Chat GPT là gì? Cách đăng ký, cài đặt, sử dụng ChatGPT từ A-Z tại Việt Nam

Darkrose

Tham khảo ngay các mẫu bàn phím bán chạy nhất:

ChatGPT là một trợ lý trò chuyện AI được phát triển bởi OpenAI, đem đến cho người dùng một công cụ tìm kiếm thông tin, giải đáp câu hỏi và hỗ trợ công việc một cách nhanh chóng và chính xác. Cùng mình tìm hiểu thông tin Chat GPT là gì? Cách tạo tài khoản Chat GPT và sử dụng chi tiết, đầy đủ nhất ngay trong bài viết này nhé!

Cách sử dụng ChatGPT - Phần mềm AI gây bão giới công nghệ toàn cầu

Cách sử dụng ChatGPT - Phần mềm AI gây bão giới công nghệ toàn cầu

I. Thông tin về ChatGPT

1. ChatGPT là gì?

ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot được OpenAI phát triển dựa trên mô hình Transformer của Google. Đây là một AI (trí thông minh nhân tạo) hỗ trợ bạn trong việc tạo ra các cuộc trò chuyện tự động và trả lời câu hỏi về đa dạng các chủ đề, lĩnh vực khác nhau.

ChatGPT đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau, trong đó GPT-1 là đời đầu. GPT-1 có kích thước và độ phức tạp khá nhỏ so với các phiên bản sau này. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ thông minh của AI bằng các siêu tham số (Hyper Parameters), tức AI hiểu văn bản được dùng trong huấn luyện sâu tới bao nhiêu tầng ý nghĩa.

Để huấn luyện GPT, các nhà khoa học tại OpenAI đã thu thập một lượng lớn văn bản chữ viết bởi con người, nguồn từ Wikipedia, Bách khoa toàn thư, các tờ báo lớn và các nguồn thông tin công khai khác, với khối lượng có thể lên tới hàng trăm triệu văn bản.

Sau đó, họ tiến hành làm sạch và lựa chọn nội dung trước khi đưa cho mô hình AI đọc và huấn luyện nhiều lần. Khi đọc khối dữ liệu này, mô hình AI sẽ tìm hiểu được các tầng ý nghĩa đằng sau những từ và câu, và càng đọc nhiều lần thì sẽ càng nâng cao được tầng ý nghĩa của nó.

Mỗi khi AI nhận ra thêm các tầng ý nghĩa mới, thì Parameters (tham số) trong đó cũng tăng lên. Ví dụ, GPT-1 có khoảng 117 triệu Parameters, GPT-2 (năm 2019) với số lượng Parameters là 1,5 tỉ, còn GPT-3 (năm 2020) với số lượng Parameters lên tới 175 tỉ. Trong số này, GPT-3 là lõi của ChatGPT đang sử dụng hiện nay.

ChatGPT - Trợ lý trò chuyện AI hoàn hảo

ChatGPT - Trợ lý trò chuyện AI hoàn hảo

ChatGPT được xem như một trong những mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện nay với khả năng tự động học và làm việc với các loại dữ liệu lớn. Nó được trang bị với các tính năng nổi bật như tự động hoá cuộc trò chuyện, trả lời câu hỏi, tạo ra các câu trả lời tự động và cải thiện khả năng tự học của mô hình.

Mọi câu hỏi, thắc mắc dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào của bạn đều sẽ được ChatGPT trả lời lưu loát, đầy đủ chỉ trong tích tắc. ChatGPT cân tất các công việc sáng tạo, nghệ thuật như làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là tạo lập hay sửa lỗi trong lập trình.

Tuy nhiên, điểm yếu của ChatGPT là dữ liệu của chatbot này chỉ được cập nhật đến hết năm 2021. ChatGPT cũng chỉ hoạt động theo dạng ngoại tuyến (offline), nói cách khác chúng không thể cập nhật dữ liệu thực giống như Google Assistant hay Siri.

2. Chat GPT dùng để làm gì?

Vậy "người bạn" ChatGPT có thể làm những gì mà có thể lại tạo nên cơn bão lớn trong giới công nghệ trên toàn cầu? Cùng TGDĐ điểm qua ngay những khả năng và chức năng hot hit của "em nó" nhé!

