14 dạng bài Reading IELTS phổ biến và chiến lược tương ứng

Darkrose
14 dạng bài Reading IELTS phổ biến và chiến lược tương ứng

Dạng bài Matching Headings

Định nghĩa

Trong các dạng bài Reading IELTS thì dạng Matching headings yêu cầu thí sinh chọn một tiêu đề (heading) phù hợp với ý chính (main idea) của đoạn văn từ danh sách các tiêu đề cho sẵn.

Thông thường thì các headings sẽ được đánh số la mã (i, ii, iii,...) còn đoạn văn được đánh theo bảng chữ cái (A, B, C…). Và ở đa số các bài thì headings sẽ nhiều hơn đoạn văn, điều này nhằm “bẫy" thí sinh nên các bạn nhớ đọc kỹ các headings nhé!

Câu hỏi mẫu

mẫu câu hỏi dạng bài Matching headings
Bài mẫu dạng bài Matching headings (Nối tiêu đề)

Từ i-ix là danh sách các tiêu đề (List of Headings)

Từ A-F là các đoạn trong bài. (trong đó đoạn E đã được chọn heading sẵn)

Chiến lược làm bài

Chiến lược 1: Đọc tiêu đề trước

  • Hãy đọc từng tiêu đề đầu tiên

  • Highlight các từ khóa trong câu tiêu đề

  • Chú ý những điểm giống hoặc khác giữa các tiêu đề

  • Chú ý những câu đầu và cuối trong đoạn văn

  • Chỉ chọn tiêu đề phù hợp nhất với đoạn văn.

Chiến lược 2: Đọc văn bản trước

  • Đọc và tóm tắt ý chính của từng đoạn

  • Nghĩ tiêu đề riêng cho mỗi đoạn

  • Đọc các tiêu đề có trong đề bài

  • Chọn tiêu đề phù hợp với từng đoạn văn

Đánh giá kỹ năng

  • Nắm được chủ đề và nội dung chính của đoạn văn

  • Phân biệt được các thông tin khác nhau giữa các đoạn văn

Dạng bài Matching Paragraph Information

Định nghĩa

Dạng Information matching yêu cầu thí sinh tìm xem thông tin trong câu hỏi đề cập tới đoạn nào hoặc xuất hiện ở đoạn văn nào. Có nhiều trường hợp một đoạn có thể được dùng để trả lời cho nhiều câu (đề bài sẽ ghi rõ).

Các bài dạng Information matching sẽ khó hơn vì thứ tự những câu hỏi sẽ không đi theo thứ tự thông tin trong bài.

Câu hỏi mẫu

Mẫu câu hỏi dạng bài Information matching
Bài mẫu dạng bài Information matching (Nối thông tin)

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Gạch chân từ khoá

  • Bước 2: Làm những dạng câu hỏi khác của từng đoạn

  • Bước 3: Xác định 1-2 đoạn có chứa từ khoá

  • Bước 4: Tìm đáp án

Đánh giá kỹ năng

  • Xác định được các từ khóa và các từ đồng nghĩa trong đoạn văn

  • Kỹ năng Skimming & Scanning

Dạng bài Matching Features

Định nghĩa

Matching features (Nối đặc điểm) hay còn được gọi là Classification hay Categorisation trong các dạng bài Reading IELTS. Dạng này yêu cầu thí sinh nối thông tin liên quan tới tên riêng, ngày tháng, v.v. với những sự kiện hoặc phát ngôn (thường được gọi là statements) được nêu ra trong phần câu hỏi. Một tên có thể được sử dụng nhiều lần.

Câu hỏi mẫu

Mẫu câu hỏi dạng bài Matching features
Bài mẫu dạng bài Matching features (Nối đặc điểm)

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định hạng mục cần xếp thông tin vào (tên riêng/ngày tháng...)

  • Bước 2: Xác định vị trí từng hạng mục (tên riêng/ngày tháng…) trong bài đọc.

  • Bước 3: Dùng Linearthinking đọc hiểu thông tin liên quan tới từng hạng mục trong bài đọc.

  • Bước 4: So sánh thông tin đã đọc với từng statement đề bài cho.

