Bảo vệ rừng – lá chắn tốt trong phòng chống thiên tai

Darkrose
Bảo vệ rừng – lá chắn tốt trong phòng chống thiên tai

Rừng tự nhiên, rừng phòng hộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và thiên tai do nước gây ra. Việc duy trì, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước phù hợp cho từng lưu vực sông, vùng, khu vực trong khi vẫn đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sống phụ thuộc vào rừng cần phải được triển khai thực hiện.

Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống trên Trái đất chúng ta

Hiệu quả to lớn đem lại từ rừng

Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Vì thế, ở những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng là lớp che phủ rất quan trọng có tác dụng giữ, điều hòa nước, chống trơn trượt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi mất đi lớp thảm thực vật che phù này, dù có thay thế bằng lớp thảm khác gồm những cây công nghiệp, cây ăn quả được trồng sau đó hiệu quả giữ nước này sẽ không thể đảm bảo. Ở địa hình đồi núi dốc như ở Việt Nam, mưa lũ xảy ra nước sẽ trôi tuột xuống hạ lưu do không còn lớp thảm níu giữ.

Rừng không chỉ là lá phổi xanh của trái đất, cung cấp nguồn sống cho chúng ta, rừng còn là bức tường thành, lá chắn tự nhiên vô cùng quan trọng che chở con người khỏi thiên tai, hiểm họa. Những đợt thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất trên cả nước thời gian gần đây càng cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

Trồng thêm cây cũng là cách để bảo vệ rừng Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Vì thế, ở những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được 30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ phạm vi đất đai gấp hơn 2 lần chiều cao của cây.

Ở những nơi có gió cát và hạn hán nghiêm trọng, việc trồng những hàng cây phi lao ngăn gió cát rất có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái đất đai.

Thực tế cho thấy, nếu nước mưa trực tiếp xối vào mặt đất thì mỗi năm một ha đất trồng hoa bị xói mòn 20 tấn, đất trồng cỏ bị xói mòn 1 tấn, trong khi đó đất trồng rừng chỉ bị xói mòn 0,1 tấn.

Mặt đất trong rừng có nhiều cành và lá cây khô, nước mưa rơi xuống mặt đất không thể xối thẳng vào đất, cũng không thể chảy nhanh mà ngầm chảy từ từ. Đó là vật cản quan trọng khiến mưa to không gây ra lũ lụt và rất có ích đối với việc bảo vệ đồng ruộng, nhà cửa.

Cây cối cũng là những “anh hùng” hút bụi, chống ô nhiễm. Hiện nay, lượng khí cacbonic thải ra ngày một tăng. Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này là trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí cacbonic.

Lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ rừng

Trung bình 1ha cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do một người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10m2 cây xanh hút hết.

Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ tiếng ồn, hấp thụ một số chất ô nhiễm trong không khí và một số nguyên tố kim loại nặng trong đất.

Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300- 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3-10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2, tương ứng với lượng oxy do 1.000- 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3-5 độ C. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.

Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.

Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng

Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích. Riêng ở tỉnh ta, hiện độ che phủ rừng đạt hơn 57%.

Cây xanh có khả năng rất lớn trong việc chống gió, giữ nước, ngăn xói lở, chống ô nhiễm…, nhưng khả năng tự bảo vệ của chúng lại có hạn, nên chúng cần sự bảo vệ của con người và cũng là cách để rừng bảo vệ chính con người.

Hậu quả từ phá rừng là không tránh khỏi

Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.

Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…

Trong một thời gian dài, hậu quả của việc phá rừng đã khiến diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung bị san bằng để làm thủy điện, gây khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.

Lực lượng chức năng cùng người dân kiểm tra và gắn biển chặt phá cây trong rừng Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.

Cấp thiết phải bảo vệ rừng

Bảo vệ rừng chính là việc giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển một cách tự nhiên không bị chặt phát hủy hoại môi trường sống. Bên cạnh việc cung cấp nguồn gỗ, thì rừng còn là nơi tập trung của vô vàn cây thuốc quý hiếm (thuốc nam, thuốc bắc,…), là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

Và vì lẽ đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

Như chúng ta đã biết, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tự nhiên và hỗ trợ cho sự sống trên hành tinh. Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động chủ động và tránh những việc sau đây:

Khai thác rừng không bền vững: Khai thác rừng không bền vững là một trong những nguyên nhân chính gây suy thoái rừng. Việc chặt phá rừng quá mức, không tuân thủ quy định về tái tạo rừng và sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên rừng làm hại đến hệ sinh thái và gây mất cân bằng môi trường.

Rừng trồng không đúng cách: Việc trồng rừng không đúng cách hoặc không tuân thủ các quy định kỹ thuật gây hại đến sự phát triển của rừng. Sử dụng loại cây không phù hợp với vùng đất, không có sự quản lý và chăm sóc hợp lý dẫn đến việc rừng không phát triển, không cung cấp được các dịch vụ sinh thái cần thiết.

Đánh bắt và săn bắn trái phép: Hoạt động đánh bắt và săn bắn trái phép gây hại nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của rừng. Việc săn bắn trái phép có thể làm giảm số lượng các loài quý hiếm và đe dọa cân bằng sinh thái. Đánh bắt và săn bắn trái phép cũng ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và gây tác động lớn đến hệ sinh thái rừng.

Lực lượng chức năng cùng người dân kiểm tra và gắn biển báo cấm lửa trong rừng Đốt rừng: Hành động đốt rừng gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường. Việc đốt rừng làm mất mát diện tích rừng rộng lớn và gây ra hiện tượng khói và ô nhiễm không khí. Ngoài ra, việc đốt rừng còn góp phần vào tăng lượng khí thải carbon vào không khí, đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu. Các đám cháy rừng có thể lan rộng và gây thiệt hại không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến cả môi trường sống của con người và các loài sinh vật.

Rừng trồng đơn giống: Trồng cây đơn giống trên diện tích rừng lớn có thể tạo ra một môi trường không đa dạng sinh học. Việc này làm mất đi sự cân bằng tự nhiên và gây khó khăn cho quá trình tái tạo rừng sau này. Rừng đa dạng sinh học cung cấp nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm việc bảo vệ đất, cung cấp nước và là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

Sử dụng hóa chất gây ô nhiễm: Việc sử dụng hóa chất gây ô nhiễm trong các hoạt động nông nghiệp hoặc công nghiệp gần khu vực rừng có thể làm hại đến hệ sinh thái rừng. Hóa chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và chất thải công nghiệp khi xâm nhập vào rừng có thể gây ô nhiễm nước và đất, làm giảm chất lượng môi trường sống của các loài sinh vật.

Du lịch không bền vững: Du lịch không bền vững có thể gây hại đến rừng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng không phù hợp, đồng thời tăng lượng du khách không kiểm soát có thể gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học của rừng. Ngoài ra, việc bỏ rác không đúng nơi, đi lại trên các vùng đất nhạy cảm và đe dọa các loài địa phương cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Song song là thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng phổ biến nhất gồm có: Hạn chế khai thác rừng bừa bải, không nên săn bắt các loại động vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài; Ngăn chặn hiện tượng chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho các loại thực vật; Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia; Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân đặc biệt là những vùng sâu, vùng sa có trình độ dân trí thấp để cùng tham gia bảo vệ rừng; Tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, trồng cây xanh ở trường hoặc địa phương…