  • Nhân cách hóa cuộc trò chuyện: ChatGPT được thiết kế để hiểu ngôn ngữ giao tiếp và tham gia vào cuộc trò chuyện giữa người và người. Điều này mang đến trải nghiệm tương tác và được cá nhân hóa hơn so với việc bạn nhập tìm kiếm trên Google.
  • Cung cấp câu trả lời chuyên sâu: Mặc dù Google dễ dàng cung cấp câu trả lời cực nhanh chóng cho các câu hỏi thực tế nhưng ChatGPT có thể cung cấp câu trả lời chuyên sâu hơn để giải thích các chủ đề phức tạp theo cách dễ hiểu.
  • Đưa ra các đề xuất: ChatGPT có thể đưa ra những đề xuất dựa trên tùy chọn và mối quan tâm của người dùng, điều này đặc biệt hữu ích với nhu cầu tìm sách hay phim.
  • Sáng tạo nội dung: ChatGPT còn hỗ trợ tìm kiếm nguồn cảm hứng hoặc ý tưởng mới cho các công việc liên quan đến sáng tạo như làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, thiết kế đồ họa, kiến trúc,...
  • Hỗ trợ học ngoại ngữ: ChatGPT có thể hỗ trợ bạn học ngoại ngữ bằng cách tham gia vào cuộc trò chuyện với bạn bằng ngôn ngữ mà bạn lựa chọn, cung cấp các bài học ngữ pháp, từ vựng, đồng thời đưa ra phản hồi và chỉnh sửa.
  • Dịch thuật: ChatGPT có thể hỗ trợ dịch ngôn ngữ trong thời gian thực, cho phép bạn giao tiếp với những người nói các ngôn ngữ khác nhau thông qua giao diện trò chuyện.
  • Hỗ trợ đưa ra các chẩn đoán y tế: ChatGPT có thể hỗ trợ chẩn đoán y tế bằng cách đặt các câu hỏi có liên quan và cung cấp thông tin chi tiết cũng như đề xuất dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh của người dùng.
  • Sử dụng cho mục đích giải trí: ChatGPT cũng dễ dàng đưa ra các trò chơi, kể chuyện cười hoặc cung cấp câu đố đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn của người dùng đó nha.

3. ChatGPT có ở Việt Nam không?

Từ ngày 02/11/2023, bạn có thể đăng ký và sử dụng miễn phí ChatGPT tại Việt Nam trên nền tảng website chat.openai.com,ứng dụng ChatGPT trên Android, iOS.

Không những thế, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp lên bản ChatGPT Plus một cách dễ dàng, đơn giản trên website và ứng dung thông qua các phương thức thanh toán tại Việt Nam như Momo, ZaloPay, thẻ ngân hàng và tín dụng chỉ với giá 475.000đ/tháng.

Thông tin chi tiết cách đăng ký mời bạn xem ngay tại phần II trong bài viết này nhé!

Tham khảo ngay các mẫu bàn phím bán chạy nhất:

II. Hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT tại Việt Nam

TỔNG HỢP SALE PHỤ KIỆN

1. Cách đăng ký tài khoản ChatGPT ở Việt Nam trên máy tính

Hướng dẫn nhanh

Truy cập trang web ChatGPT > chọn Sign Up > nhập email đăng ký > đặt mật khẩu > chọn Open Gmail để xác minh email > Chọn Verify email address > cập nhật thông tin cá nhân > xác minh số điện thoại tại Việt Nam

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Truy cập vào trang web https://chat.openai.com/auth/login

Bước 2: Chọn Sign Up

Bước 1: Chọn mục Sign Up

Bước 1: Chọn mục Sign Up

Bước 3: Nhập email dùng để đăng ký tài khoản và nhấn Continue

Bước 2: Nhập email dùng để đăng ký ChatGPT

Bước 2: Nhập email dùng để đăng ký ChatGPT

Bước 4: Nhập mật khẩu cho tài khoản của bạn và nhấn Continue

Bước 3: Đặt mật khẩu cho tài khoản

Bước 3: Đặt mật khẩu cho tài khoản

Bước 5: Nhấn Open Gmail để tiến hành xác minh địa chỉ email dùng để đăng ký

Bước 4: Nhấn Open Gmail để tiến hành xác minh địa chỉ email

Bước 4: Nhấn Open Gmail để tiến hành xác minh địa chỉ email

Bước 6: Chọn Verify email address trong email của Open AI trong hộp thư đến

Bước 6: Chọn Verify email address

Bước 6: Chọn Verify email address

Bước 7: Cập nhật thông tin cá nhân và nhập số điện thoại tại Việt Nam của bạn để xác minh

Bước 7: Cập nhật thông tin cá nhân và xác minh số điện thoại

Bước 7: Cập nhật thông tin cá nhân và xác minh số điện thoại

2. Cách đăng ký tài khoản ChatGPT ở Việt Nam trên điện thoại

Hướng dẫn nhanh

Tải và mở ứng dụng ChatGPT > chọn Sign up with email > nhập email đăng ký > nhấn Continue > đặt mật khẩu cho tài khoản, nhấn Continue > chọn Open Mail app để xác minh email > cập nhật thông tin > xác minh số điện thoại tại Việt Nam