Đánh giá kỹ năng

  • Kỹ năng Skimming & Scanning.

  • Kỹ năng thiết lập mối quan hệ giữa các thông tin trong bài.

  • Kỹ năng paraphrase được nội dung chính.

Dạng bài Matching Sentence Endings

Dạng câu hỏi Matching Sentence Endings sẽ yêu cầu thí sinh nối nửa đầu và nửa sau của một câu sau cho chúng có nghĩa phù hợp, dựa vào thông tin trong bài đọc. Thông thường nửa câu đầu tiên sẽ đi theo thứ tự thông tin trong bài đọc.

Câu hỏi mẫu

Mẫu câu hỏi dạng bài Matching sentence ending
Bài mẫu dạng bài Matching sentence ending (Nối câu chưa hoàn chỉnh)

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Đọc kĩ nửa câu đầu tiên và hiểu rõ nghĩa của nửa câu đầu này. Chưa cần đọc tới danh sách nửa câu sau (sentence endings)

  • Bước 2: Xác định vị trí thông tin trong bài đề cập tới ý vừa đọc

  • Bước 3: Dùng Linearthinking đọc và hiểu kỹ thông tin trong bài

  • Bước 4: So sánh thông tin vừa đọc với ý của những nửa câu sau (Sentence Endings) mà đề bài cho.

Đánh giá kỹ năng

  • Nắm được nội dung chính của đoạn văn

  • Kỹ năng Skimming & Scanning

Dạng bài True/False/Not Given or Yes/No Not Given

Dạng True/False/Not Given và Yes/No/Not Given đều yêu cầu thí sinh xác định xem thông tin trong câu hỏi là đúng với thông tin trong bài, trái ngược với thông tin trong bài hay là không được đề cập trong bài đọc IELTS.

  • True/ Yes: Thông tin trong câu hỏi trùng khớp với thông tin trong bài.

  • False/ No: Thông tin trong câu hỏi trái ngược với thông tin trong bài.

  • Not Given: Thông tin trong câu hỏi không được đề cập trong bài.

Trong các dạng bài IELTS reading, dạng bài này thường ở 2 hình thức.

  • True/False/Not Given: tìm đáp án dựa vào các sự kiện, thông tin có trong bài.

  • Yes/No/Not Given: suy luận theo quan điểm của tác giả để chọn đáp án phù hợp nhất.

Câu hỏi mẫu

Dạng True/ False/ Not Given

Mẫu câu hỏi cho dạng bài Information identification questions
Bài mẫu dạng bài Information identification questions (Câu hỏi xác định thông tin)

Dạng Yes/ No/ Not Given

Mẫu câu hỏi dạng bài Yes/No/Not Given
Dạng Yes/No/Not Given

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi, phân tích cấu trúc câu hỏi để hiểu sâu nội dung

  • Bước 2: Xác định thông tin cần đọc trong bài

  • Bước 3: Đọc cấu trúc câu của thông tin trong bài để hiểu sâu nội dung

  • Bước 4: So sánh nội dung câu hỏi với nội dung bài đọc và chọn True/ False/ Not Given

Đánh giá kỹ năng

  • Tổng hợp thông tin của bài đọc

  • Xác định được quan điểm, ý kiến của tác giả

Dạng bài Multiple Choice

Trong các dạng Reading IELTS, Multiple Choice là dạng câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu thí sinh chọn đáp án chính xác nhất trong 4 lựa chọn (A, B, C, D) để trả lời thông tin đưa ra trong câu hỏi.

Bên cạnh đó, một số đề còn có thể yêu cầu thí sinh chọn 2, 3 hoặc 4 đáp án được cho từ những lựa chọn có sẵn.

