỹ sư bao gồm nhiều mảng làm việc khác nhau xoay quanh đời sống con người. Vậy để nhận được tấm bằng kỹ sư thực hành bạn có thể chọn những ngành nào phổ biến hiện nay? Mời bạn cùng tìm hiểu qua danh sách top những ngành kỹ sư sau:

4.1. Kỹ sư ngành điện

Những người học ngành kỹ sư điện sẽ được nghiên cứu, học tập, triển khai hoàn thiện các công trình điện hoặc hệ thống điện. Các công việc xoay quanh gồm kiểm tra hệ thống điện, theo dõi hệ thống điện, xử lý các loại sự cố có liên quan khi xảy ra tình huống xấu.

Các kiến thức học được sẽ bao gồm kiến thức chuyên môn liên quan đến hệ thống điện. Từ đó, giúp người học có thể vận dụng nhuần nhuyễn vào thực tiễn công việc. Bên cạnh phụ trách các công việc của hệ thống điện thì kỹ sư điện còn có thể ứng tuyển vào các công việc như điện dân dụng, hệ thống điện các loại xe ô tô, các loại xe máy.

Theo số liệu thống kê từ bộ Công Thương Việt Nam vào tháng 10/2023 cho thấy mức tiêu thụ điện đạt con số 24,28 tỷ kWh (trung bình mỗi ngày tiêu thụ 783,2 kWh). Bên cạnh đó nước ta còn đang đẩy mạnh đầu tư để mang điện đến tất cả thôn làng trên toàn nước Việt Nam

>> Xem thêm: Bằng kỹ sư là gì? Những điều sinh viên cần nên biết?

4.2. Kỹ sư ngành cơ khí

Kỹ sư cơ khí là một trong những ngành có tính ứng dụng cao trong đời sống và đã xuất hiện khá lâu đời. Kỹ sư cơ khí sẽ chuyên về việc bảo trì máy móc, sản xuất máy móc, thiết kế máy móc….Học viên đăng ký ngành học này sẽ được học các kiến thức chuyên môn về thủy lực học, động lực học, nhiệt động lực học, động cơ và được thực hành thực tế liên quan đến ngành học.

Trong nền kinh tế - xã hội hiện nay, ngành cơ khí đóng vai trò then chốt trong mỗi lĩnh vực. Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu về nhân lực và lao động, ngành cơ khí chiếm 25% nhu cầu lao động. Dự kiến ngành này sẽ còn phát triển xa hơn trong thời gian sắp tới nhằm phát triển nền kinh tế tự động hóa.

4.3. Kỹ sư y sinh

Ngành học này sẽ được đào tạo các kiến thức liên quan đến y khoa và giải quyết các vấn đề về sức khỏe nói chung. Các kỹ sư học ngành này sẽ làm các công việc liên quan đến kỹ thuật nhằm tạo các các sản phẩm hữu hình như thiết bị y tế, các loại thiết bị chẩn đoán, các thiết bị ứng dụng trong sinh học…

Ngành kỹ sư y sinh xuất hiện từ năm 2010, đến thời điểm hiện tại thì ngành học này khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Chương trình đào tạo của ngành học này sẽ liên quan đến tin sinh học, cơ sinh học, xử lý hình ảnh, nghiên cứu hiệu sinh lý cơ học…

4.4. Kỹ sư ngành hàng không

Kỹ sư hàng không sẽ chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu, phát triển, thiết kế máy móc liên quan đến hàng không như tên lửa, vệ tinh, các loại tàu vũ trụ, dân dụng. Ngoài việc thiết kế sản xuất thì các nhà kỹ sư hàng không còn tiến hành bảo trì, thử nghiệm các sản phẩm đã thiết kế ra để đưa vào quá trình vận hành hiệu quả.

Ngành hàng không đóng góp lớn vào đời sống của con người, cùng với nhu cầu đi lại và phát triển như hiện nay thì ngành này ngày càng được đầu tư nhiều hơn. Có thể thấy nếu bạn lựa chọn ngành học này sẽ có khá nhiều triển vọng công việc trong tương lai.

>> Xem thêm: Kiến trúc sư xây dựng là gì?

4.5. Kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng

Bằng kỹ sư thực hành là gì? Những thông tin liên quan

Tại nước ta hiện nay, trung bình hàng năm sẽ có 30 - 40% GDP nguồn đầu tư vào việc xây dựng kết về hạ tầng kỹ thuật, các loại đô thị hóa và một số công trình công cộng, công trình văn hóa, phát triển các khu thương mại, giáo dục, khu công nghiệp, dịch vụ… Ngành kỹ thuật xây dựng ngày càng phát triển nhanh chóng, với tốc độ phát triển trên đòi hỏi nguồn nhân lực lao động ngành này tăng mạnh.

Từ thống kê trên có thể thấy kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng có tương lai phát triển công việc vô cùng triển vọng. Để sở hữu một tấm bằng kỹ sư thực hành ngành kỹ thuật xây dựng bạn có thể tham khảo ngay trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên. Đây là ngôi trường có chương trình đào tạo mạnh về ngành kỹ thuật thuật xây dựng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

Hiện nay trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên còn phát triển hệ thống đào tạo kết hợp giữa học online thông qua đại học từ xa và học offline trực tiếp tại trường. Đối với ngành học này yêu cầu học viên phải nắm vững cả kiến thức chuyên môn và thực tiễn nên nhà trường đã vận dụng chương trình học này vào thực tế nhằm mang đến nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho học viên.

>> Xem thêm: Ngành xây dựng dân dụng là gì? Triển vọng ngành ra sao?

Lời kết

Hiện nay có khá nhiều chương trình đào tạo kỹ sư thực hành thông qua những ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nếu bạn muốn nhận được tấm bằng kỹ sư thực hành có thể tham khảo một số ngành nghề mà TNUT E-Learning đã tổng hợp trong bài viết này. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong quá trình sắp tới!

Nguồn: www.hotcourses.vn; fixi.vn; www.topcv.vn