Top 10 Làng nghề truyền thống lâu đời nhất miền Bắc Việt Nam

Darkrose
Top 10 Làng nghề truyền thống lâu đời nhất miền Bắc Việt Nam

Làng gốm Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình có tuổi đời khoảng 50 năm. Nghề truyền thống này phát triển tại địa phương bởi những người thợ gốm có gốc gác Thanh Hóa. Sở dĩ Gia Thủy được chọn để phát triển nghề gốm bởi có chất đất sét đặc trưng, phù hợp với nghề gốm. Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay nghề gốm Gia Thủy vẫn đứng vững và ngày càng phát triển mạnh. Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài. Để làm ra được một sản phẩm gốm phải trải qua rất nhiều công đoạn.

Mỗi công đoạn làm gốm yêu cầu người thợ cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận tránh sai sót. Đất sét khi lọc qua nước sẽ được loại bỏ tạp chất, cô đặc rồi đem phơi đủ độ ẩm. Công đoạn phơi đất cần cần thận bởi đất phơi khô quá cũng không làm được gốm mà ướt quá cũng khó làm gốm. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà người thợ sẽ nặn đất theo mẫu khác nhau. Thông thường để làm ra những chiếc vò, chum, vại người thợ sẽ nặn đất thành những thớ dài và tròn để khi đưa lên bàn xoay ghép lại với nhau được dễ dàng hơn.

Những năm trở lại đây, nhu cầu mua bình, vò, chum sành để ngâm rượu tăng cao vì rượu khi ngâm vào bình gốm sành sẽ khử được chất độc, làm giảm nồng độ rượu, an toàn cho người sử dụng. Vì thế, nghề gốm Gia Thủy sản xuất nhộn nhịp hơn trước kia. Các cơ sở sản xuất làm quanh năm cũng không đủ hàng cung ứng ra thị trường.

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Mai, từng công đoạn làm gốm, người thợ gửi hồn mình vào những cục đất vô tri vô giác để tạo nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh và có hồn. Từ những sản phẩm làm vật dụng bình thường hay những sản phẩm mỹ nghệ thì người thợ cần phải có lòng đam mê và tâm huyết với nghề.

Top 10 Làng nghề truyền thống lâu đời nhất miền Bắc Việt Nam Chỉ đường