Câu hỏi mẫu

Ví dụ 1:

Đề mẫu dạng bài Choose a Title
Bài mẫu dạng câu hỏi lựa chọn 1 đáp án

Ví dụ 2:

Câu hỏi dạng bài Short-answer
Bài mẫu dạng câu hỏi nhiều đáp án

Chiến lược làm bài

Bước 1: Đọc thật kĩ câu hỏi, không cần đọc qua các lựa chọn A,B,C,D

Bước 2: Xác định thông tin cần đọc trong bài

Bước 3: Dùng Linearthinking để đọc hiểu và tóm tắt nội dung thông tin

Bước 4: So sánh với các lựa chọn A,B,C,D

Đánh giá kỹ năng

  • Lọc tìm các keyword

  • Nắm được nội dung của bài đọc

Dạng bài Choose a Title

Choose a title là dạng bài yêu cầu thí sinh phải lựa chọn tựa đề cho cả một bài đọc trong IELTS Reading. Để làm được điều này, học viên cần có khả năng đọc và tóm được ý chính của cả bài.

Câu hỏi mẫu

Câu hỏi dạng bài Sentence Completion
Bài mẫu dạng bài Choose a Title (Chọn tiêu đề bài đọc hiểu)

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Đọc qua yêu cầu của câu hỏi, không cần nhìn qua list các lựa chọn A, B, C, D

  • Bước 2: Làm những dạng câu hỏi khác trước, trong khi làm tóm tắt lại nội dung của từng dạng

  • Bước 3: Tìm mối liên hệ giữa các dạng với nhau để tóm lại nội dung toàn bài

  • Bước 4: So sánh nội dung toàn bài với các lựa chọn A,B,C,D và chọn lựa chọn phù hợp nhất

Đánh giá kỹ năng

  • Kỹ năng phân bổ thời gian thông minh trong Reading

  • Nắm được nội dung chính của bài đọc

Dạng bài Short Answers

Định nghĩa

Trong các dạng bài Reading IELTS thì dạng Short Answers khá dễ vì nó chỉ có một câu hỏi và yêu cầu thí sinh đưa ra một câu trả lời ngắn (tầm 1-3 từ) để trả lời câu hỏi đó.

Câu hỏi mẫu

câu hỏi dạng đề Summary Completion
Bài mẫu dạng bài Short-answer questions (Câu trả lời ngắn)

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài về số lượng từ quy định trong câu trả lời (No more than… words)

  • Bước 2: Quan sát cấu trúc câu hỏi và từ dùng để hỏi, từ đó dự đoán loại từ cần dùng trong câu trả lời

  • Bước 3: Xác định vị trí thông tin trong bài đọc

  • Bước 4: Áp dụng Linearthinking đọc cấu trúc và hiểu rõ thông tin bài đọc

  • Bước 5: So sánh thông tin bài đọc với câu hỏi và chọn câu trả lời

Đánh giá kỹ năng

  • Kỹ năng paraphrase và sử dụng synonym

  • Xác định vị trí thông tin quan trọng

Dạng bài Sentence Completion

Định nghĩa

Trong các dạng bài đọc IELTS thì dạng Sentence completion sẽ yêu cầu thí sinh điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành một câu. Tất cả đề bài đều sẽ quy định số từ mà thísinh có thể điền vào do đó bạn hãy chú ý đọc kỹ đề nhé.

Câu hỏi mẫu

Câu hỏi dạng bài Table Completion
Bài mẫu dạng bài Sentence completion (Hoàn thành câu)

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Đọc và phân tích kĩ câu hỏi, xác định loại từ cần điền vào chỗ trống

  • Bước 2: Xác định vị trí thông tin cần đọc trong bài

  • Bước 3: Phân tích cấu trúc câu trong bài để hiểu rõ nghĩa câu

  • Bước 4: So sánh câu trong bài và câu hỏi và chọn từ cần điền vào chỗ trống

Đánh giá kỹ năng

  • Xác định nhanh thông tin quan trọng trong bài đọc

  • Kỹ năng Skimming & Scanning

Dạng bài Summary Completion

Định nghĩa

Tương tự như dạng Sentence Completion, Summary completion yêu cầu thí sinh điền vào chỗ trống, nhưng là để hoàn thành một phần tóm tắt cho bài đọc. Đây có thể là tóm tắt của một đoạn, một vài đoạn hoặc cả một bài.