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Tải và mở ứng dụng ChatGPT

Bước 1: Tải và mở ứng dụng ChatGPT

Bước 1: Tải và mở ứng dụng ChatGPT

Bước 2: Chọn Sign up with email

B2

Bước 2: Chọn Sign up with email

Bước 3: Nhập email dùng để đăng ký và nhấn Continue

B3

Bước 3: Nhập email đăng ký

Bước 4: Đặt mật khẩu cho tài khoản và nhấn Continue

B4

Bước 4: Đặt mật khẩu

Bước 5: Nhấn Open Mail app để tiến hành xác minh địa chỉ email

B5

Bước 5: Nhấn Open Mail app để xác minh email

Bước 6: Nhập thông tin cá nhân và số điện thoại của bạn tại Việt Nam. Nhấn Continue để xác minh tài khoản

B6

Bước 6: Cập nhật thông tin cá nhân và số điện thoại

Bước 7: Nhập mã gồm 6 chữ số được gửi đến số điện thoại của bạn để hoàn tất xác minh tài khoản

B7

Bước 7: Xác minh số điện thoại để hoàn tất

III. Hướng dẫn đăng nhập tài khoản ChatGPT

1. Cách đăng nhập tài khoản ChatGPT trên máy tính

Hướng dẫn nhanh

Tại trang chủ, chọn Log in > nhập email > nhấn Continue > nhập mật khẩu > nhấn Continue

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Tại trang chủ ChatGPT, chọn Log in

Bước 1: Chọn Log in

Bước 1: Chọn Log in

Bước 2: Nhập email bạn dùng để đăng ký tài khoản và nhấn Continue

Bước 2: Nhập email

Bước 2: Nhập email

Bước 3: Nhập mật khẩu của tài khoản và nhấn Continue

Bước 3: Nhập mật khẩu

Bước 3: Nhập mật khẩu

Bước 4: Quá trình đăng nhập hoàn tất, bạn giờ đã có thể trò chuyện cùng ChatGPT

Bước 4: Hoàn tất đăng nhập, sẵn sàng sử dụng

Bước 4: Hoàn tất đăng nhập, sẵn sàng sử dụng

2. Cách đăng nhập tài khoản ChatGPT trên điện thoại

Hướng dẫn nhanh

Mở ứng dụng ChatGPT, chọn Log in > nhập email > nhấn Continue > nhập mật khẩu > nhấn Continue

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Mở ứng dụng ChatGPT, chọn Log in

Bước 1: Chọn Log in

Bước 1: Chọn Log in

Bước 2: Nhập email tài khoản và nhấn Continue

Bước 2: Nhập email

Bước 2: Nhập email

Bước 3: Nhập mật khẩu tài khoản, chọn Continue

Bước 3: Nhập mật khẩu

Bước 3: Nhập mật khẩu

IV. Hướng dẫn sử dụng ChatGPT hiệu quả

1. Cách tạo mới & đặt câu hỏi cho ChatGPT

Đầu tiên, hãy đăng nhập vào tài khoản ChatGPT của bạn. Sau đó, tại giao diện chính của ChatGPT, hãy nhấn chọn New chat và tiến hành cuộc trò chuyện với ChatGPT ngay thôi nào!

Nhấn chọn New chat để tiến hành trò chuyện với ChatGPT

Nhấn chọn New chat để tiến hành trò chuyện với ChatGPT

Bạn chỉ việc nhập câu hỏi vào khung chat, nhấn biểu tượng gửi tin nhắn và chờ trong giây lát và kết quả sẽ được hiển thị ngay. Để bạn dễ hình dung, mình sẽ đưa ra ví dụ ngay bên dưới nhé!

Nhập câu hỏi, nhấn biểu tượng gửi

Nhập câu hỏi, nhấn biểu tượng gửi

Kết quả nhận được

Kết quả nhận được

2. Đặt câu lệnh Prompt chi tiết và rõ ràng

Prompt được hiểu là văn bản đầu vào được cung cấp cho ChatGPT để tạo phần tiếp theo của văn bản. Prompt càng chi tiết, cụ thể, rõ ràng, ChatGPT sẽ trả về những câu trả lời có ích hơn cho người dùng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tạo ra các prompt chính xác và cụ thể để tăng cường hiệu quả của ChatGPT.

Ví dụ:

Prompt 1: Hướng dẫn nấu món thịt ngon.

Prompt 1

Prompt 1

Prompt 2: Hướng dẫn nấu món thịt kho tiêu ngon đơn giản.

Prompt 2

Prompt 2

Dễ thấy, khi bạn dùng Prompt 2 bạn sẽ nhận được câu trả lời một cách chính xác, cụ thể, chi tiết và đúng với mong muốn của bản thân đồng thời nhanh chóng hơn so với Prompt 1.

Thêm một điểm lưu ý cho bạn, để tạo prompt hiệu quả, cần chú ý đến mục tiêu cụ thể, sử dụng ngữ pháp đúng và tránh sử dụng các từ mơ hồ, có nhiều nghĩa dễ gây hiểu nhầm. Việc viết prompt dưới dạng câu hỏi cũng giúp ChatGPT hiểu rõ yêu cầu và trả lời rõ ràng hơn.

