LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC GIỎI MÔN DƯỢC LÝ

Darkrose
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC GIỎI MÔN DƯỢC LÝ

“Nhất dược lý, nhìn đông y”

Các thế hệ sinh viên trường y dược truyền tai nhau câu vè đó, để nói về mức độ khó của các môn học.

Và nếu bạn đã trải qua 5 - 6 năm trong trường đại học y, đại học dược, thì tôi tin bạn cũng cảm nhận được điều đó.

Gần như Dược lý được xếp riêng một mảng.

Tại sao lại vậy ư?

Hầu hết các môn học khác đều nhằm phục vụ việc chẩn đoán ra bệnh.

Còn Dược lý, mình nó phục vụ việc điều trị bệnh (sau khi đã chẩn đoán ra).

Chỉ nguyên việc tiếp cận như vậy, cũng đủ thấy được mức độ phức tạp của môn học này rồi.

Vậy làm thế nào để có thể học tốt môn dược lý? Để rồi vận dụng linh hoạt vào quá trình học bệnh học ở Y4, Y6 và kê đơn thuốc khi ra trường?

Sau đây là 2 gợi ý của bác sĩ Lê Trọng Đại cho các sinh viên y dược:

  1. ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT VỚI DƯỢC LÝ?

Đa số sinh viên bị cuốn vào những thử thách của thầy cô trong bộ môn.

Khi đi nghe giảng, thấy các thầy cô nói “vanh vách” liều lượng của thuốc, sinh viên tự cho rằng cần phải học thuộc liều.

Rồi đến bài kiểm tra thực tập, hoặc kiểm tra giữa kỳ, chính giáo viên lại tạo ra những đề thi ảo - yêu cầu sinh viên phải nhớ liều.

Trên thực tế,

Giảng viên dạy đi dạy lại, sau nhiều năm mới nhớ được liều của thuốc. Và việc nhớ này cũng chẳng còn tác dụng gì lắm với thời đại ngày nay, khi mà Google hay các ứng dụng trên điện thoại thông minh (Medscape …) đều cung cấp một cách chi tiết cho bác sĩ.

Và thực tế trên lâm sàng,

Ngoài những thuốc phổ thông (như Efferangal Codein), thì hầu hết các thuốc chuyên khoa chẳng bác sĩ nào có thể nhớ được. Thậm chí, nếu mang máng sẽ dùng biện pháp an toàn là tra tài liệu.

Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, chỉ nhớ những thuốc mình hay sử dụng và thuộc chuyên khoa mình. Tương tự như vậy với các chuyên khoa khác.

Vậy điều gì là quan trọng nhất khi học dược lý?

Đó chính là CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THUỐC!

Có thể nói đó là thứ quan trọng nhất, bởi khi nắm vững cơ chế tác dụng của thuốc, thì dù biệt dược mới nào ra đời. Bác sĩ cũng sẽ chủ động trong việc kê đơn cho bệnh nhân.

Và khi nắm vững cơ chế tác dụng, bác sĩ cũng sẽ chủ động định hướng được CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH, TÁC DỤNG PHỤ của thuốc.

Trong một bài học dược lý, sẽ luôn phải trình bày các mục: Cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, tai biến. Và từ cơ chế tác dựng, gần như ta có thể dẫn dắt tâm trí - suy luận ra những phần còn lại.

Tóm lại, bạn có thể quên nhiều thứ, nhưng đừng bỏ qua cơ chế tác dụng của thuốc.

(Chú ý! Mỗi thuốc gồm có 2 thành phần cơ bản: Dược chất và tá dược; cần phải biết để định hướng đến chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ à Bạn sẽ được hướng dẫn bài bản hơn trong chương trình HUH Online (How to use your head)).

  1. LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÊ ĐƠN CHO MỘT BỆNH?

Điều gì khiến chúng ta kê thuốc này cho bệnh nhân, mà lại không kê thuốc kia?

Có nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, cơ sở hàng đầu là …

… SỰ PHỐI HỢP “ĐÚNG ĐẮN” giữa cơ chế bệnh sinh (của bệnh đó) với cơ chế tác dụng của thuốc ta chỉ định.

Do đó, để bạn có thể tự tin khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Hãy đảm bảo bạn nắm được cơ chế bệnh sinh.

Nếu bạn không nhớ rõ cơ chế bệnh sinh, hãy lục tìm sách bệnh học, hoặc sách sinh lý bệnh, ôn tập nó đều đặn.

Còn nếu bạn muốn ghi nhớ tốt hơn khi đọc sách, để không mất nhiều thời gian cho việc cứ đọc đi đọc lại hoài. Thì chương trình HUH Online hỗ trợ được bạn rất nhiều đấy.

Bạn cũng cần lưu ý khi kê một đơn thuốc, sẽ bao gồm ít nhất ba thành phần sau:

  • Thuốc điều trị nguyên nhân (Làm gián đoạn/ cắt đứt cơ chế bệnh sinh - nếu đã rõ cơ chế bệnh sinh).
  • Thuốc điều trị triệu chứng.
  • Thuốc bổ trợ, tăng cường dinh dưỡng.

Tóm lại, để học tốt môn dược lý và ứng dụng được vào lâm sàng, bạn cần chú ý:

  1. Nhớ cơ chế tác dụng của thuốc/ nhóm thuốc.
  2. Nhớ cơ chế bệnh sinh của bệnh.

P/s: Nhiều bạn thắc mắc cách để nhớ tên thuốc, tên nhóm thuốc. Cũng như khi học đến môn vi sinh, ký sinh trùng, y học cổ truyền …

Trong chương trình HUH Online, bạn sẽ được học phương pháp cầu nối. Nó sẽ giúp bạn nhớ tên của thuốc, nhóm thuốc, các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, acid amin, các tên la-tin)

Bạn có thể tìm hiểu về chương trình HUH Online TẠI ĐÂY

Tác giả, bác sĩ: Lê Trọng Đại