Câu hỏi mẫu

Đề mẫu cho dạng bài Flowchart completion
Bài mẫu dạng bài Summary completion (Hoàn thành đoạn tóm tắt)

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Nhìn tổng quan cả Summary để nắm được sơ lược thông tin cần tìm

  • Bước 2: Áp dụng Linearthinking, phân tích cấu trúc từng câu hỏi để xác định loại từ cần điền vào chỗ trống

  • Bước 3: Tìm lần lượt thông tin trong bài đọc để trả lời từng câu hỏi

  • Bước 4: Phân tích cấu trúc câu trong bài đọc để hiểu rõ thông tin

  • Bước 5: So sánh thông tin trong bài đọc và thông tin trong câu hỏi và chọn từ cần điền vào chỗ trống

Đánh giá kỹ năng

  • Xác định các keyword quan trọng trong thông tin bài đọc

  • Nắm được nội dung chính của đoạn văn và bài đọc

  • Xác định được loại từ

Dạng bài Table Completion

Định nghĩa

Table completion Reading là dạng bài yêu cầu thí sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành một bảng thông tin. Thông thường bảng thông tin sẽ có tiêu đề cột ngang/cột dọc để thí sinh dễ xác định đâu là thông tin cần tìm.

Câu hỏi mẫu

Bài mẫu dạng Table Completion

Chiến lược làm bài

  • Đọc các tiêu đề cột/ tiêu đề hàng.

  • Xác định loại từ cần điền vào các chỗ trống.

  • Áp dụng kỹ thuật ‘scanning’ - đọc quét để tìm nhanh vị trí thông tin.

  • Kiểm tra giới hạn từ được điền vào mỗi chỗ trống.

Đánh giá kỹ năng

  • Đọc kỹ thông tin cụ thể

  • Đọc lướt để biết ý nghĩa chung

  • Xác định các từ đồng nghĩa

Dạng bài Flow Chart Completion

Định nghĩa

Flowchart completion là dạng bài yêu cầu thí sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành một quy trình với từng bước rõ ràng.

Câu hỏi mẫu

14 dạng bài Reading IELTS phổ biến và chiến lược tương ứng
Dạng đề Flowchart completion

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Quan sát kỹ số từ cần điền vào chỗ trống.

  • Bước 2: Phân tích cấu trúc câu hỏi, từ đó suy ra loại từ cần điền vào chỗ trống.

  • Bước 3: Xác định thông tin trong bài, cố gắng chia phần thông tin trong bài thành các bước như trong câu hỏi

  • Bước 4: Dùng Linearthinking phân tích và đọc kĩ thông tin trong bài.

  • Bước 5: So sánh thông tin trong bài và thông tin trong câu hỏi và chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống.

Đánh giá kỹ năng

  • Xác định được các keyword trong bài đọc

  • Tổng hợp được nội dung chính

Dạng bài Diagram Completion

Định nghĩa

Diagram completion là dạng bài yêu cầu thí sinh điền vào phần chú thích cho một biểu đồ (diagram) bất kì.

Câu hỏi mẫu

14 dạng bài Reading IELTS phổ biến và chiến lược tương ứng
Bài mẫu dạng diagram completion

Chiến lược làm bài

  • Bước 1: Xác định số từ cho phép điền vào chỗ trống

  • Bước 2: Phân tích cấu trúc câu, từ đó xác định loại từ cần điền vào chỗ trống

  • Bước 3: Xác định thông tin cần đọc trong bài

  • Bước 4: Áp dụng Linearthinking phân tích cấu trúc câu và đọc hiểu thông tin trong bài đọc

  • Bước 5: So sánh thông tin câu hỏi và thông tin bài đọc và chọn từ cần điền vào chỗ trống

Đánh giá kỹ năng

  • Xác định được các keyword trong bài đọc

  • Tổng hợp được nội dung chính

Các câu hỏi thường gặp về 14 dạng bài Reading IELTS

Bài viết này đã cung cấp thông tin hoàn chỉnh về các dạng bài Reading IELTS thường gặp, qua đó hy vọng các bạn ôn thi IELTS sẽ có cái nhìn tổng quan về các dạng câu hỏi trong Reading IELTS để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng này. DOL chúc các bạn đạt được band điểm mong muốn nhé!