Cùng một prompt có thể cho ra nhiều phiên bản câu trả lời khác nhau khi sử dụng tính năng "Tạo lại câu trả lời" hay bạn có thể đưa ra những lệnh như "Còn gì khác nữa không" (What else).

Những chuyên gia công nghệ ở Việt Nam khuyên dùng ChatGPT bằng tiếng Anh vì mô hình này được huấn luyện nhiều trên dữ liệu tiếng Anh và bạn có thể tận dụng các mẫu câu lệnh tiếng Anh đã được chứng minh là mang lại hiệu quả.

3. Cung cấp bối cảnh cụ thể, mô tả rõ vai trò của ChatGPT

Khi bắt đầu cuộc hội thoại, ChatGPT sẽ không có bất kỳ thông tin nào về bối cảnh, tình huống, mục đích của việc mà bạn yêu cầu nó làm. Do đó, bạn cần cho ChatGPT biết rõ vai trò của nó trong đoạn prompt với cấu trúc đơn giản "Là một [nghề nghiệp / vai trò], bạn hãy…”.

ChatGPT có thể là người kể chuyện, đánh giá công nghệ, ngôi sao nổi tiếng, nhà tuyển dụng, nhà quảng cáo, giáo viên,... Nếu bạn cho ChatGPT biết rõ vai trò cụ thể, nó sẽ có thể giúp bạn tốt hơn.

Ví dụ: Prompt "Là một nhà tuyển dụng vị trí Marketing Intern, bạn sẽ có những yêu cầu nào cho ứng viên"

Prompt có mô tả rõ vai trò của ChatGPT

Prompt có mô tả rõ vai trò của ChatGPT

4. Yêu cầu trả lời theo văn phong và định dạng cụ thể

Một "tip" khác để sử dụng ChatGPT hiệu quả là hãy yêu cầu nó trả lời theo đúng văn phong hay một định dạng cụ thể nào đó. Thêm câu lệnh vào prompt, ví dụ như "Hãy sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu cho học sinh lớp 5", "Viết nội dung theo lối kể chuyện, vừa cung cấp thông tin vừa mang tính giải trí",... hay định dạng như "Viết dưới dạng gạch đầu dòng", "Sử dụng cấu trúc 5W - 1H",...

Ví dụ: Prompt "Giải thích về lượng tử. Hãy sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu cho học sinh lớp 5"

Prompt yêu cầu trả lời theo văn phong và định dạng cụ thể

Prompt yêu cầu trả lời theo văn phong và định dạng cụ thể

5. Yêu cầu đưa ra câu trả lời với đa dạng góc nhìn, ý tưởng mới

Bạn cũng có thể dễ dàng khám phá được nhiều ý tưởng mới và có thể hiểu sâu sắc hơn về vấn đề của bản thân bằng cách đưa chủ đề và yêu cầu ChatGPT đưa ra các câu trả lời với nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau. Bật mí thêm, để có thể nhận được câu trả lời "ổn áp" bạn cũng nên đưa nhiều bối cảnh cụ thể cho ChatGPT nhé!

Thêm câu lệnh vào prompt, ví dụ như "Phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau bao gồm nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà xã hội học và người lao động", “Hãy ưu tiên các ý tưởng độc đáo, mới lạ”, “Nêu các quan điểm gây tranh cãi”,...

Song song với đó, để có thể nhận được câu trả lời chính xác hơn bạn cũng có thể thêm câu lệnh vào prompt như sau “Hãy đưa thêm ý kiến chuyên gia vào bài viết” hay “Hãy nghĩ ngược lại” nếu ChatGPT đưa ra đáp án sai,...

Ví dụ: Prompt "Chủ đề là quá trình quan trọng hơn hay kết quả quan trọng hơn. Với chủ đề này, hãy phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau bao gồm quản lý, nhân viên, khách hàng"

Prompt yêu cầu đưa ra câu trả lời với đa dạng góc nhìn

Prompt yêu cầu đưa ra câu trả lời với đa dạng góc nhìn

6. Yêu cầu ChatGPT phải tự đặt câu hỏi trước khi trả lời

Bạn có thể viết yêu cầu này trong prompt như “Bạn hãy luôn luôn đặt câu hỏi trước khi trả lời để có thể phân vùng tốt hơn về những gì người hỏi đang tìm kiếm. Bạn có đồng ý với điều này không?” Để từ đó, ChatGPT sẽ luôn trong tình trạng hỏi thêm thông tin để có thể đưa ra câu trả lời chính xác hơn.

