Nói đến việc topping trà sữa là điều không thể thiếu được mỗi khi các bạn oder chọn loại trà sữa các bạn muốn uống. Để hiểu rõ hơn về cách làm các loại topping trà sữa, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi được các chuyên gia Siêu thị điện máy HC chia sẻ nhé.
1. Định nghĩa về topping trà sữa
Topping là từ láy gọi chung trong ẩm thực có nghĩa là dùng để chỉ những loại thức ăn được đặt trên một loại thức ăn khác có thể bạn muốn gọi thêm đi kèm.
Topping trà sữa là tên gọi chung của các loại các bạn muốn ăn kèm được cho vào ly trà sữa như: trân châu, thạch, pudding, bánh flan, … tăng thêm phần thơm ngon khi các bạn muốn thưởng thức.
1.1. Cách bảo quản topping tự làm
Pudding, thạch sau, trân châu khi làm xong (đã nấu chín,luộc chín) bảo quản bằng cách để nguội trong thời gian khoảng 60’ cho vào ngăn mát tủ lạnh, sẽ giữ được từ 2 - 3 ngày. Dùng nắp đậy hoặc màng bọc thực phẩm bọc vào hộp đựng topping định bảo quản trước khi cho vào tủ để không bị ám mùi của các thực phẩm khác.
1.2. Cách bảo quản topping hạt trân châu sống
Giữ hạt trân châu trong túi nguyên vẹn, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh xa nguồn nhiệt hoặc ánh nắng mặt trời với loại trân châu chưa luộc, được đóng gói sẵn có thể để lên ngăn mát của tủ lạnh.
Những hạt trân châu sống làm bằng tay cho vào túi nilon trắng hoặc hộp đựng thực phẩm. Sau đó, để vào ngăn mát của tủ lạnh dùng dần mỗi ngày. Còn nếu bạn chưa muốn dùng ngày thì hãy để lên ngăn làm đông của tủ lạnh nhé.
Đối với trân châu đã luộc chín sẵn, bạn có thể bảo quản bằng cách ngâm trân châu vào trong nước đường và mật ong để trân châu không bị cứng lại.
Với các loại topping đang dùng dở, bạn đậy kín, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sử dụng muỗng riêng để múc cho mỗi lần tránh trường hợp bị lẫn mùi.
2. Các loại topping trà sữa hiện nay
- Trân châu trắng, đen hay truyền thống:
Trân châu với trà sữa xuất hiện lần đầu ở Đài Bắc (Đài Loan) vào những năm 1980, sang đến năm 1990 thì nổi tiếng ở các nước Đông Nam Á và đến cuối thập niên 90 thì trở nên rất phổ biến ở các thành phố Bắc Mỹ, nơi có nhiều người châu Á sinh sống. Có hương vị dai, giòn đặc trưng nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
- Thạch:
Thạch trà sữa được làm từ bột rau câu agar hoặc gelatin. Những khối thạch giòn giòn, dai sần sật khiến nhiều bạn trẻ thích thú với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau như: thạch con cá, thạch trứng, …. Cách nấu thạch trà sữa ngon quan trọng ở bước nấu sao cho vừa đủ lượng nước, không để bột bị vón cục. Các quán trà sữa còn phục vụ các món thạch tự làm như: thạch củ năng, thạch khoai môn, thạch dừa, thạch phô mai… đem đến nhiều lựa chọn cho đông đảo khách hàng.
- Pudding:
Pudding có cấu tạo tương tự như bánh flan nhưng mềm, mịn và tan ngay trên đầu lưỡi. Có nhiều loại pudding khác nhau như pudding trứng, pudding phô mai, pudding chocolate, pudding trà xanh, .…
- Khúc Bạch: Một dạng topping khác gần tương tự pudding cũng rất được yêu thích đó là khúc bạch. Khúc bạch tuy có giá thành hơi nhỉnh hơn nhưng vẫn rất được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, kết hợp được với nhiều loại trà sữa.
Ngoài những loại topping trà sữa chúng tôi kể trên còn có nhiều loại topping khác như: bánh flan, hạt đậu đỏ, hạt trai dẻo, thạch sương sáo,hạt sen tươi, nha đam, .… Mỗi loại topping đều đem đến những hương vị khác nhau.
3. Cách làm các topping trong trà sữa cực dễ
Sau đây các chuyên gia tư vấn Siêu thị điện máy HC cũng vào bếp chia sẻ cách làm các loại topping trà sữa cơ bản nhất mà các bạn có thể tự thực hiện tại nhà:
3.1. Làm topping trà sữa trân châu đen
Nguyên liệu:
- 200 gr bột năng
- 50 gr bột nếp
- 200 gr đường đen Hàn Quốc
- 10 gr bột cacao.
- Nước lọc.
- Bát tô, nồi, bếp từ hoặc bếp gas, rây lọc, ….
Cách thực hiện:
- B1: Chế biến nước đường đen
Làm nước đường đen bằng cách cho 200 ml nước lọc + 200 gr đường đen, 10 gr ca cao vào nồi đặt lên bếp từ đun sôi già, khuấy đều cho tan thì tắt bếp.
- B2: Nhào bột để làm trân châu
Cho vào bát tô 50 gr bột nếp, 200 gr bột năng vào trộn đều rồi múc từng muỗng nước đường đen đã sơ chế còn nóng già cho vào trộn đều bằng đũa hoặc thìa muôi, để nguội rồi nhồi bột bằng tay đến khi được dẻo và mịn.
