Mẹ bầu ăn nho có tốt không? Khi nào bà bầu không nên ăn nho?

Darkrose
Mẹ bầu ăn nho có tốt không? Khi nào bà bầu không nên ăn nho?

Nho có hương vị thơm ngon và nhiều dưỡng chất thiết yếu. Song trong quá trình mang thai có nên tiêu thụ loại trái cây này? Và khi nào mẹ bầu không nên ăn nho?

Nếu nói đến một loại trái cây dễ ăn, thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng và được yêu thích thì chắc hẳn sẽ có nhiều người nghĩ đến nho. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là mẹ bầu có nên ăn nho hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

1Bà bầu ăn nho được không?

Nho là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin, chất chống oxy hóa, acid hữu cơ, chất xơ, acid folic, pectin,… Đồng thời, ăn nho cũng đóng góp vai trò hỗ trợ cho những thay đổi về mặt sinh học trước, trong và sau khi mang thai.

Cho nên, mẹ bầu vẫn có thể ăn nho với số lượng vừa phải. Nhưng lưu ý rằng, nho có tính sinh nhiệt nên ta cần tránh ăn loại trái cây này khi vào giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, một số chuyên gia còn khuyến khích bà bầu ăn nho khô với số lượng vừa phải.

Bà bầu có thể ăn nhoBà bầu có thể ăn nho

2Lợi ích của trái nho đối với sức khỏe bà bầu

Kiểm soát viêm khớp và hen suyễn

Nho sở hữu các đặc tính chống viêm vì thế sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kiểm soát chứng viêm khớp và hen suyễn trong quá trình mang thai. Đồng thời, khả năng hydrat hóa của loại trái cây này còn giúp tăng độ ẩm ở phổi, bảo vệ mẹ bầu khỏi hen suyễn.

Kiểm soát viêm khớp và hen suyễn

Tăng đề kháng

Nho là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hoá như flavonoid, anthocyanin, linalool, geraniol, tannin. Những chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tăng đề kháng

Giảm chuột rút

Magie là dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai và đây là một trong các khoáng chất giúp truyền dẫn thần kinh cơ. Bên trong nho cũng chứa magie, cho nên việc tiêu thụ loại trái cây này sẽ giúp giảm chuột rút và xoa dịu các cơn đau.

Giảm chuột rút

Ngừa táo bón

Nho là thực phẩm giàu chất xơ tốt, cho nên thực phẩm này sẽ giúp nhuận tràng, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai.

Ngừa táo bón

Kiểm soát cholesterol

Cholesterol là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng cao huyết áp. Resveratrol có rất nhiều trong nho đỏ, hợp chất này sẽ cải thiện hiệu suất mật, kiểm soát mỡ trong máu, kiểm soát cholesterol. Thói quen uống 1 ly nước ép nho hằng ngày sẽ giúp các mẹ bầu cao huyết áp kiểm soát cholesterol.

Kiểm soát cholesterol

Tránh sâu răng

Nho sở hữu các acid hữu cơ có đặc tính trung hòa vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, còn đóng vai trò cho sự hình thành và duy trì canxi. Từ đó, giúp bảo vệ răng miệng, hạn chế sâu răng.

Tránh sâu răng

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Nho chứa những hợp chất tốt cho cơ thể mẹ bầu, một trong số đó là polyphenol. Hợp chất này sẽ hỗ trợ tim mạch hoạt động tốt hơn và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các vấn đề về hệ tim mạch.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ngăn ngừa hình thành máu đông

Nho có thể hạn chế việc sản sinh quá nhiều vitamin K. Vì thế nho còn được ví von là chất làm loãng máu, chúng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu khi mang thai hoặc khi chuyển dạ. Một ly nước nho mỗi ngày sẽ giúp bà bầu dễ chịu và thoải mái hơn trước quá trình chuyển dạ.

Ngăn ngừa hình thành máu đông

Bổ sung sắt

Chứng thiếu máu khi mang thai khiến bạn lo lắng và ra sức tìm những thực phẩm bổ máu? Vậy thì nho có thể giúp bạn khắc phục. Nho đỏ rất giàu chất sắt vì thế có thể giúp bổ sung và duy trì mức độ huyết sắc tố của mẹ bầu.