Ví dụ: Prompt "Bạn là một chuyên gia về tài chính cá nhân. Bạn đã giúp mọi người tiết kiệm tiền trong 20 năm, từ thanh niên đến người lớn tuổi. Nhiệm vụ của bạn là đưa ra lời khuyên tốt nhất khi đề cập đến việc tiết kiệm tiền. Bạn hãy luôn luôn đặt câu hỏi trước khi trả lời để có thể phân vùng tốt hơn về những gì người hỏi đang tìm kiếm. Bạn có đồng ý với điều này không?"

Prompt yêu cầu ChatGPT phải tự đặt câu hỏi trước khi trả lời

Prompt yêu cầu ChatGPT phải tự đặt câu hỏi trước khi trả lời

V. Hướng dẫn sử dụng ChatGPT trên Microsoft Bing miễn phí

Microsoft vừa ra mắt phiên bản nâng cấp của công cụ tìm kiếm Bing được tích hợp ChatGPT, giúp người dùng trò chuyện, đặt các câu hỏi bạn muốn về nhiều chủ đề khác nhau hay tạo nội dung sáng tạo. Công cụ này hiện được tích hợp vào trình duyệt Edge và ứng dụng Bing trên điện thoại.

Nếu bạn dùng ChatGPT - phát triển bởi OpenAI, bạn có thể nhận được câu trả lời cho vấn đề của bạn, nhưng kết quả trả về là văn bản. Tuy nhiên, đối với chatbot Bing AI bạn còn có thể nhận thêm các thông tin, tin tức liên quan để từ đó có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn. Một điểm cộng vô cùng đắt giá phải không nào?

Bing AI

Bing AI

  • Hướng dẫn nhanh

Cập nhật trình duyệt Microsoft Edge lên phiên bản mới nhất > Vào trang web https://www.bing.com/new để đăng ký > Nhấn Start chatting để tham gia danh sách chờ > Nhấn vào Chat now > Hoàn thành.

  • Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần cập nhật trình duyệt Microsoft Edge lên phiên bản mới nhất. Để kiểm tra phiên bản cập nhật, bạn vào trình duyệt Microsoft Edge, ngay cuối góc phải màn hình chọn biểu tượng cài đặt, tiếp tục chọn About Microsoft Edge (Giới thiệu về Microsoft Edge). Tại đây, ở đầu trang web sẽ hiển thị cho bạn biết có phải phiên bản mới nhất hay chưa.

Cập nhật trình duyệt Microsoft Edge lên phiên bản mới nhất

Cập nhật trình duyệt Microsoft Edge lên phiên bản mới nhất

Bước 2: Truy cập trang web https://www.bing.com/new để đăng ký và tham gia danh sách chờ bằng cách nhấn Start chatting để sử dụng công cụ Bing AI. Sau đó, nếu thành công được duyệt, bạn sẽ nhận được một email xác nhận đơn đăng ký từ Microsoft Bing.

Truy cập trang web https://www.bing.com/new và tham gia danh sách chờ

Truy cập trang web https://www.bing.com/new và tham gia danh sách chờ

Email xác nhận đăng ký thành công

Email xác nhận đăng ký thành công

Bước 3: Nhấn vào Chat now và bắt đầu cuộc trò chuyện ngay thôi nào!

Nhấn vào Chat now

Nhấn vào Chat now

Bắt đầu cuộc trò chuyện

Bắt đầu cuộc trò chuyện

Bước 4: Bạn cũng có thể dễ dàng sử dụng Bing AI ngay trong tab trên Microsoft Edge bằng cách tại giao diện chính của Microsoft Edge, chọn biểu tượng dấu cộng ngay sidebar bên phải. Tiếp theo, tại thanh tìm kiếm, gõ từ khóa Bing, chọn Bing - bing.com và nhấn Add. Cuối cùng, khi bạn sử dụng một tab, bạn có thể sử dụng trực tiếp Bing AI từ biểu tượng trong sidebar. Vô cùng tiện lợi phải không nào?

Chọn biểu tượng dấu cộng ngay sidebar bên phải

Chọn biểu tượng dấu cộng ngay sidebar bên phải

Gõ từ khóa Bing, chọn Bing - bing.com và nhấn Add

Gõ từ khóa Bing, chọn Bing - bing.com và nhấn Add

Sử dụng Bing AI từ biểu tượng trong sidebar

Sử dụng Bing AI từ biểu tượng trong sidebar

VI. ChatGPT - Khi lợi ích song hành hạn chế

1. Lợi ích

ChatGPT xứng đáng là một "trợ thủ đắc lực" cho bạn dù bạn là ai, ở bất kỳ độ tuổi, làm ngành nghề nào hay ở bất kỳ quốc gia nào. Một số lợi ích của ChatGPT có thể kể đến như sau:

  • Trình triển khai: ChatGPT có khả năng triển khai trên nhiều nền tảng, bao gồm cả web, mobile và các nền tảng khác.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: ChatGPT được huấn luyện trên nhiều ngôn ngữ, cho phép hỗ trợ người dùng trên toàn thế giới.
  • Giải đáp các thắc mắc trong mọi lĩnh vực: ChatGPT có thể trả lời hầu hết các câu hỏi của người dùng với đa dạng chủ đề khác nhau, bao gồm kiến thức, địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa và nhiều hơn thế nữa.
  • Tạo nội dung tự động: ChatGPT có thể sử dụng cho việc tạo nội dung tự động, bao gồm viết bài, tạo câu chuyện và tạo ra các loại nội dung khác.
  • Giải quyết vấn đề hỗ trợ khách hàng: ChatGPT có thể sử dụng để giải quyết vấn đề hỗ trợ khách hàng và cung cấp thông tin cho người dùng một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Tự động hoá các quy trình: ChatGPT có thể sử dụng để tự động hoá và giải quyết các tác vụ thủ công từ đó giúp tăng năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp và tổ chức.
  • Phân tích dữ liệu và thống kê: ChatGPT có thể sử dụng để phân tích dữ liệu và thống kê, giúp các doanh nghiệp và tổ chức cải thiện hoạt động và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả.
  • Tạo ra các trải nghiệm người dùng tốt hơn: ChatGPT có thể giúp tạo ra các trải nghiệm người dùng tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin chính xác và nhanh chóng cho người dùng.

2. Hạn chế

Có thể thấy, ChatGPT mang đến vô số lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên đúng thật "chữ tài đi với với chữ tai một vần", ChatGPT cũng tiềm tàng rất nhiều tác hại. Cùng mình điểm qua một vài điểm ngay bên dưới nhé!

  • Sự xuất hiện của các phần mềm lừa đảo: Khi ChatGPT ra đời, một số người dùng có ý đồ xấu đã sử dụng khả năng lập trình của chatbot để tạo ra phần mềm giả mạo với mục đích tấn công và đánh cắp thông tin. Thậm chí, ChatGPT có thể sử dụng code do chính mình tạo ra để thực hiện các phương thức lừa đảo tinh vi hơn.
  • Thiếu chính xác: ChatGPT được huấn luyện trên cơ sở dữ liệu lớn nhưng vẫn còn thiếu chính xác trong một số trường hợp.
  • Xuyên tạc thông tin: ChatGPT có thể xuyên tạc hoặc sai lầm thông tin, đặc biệt là khi được huấn luyện trên dữ liệu cũ hoặc không chính xác.
  • Cản trở sáng tạo: Sử dụng ChatGPT có thể giảm sáng tạo của con người vì họ có thể trở nên quá phụ thuộc vào máy tính để giải quyết các vấn đề.
  • Tác động đến việc tìm kiếm thông tin: ChatGPT có thể tác động đến việc tìm kiếm thông tin của con người vì họ có thể dễ dàng nhận được câu trả lời mà không cần tìm kiếm thông tin tự nhiên.
  • Tiềm ẩn nguy cơ thay thế một số ngành nghề: Năng lực biên tập đáng sợ của ChatGPT và các công cụ chatbot hiện đại có thể dễ dàng đe dọa công việc của một số ngành như copywriter, lập trình viên, biên tập viên, biên kịch, thiết kế đồ họa,...

VII. Các lỗi thường gặp khi sử dụng ChatGPT và cách xử lý

1. Lỗi ChatGPT is at capacity right now

Trong quá trình sử dụng, đôi lúc nhiều người dùng sẽ gặp phải tình trạng bị báo lỗi "ChatGPT is at capacity right now" và không thể tiếp tục sử dụng ChatGPT. Lỗi này thường xảy ra khi hệ thống công cụ ChatGPT bị quá tải và không thể xử lý thêm thông tin mà người dùng nhập vào do có quá nhiều lượng truy cập cùng lúc.

Lỗi ChatGPT is at capacity right now

Lỗi ChatGPT is at capacity right now

Một số cách khắc phục lỗi "ChatGPT is at capacity right now" mà bạn có thể áp dụng:

  • Tránh sử dụng ChatGPT vào những giờ cao điểm nhiều người truy cập cùng lúc
  • Thoát khỏi ChatGPT, chờ đợi khoảng 5 phút sau và thử vào lại, nhấn phím F5 để làm mới giao diện ChatGPT
  • Chọn "Get notified when we're back" trong khung thông báo lỗi rồi tiến hành nhập lại địa chỉ mail để đăng nhập lại như bình thường trên trang https://chat.openai.com/chat
  • Đăng xuất và sử dụng trình duyệt Ẩn danh để đăng nhập lại ChatGPT
  • Kiểm tra tín hiệu phản hồi của hệ thống trang chủ ChatGPT bằng cách sử dụng trang web https://downforeveryoneorjustme.com/chatgpt
  • Xóa bớt dữ liệu đã nhập vào ChatGPT
  • Kiểm tra chất lượng kết nối Internet hoặc kiểm tra lại trạng thái của máy chủ ChatGPT

2. Lỗi “OpenAI’s services are not available in your country”

Từ 02/11/2023, ChatGPT đã có thể sử dụng và đăng ký miễn phí tại Việt Nam. Tuy nhiên tại một số quốc gia chưa hỗ trợ ChatGPT thì có thể bạn sẽ nhận được thông báo "OpenAI’s services are not available in your country" (Dịch vụ của OpenAI chưa khả dụng tại quốc gia của bạn".