Chia bột thành từng phần rồi tạo hình từng viên tròn nhỏ cỡ hạt đậu phộng (lạc), cho vào bát tô khác và phủ lớp bột năng để chống dính, nặn đến khi hết bột.
- B3: Luộc trân châu đen
Sau khi nặn những hạt trân châu xong, đặt nồi lên bếp từ đun sôi 2 lít nước lọc, cho từng ít một trân châu vào nồi rồi dùng đũa khuấy đều để không dính. Đun sôi đến khi hết trân châu nổi lên trên mặt nước sôi thì tắt bếp. Vớt hạt trân châu ra và ngâm với nước lạnh tầm 10’. Các bạn làm công việc đó lặp đi lặp lại cho đến khi nấu hết trân châu.
- Bước cuối cùng, cho 250 ml nước vào nồi nấu cùng 100 gr đường đen Hàn Quốc trên bếp từ, khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp, múc phần nước đường đen này rưới đều lên trân châu đã ngâm với nước lạnh vớt ra để sẵn ở bát tô, để ngâm trong 20 phút là được.
3.2. Công thức làm topping trà sữa trân châu trắng
Nguyên liệu:
- 300 gr đường trắng.
- 25 gr bột rau câu dẻo.
- 5 gr bột rau câu giòn.
- Nước lọc.
- Bát tô, nồi, bếp từ hoặc bếp gas, rây lọc, ….
Cách thực hiện:
- B1: Cần đun 1 lít nước trong nồi và đặt lên bếp đun cho sôi rồi vặn nhỏ lửa trên bếp. Tiếp đến, cho bột rau câu giòn vào khuấy đều cho tan. Tiếp đến, lấy phần bột rau câu dẻo rồi đến cho đường trắng vào khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hết, đun cho đến khi nước sánh sệt lại thì tắt bếp.
- B2: Chuẩn bị tô nước đá rồi đổ vào khoảng 1/2 chén dầu ăn làm sao cho tách được lớp dầu ăn với nước.
Chú ý: không cho đá viên vào sau khi đã cho dầu ăn, có thể làm cho dầu đông và vón cục.
- B3: Tiếp tục đổ hỗn hợp rau câu đang nóng đã làm ở trên vào một cái chai sạch có đầu nhỏ hay ống hút để có thể nhỏ giọt tạo hình.
Sau đó, nhỏ từng giọt hỗn hợp rau câu vào tô để nước đá lạnh và dầu, giọt rau câu đi qua lớp dầu ăn sẽ tạo thành hình viên tròn, chìm xuống gặp phần đá lạnh sẽ cứng lại tạo thành viên trân châu trắng.
- Bước cuối cùng, Dùng rây lọc vớt ra những hạt trân châu trắng rửa sạch dầu, cho vào 1 bát tô hoặc hộp đựng thực phẩm trộn thêm đường và chanh để tăng hương vị. Nếu chưa dùng ngày bạn có thể bảo quản những hạt trân châu trắng ở ngăn mát tủ lạnh.
Qua 2 cách thực hiện làm topping trân châu khá đơn giản phải không các bạn sau đây chúng tôi chia sẻ thêm bạn 1 cách làm các topping trong trà sữa bằng thạch nhé.
3.3. Cách làm topping trà sữa thạch củ năng
Nguyên liệu:
- 500 gr củ năng.
- 200 gr đường cát.
- 300 gr bột năng.
- 1 bó lá dứa, lá cẩm tăng hương vị thơm với màu sắc nhìn đẹp hơn.
- Bát tô, nồi, bếp từ hoặc bếp gas, rây lọc, máy xay sinh tố, dao, thớt, ….
>> Xem thêm:
Cách làm topping nha đam siêu dễ cho các bạn nào đang cần.
Chia sẻ làm topping trà sữa cực dễ tại nhà.
Cách thực hiện:
- B1: Chế biến nguyên liệu
Củ năng mua về rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành những miếng hạt lựu.
Lá dứa, lá cẩm cũng tương tự rửa sạch và cắt thành những đoạn nhỏ tầm 2 cm, rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với 200ml nước xay nhuyễn. Vắt qua rây lọc để lấy nước cốt hỗn hợp lá dứa, lá cẩm đem ngâm để tạo màu cho củ năng đã cắt sẵn.
- B2: Khi củ năng đã thấm màu dùng rây vớt ra để ráo hoặc dùng giấy thấm cho bớt nước để lúc làm bột phủ lên lớp ngoài củ năng thì không bị nhão, vón cục.
- B3: Sau đó, đổ củ năng vào tô bột năng khô đã chuẩn bị sẵn. Xóc kỹ để củ đều thấm đều bột. Mang hỗn hợp lọc qua rây để loại bỏ phần bột thừa sẽ rơi xuống.
- B4: Bật bếp, đun sôi khoảng 1 lít nước sau đó thả củ năng vào luộc cho đến khi lớp áo ngoài trong suốt và chín đều và nổi lên trên mặt nước sôi thì với ra thau nước lạnh, để nguội. Kế tiếp, khi để thạch củ năng ở trong nước lạnh bạn vớt ra để ở bát tô hoặc hộp đựng thực phẩm có thể sử dụng luôn hoặc để trong tủ lạnh ở ngăn mát khi chưa dùng.
Trên đây là những thông tin về topping trà sữa mà các bạn nên biết. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn theo dõi.
Siêu thị điện máy HC