Bổ sung sắt

Các lợi ích khác

Bên cạnh những công dụng đã kể đến ở trên, bên trong nho cũng chứa những thành phần giúp cải thiện trí nhớ, thị lực và kích thích tuần hoàn não. Cho nên, nếu như không mắc phải những vấn đề sức khỏe không cho phép thì bạn có thể dùng nho tươi và nước ép nho để giảm khó chịu, mệt mỏi, suy nhược thần kinh hay căng thẳng.

3Lợi ích của nho đối với thai nhi

Nho chứa vitamin B, chất dinh dưỡng này mang khả năng hỗ trợ sự chuyển hóa trong cơ thể, vì thế sẽ giúp cung cấp nhiều dưỡng chất hơn cho thai nhi. Khoáng chất natri góp phần vào quá trình phát triển hệ thần kinh, folate giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, vitamin A và flavonol sẽ giúp phát triển thị lực.

Lợi ích của nho đối với thai nhi

4Tác dụng phụ nếu bà bầu ăn nho quá nhiều

Nhiễm độc

Nho đen và đỏ hay các loại nho có vỏ màu sẫm chứa một lượng lớn resveratrol. Nếu mẹ bầu ăn nho quá mức cho phép, đặc biệt là các mẹ bầu có nội tiết tố bị mất cân bằng, resveratrol sẽ là một hợp chất độc hại và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tiêu chảy

Những loại nho có vỏ dày như nho đen và đỏ thường khó tiêu hóa, nếu hệ tiêu hóa không tốt, những loại nho này có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, cần tránh xa nho chưa chín nếu như mẹ bầu không muốn gặp phải tình trạng ợ nóng, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa.

Tăng chỉ số đường huyết

Tuy lượng đường trong nho không quá cao nhưng điều đó không chứng minh rằng chúng hoàn toàn vô hại. Mẹ bầu ăn nho trong thời gian dài có thể khiến đường huyết tăng cao và gây nên các tác động xấu cho cơ thể.

Tác dụng phụ nếu bà bầu ăn nho quá nhiều

5Khi nào bà bầu không nên ăn nho?

Nho trái mùa đôi khi xảy ra tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại nhằm kích thích kết trái. Cho nên, để bảo vệ sức khỏe, mẹ bầu nên ăn nho khi đến mùa nho chín và ưu tiên mua nho tại những hệ thống cửa hàng uy tín như Bách hóa XANH,...Đặc biệt, nếu bạn gặp bất kỳ các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, cơ địa dễ dị ứng, khó tiêu thì bạn không nên ăn nho để đề phòng các biến chứng nguy hiểm.

Mẹ bầu nên ăn nho khi đến mùa nho chín

6Một số câu hỏi thường gặp

Bà bầu uống rượu nho được không?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tránh xa rượu nho nói riêng và rượu, bia, đồ uống có cồn nói chung. Vì dùng những loại thức uống này không chỉ không tốt cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi.

Bà bầu uống rượu nho được không?

Bà bầu ăn hạt nho được không?

Nhiều người có quan niệm rằng hạt nho bé xíu nên nhỡ có nuốt phải cũng sẽ không gây ra tác hại cho sức khỏe. Nhưng, trên thực tế, nếu bạn bị dị ứng, đang trong quá dùng thuốc hay thực phẩm bổ sung thì hạt nho có thể khiến cơ thể đối mặt với một số rủi ro. Vì thế, trước khi ăn, các mẹ bầu nên dành chút thời gian để loại bỏ hạt nho.

Bà bầu ăn hạt nho được không?

Bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn nho không?

Nho sở hữu rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể của mẹ cũng như quá trình phát triển của bé con. Tuy nhiên, nho cũng là trái cây chứa đường. Cho nên, nếu bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu cần tránh xa loại trái cây này nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn nho không?

Tóm lại, nho là thực phẩm tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nhưng khi ăn hãy hạn chế số lượng cũng như ghi nhớ các lưu ý khi tiêu thụ nho trong quá trình mang thai nhé!

Nguồn: Hello Bacsi

Chọn mua nho tươi ngon, chất lượng có bán tại Bách hóa XANH nhé:

Bách hóa XANH