Cách khắc phục ở đây là bạn cần tạo cho mình một địa chỉ fake IP nước ngoài để đăng ký tài khoản.

Lỗi “OpenAI’s services are not available in your country”

Lỗi “OpenAI’s services are not available in your country”

3. Lỗi ChatGPT mất kết nối mạng

Đây cũng là một lỗi cũng thường khá xảy ra khi sử dụng ChatGPT và khiến bạn không thể truy cập hay sử dụng công cụ này được. Nguyên nhân lỗi có thể xuất phát từ việc mạng của bạn không ổn định, băng thông có vấn đề,... từ đó khiến ChatGPT không thể kết nối với máy chủ.

Lỗi mất kết nối mạng

Lỗi mất kết nối mạng

Cách khắc phục thường thấy khi mạng mất kết nối là bạn hãy thử kiểm tra lại kết nối hoặc đổi sang sử dụng một mạng khác. Nếu vẫn không thể truy cập được, bạn hãy thử tắt máy, khởi động lại máy và đăng nhập vào lại ChatGPT.

4. Dữ liệu đầu vào không chính xác

Khi dữ liệu đầu vào không chính xác, ChatGPT có thể trả lời sai hoặc không trả lời được câu hỏi. Nguyên nhân có thể là do dữ liệu không đúng định dạng, nhập liệu sai hoặc thiếu thông tin.

Lỗi dữ liệu đầu vào sai

Lỗi dữ liệu đầu vào sai

Để khắc phục lỗi trên ChatGPT, bạn cần kiểm tra lại dữ liệu đầu vào, đảm bảo đúng định dạng và không có lỗi chính tả. Có thể sử dụng công cụ kiểm tra chính tả trước khi nhập dữ liệu vào ChatGPT. Hoặc bạn có thể chuyển câu hỏi từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh, đổi thành câu hỏi khác chi tiết hơn để có câu trả lời chính xác hơn.

VIII. Một số câu hỏi thường gặp

1. Chi phí sử dụng ChatGPT là bao nhiêu?

Với bản dùng thử ChatGPT hiện tại thì bạn có thể sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, để sử dụng được một số tính năng cao hơn thì sẽ tốn phí.

2. Cách thức hoạt động của ChatGPT

ChatGPT được tinh chỉnh từ GPT-3.5, một mô hình ngôn ngữ tạo văn bản. Nó đã được tối ưu hóa cho cuộc đối thoại qua việc sử dụng Học tăng cường từ phản hồi của con người (Reinforcement Learning from Human Feedback - RLHF) - một phương pháp sử dụng các ví dụ của con người để hướng dẫn mô hình đến hành vi mong muốn.

3. Tại sao AI trông rất chân thực và sống động?

Mô hình ChatGPT được viết dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ do con người viết trên Internet, bao gồm cả các cuộc hội thoại, vì vậy phản hồi mà nó cung cấp có thể giống con người.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng đây là kết quả trực tiếp của thiết kế hệ thống (hay nói một cách dễ hiểu là tối đa hóa sự tương đồng giữa đầu ra và tập dữ liệu mà các mô hình đã được đào tạo) và đôi khi những đầu ra đó có thể không chính xác, không trung thực và nói cách khác là dễ gây hiểu nhầm.

4. Mọi câu trả lời của ChatGPT đều chính xác không?

ChatGPT không được kết nối với Internet và đôi khi nó có thể đưa ra câu trả lời không chính xác. Nó có kiến thức hạn chế về thế giới và các sự kiện sau năm 2021, đồng thời đôi khi cũng có thể đưa các hướng dẫn mang tính độc hại hoặc nội dung sai lệch.

Do đó, khi sử dụng ChatGPT, bạn nên kiểm tra xem phản hồi từ công cụ này có chính xác hay không. Nếu bạn thấy câu trả lời không chính xác, hãy cung cấp phản hồi đó bằng cách sử dụng nút Thumbs Down (Không thích).

5. Đối tượng nào có thể xem các cuộc trò chuyện của tôi?

Là một phần trong cam kết của OpenAI về việc sẽ cung cấp một công cụ AI an toàn và có trách nhiệm, họ xem xét các cuộc trò chuyện để cải thiện hệ thống của mình và để đảm bảo nội dung tuân thủ các chính sách và yêu cầu an toàn, bảo mật thông tin của họ.

6. So sánh ChatGPT Plus vs ChatGPT. Nên dùng loại nào?

ChatGPT Plus được phát triển từ phiên bản GPT-3 với số lượng tham số lớn hơn (116 triệu so với 175 tỷ) và được trang bị các tính năng mới, nổi bật hơn so với ChatGPT cơ bản như hỗ trợ đa ngôn ngữ, khả năng tự động phân loại và xử lý thông tin hình ảnh.

Một số tính năng nâng cấp của ChatGPT Plus có thể kể đến như sau:

  • Tính năng phân loại: ChatGPT Plus có khả năng tự động phân loại các câu hỏi và yêu cầu của người dùng để chuyển tiếp đến các bộ phận liên quan hoặc trả lời trực tiếp. Điều này giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác của các câu trả lời.
  • Xử lý thông tin hình ảnh: ChatGPT Plus có khả năng xử lý thông tin hình ảnh để hiểu rõ hơn về nội dung của các câu hỏi và yêu cầu của người dùng. Điều này giúp ChatGPT Plus có thể trả lời một cách chính xác và đầy đủ hơn.
  • Tính năng tự động điều chỉnh: ChatGPT Plus có khả năng tự động điều chỉnh cấu trúc và phong cách của câu trả lời để phù hợp với ngữ cảnh và cách nói của người dùng. Điều này giúp ChatGPT Plus tương tác với người dùng một cách tự nhiên hơn.
  • Phản hồi nhanh hơn và chính xác hơn: Các thuật toán và khả năng xử lý được cải tiến của Gói Plus giúp nó có khả năng hiểu và phản hồi các câu hỏi của người dùng một cách nhanh chóng, chính xác và tự nhiên hơn. Từ đó, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng trải nghiệm dùng.

Từ đó, dễ dàng nhận thấy chiến thắng chung cuộc về trải nghiệm người dùng ắt hẳn đã rơi vào tay ChatGPT Plus rồi!

Một câu hỏi lớn đặt ra ở đây "Liệu rằng ta có nên nâng cấp tài khoản ChatGPT Plus không?". ChatGPT Plus nghe có vẻ hấp dẫn nhưng điều quan trọng là bạn phải cân nhắc về nhu cầu của bản thân, lợi ích cũng như hạn chế của nó trước khi ra quyết định.

Nếu bạn chỉ muốn trải nghiệm với Chatbot AI, đặt những câu hỏi không quá phức tạp, tần suất sử dụng ít thì mình nghĩ bạn không cần nâng cấp lên gói ChatGPT Plus. Ngoài ra, $20 một tháng cũng là chi phí khá cao khi giá trị đem lại cho bạn cũng không tương xứng.

Nếu bạn sử dụng công cụ này như một trợ lý ảo đáng tin cậy, tần suất sử dụng cao, cần thông tin phản hồi nhanh chóng, chính xác, đầy đủ thì rõ ràng đây là mức đầu tư khá "hời". ChatGPT Plus với những tính năng "xịn sò" sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất trong công việc.

7. ChatGPT ưu việt hơn Google thế nào? Liệu Google có bị thay thế?

Khi ChatGPT xuất hiện, người dùng đã có thể trò chuyện trực tiếp với AI và nhận được câu trả lời trong "tích tắc" thay vì phải tìm kiếm thông tin trên Google. ChatGPT có khả năng hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực, vì vậy các câu hỏi của người dùng có thể được trả lời nhanh chóng. Hơn hết, nó hoạt động như một cuộc hỏi đáp giữa hai người.

Liệu Google có bị thay thế? Ở giai đoạn hiện tại, câu trả lời có thể là không. Do rõ ràng ChatGPT chỉ mới ra mắt trong thời gian gần đây, độ tin cậy chắc chắn chưa cao như Google Search. Ngoài ra, nó có thể đưa ra những thông tin khá cũ, lỗi thời và không được áp dụng trong thời điểm hiện tại.

Tiềm năng của ChatGPT khá lớn và có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong tương lai. Với sự hiểu biết rộng và tính vận dụng cao, có vẻ như người dùng đang chuyển tới sử dụng công cụ này nhiều hơn, điều này có thể xem như một thách thức đáng gờm cho Google trong tương lai.

Mời bạn tham khảo các laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

Bài viết trên vừa cung cấp thông tin tổng quan về ChatGPT và hướng dẫn sử dụng phần mềm AI hot hit đang "làm mưa làm gió" trên thị trường công nghệ toàn cầu. Mong rằng từ bài viết bạn đã có thể nắm được một vài thông tin hữu ích và có thể dễ dàng sử dụng ChatGPT để hỗ trợ cho công việc của bản thân.