Dồi lợn là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt nó được đánh giá là một trong những loại “mồi” ngon nhất cho cánh mày râu. Việc để làm được dồi lợn tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách tạo ra một món dồi lợn ngon đúng chuẩn. Vậy sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách làm cũng như cách luộc dồi lợn không nứt vỡ thơm ngon cho cả nhà cùng thưởng thức.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món dồi
Chuẩn bị nguyên liệu là bước cực kỳ quan trọng trong việc quyết định món dồi có ngon hay không, tại sao ăn ở quán ngon? Đó là vì quán đã tuyển chọn những bộ lòng dồi từ trước, từ những con lợn ngon nhất, để ruột không bị hôi hay bẩn quá nhiều, dễ dàng làm sạch và thơm ngon! Chính vì vậy việc chọn lựa nguyên liệu phải hết sức được chú trọng, tốt nhất là nên mua của người quen, hoặc nhờ mua nếu bạn tự làm ở nhà!
- Tiết heo: 100g
- Mỡ heo: 50g
- Ruột non: 100g
- Da heo: 50g
- Đậu phộng (lạc)
- Bột nêm: 20g
- Đường: 70g
- Nước cốt chanh: 15ml
- Lá chanh, sả băm, gừng, tía tô, tỏi, rau sống, lá mơ, ớt, mắm tôm
Khối lượng nguyên liệu mà chúng tôi đưa ra ở trên là dành cho 4 người ăn, các bạn có thể chuẩn bị với số lương nhiều hoặc ít tùy vào số lượng người ăn nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ tương ứng như ở trên.
Cách làm món dồi luộc thơm ngon đậm vị
Bước 1: Da heo rửa sạch và thái nhỏ, đây là những công đoạn quan trọng trong phần chuẩn bị nhiên liệu, vì việc rửa sạch và thái nhỏ da heo sẽ làm cho món dồi trở nên hấp dẫn hơn.
Ruột heo rửa thật kỹ bằng nước muối và gừng hoặc bằng chanh ( phải rửa ruột nhiều lần để tránh bị hôi). Đây là công đoạn bạn không được chủ quan và bỏ qua vì trong ruột heo chứa rất nhiều thành phần trong quá trình tiêu hóa. Vì thế, để đảm bảo vệ sinh và tránh được các tác nhân gây bệnh trong ruột heo thì việc sơ chế kỹ lưỡng rất quan trọng để bạn có được một món dồi ngon. Việc sử dụng muối trắng để sát khuẩn cho ruột non sẽ loại bỏ đi các tạp chất có trong ruột heo cũng như đồng thời có thể sử dụng gừng và chanh để khử đi những mùi hôi có trong ruột heo.
Lá chanh, tía tô, lá mơ và các loại rau sống đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Các loại lá thơm là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho món dồi trở nên ngon và thơm, đặc biệt dậy mùi. Vì thế khi sơ chế các loại lá và rau sống cũng cần để ý, có thể ngâm với nước muối pha loãng trước khi thái nhỏ. Việc thái nhỏ các loại rau sống sẽ làm cho rau và các nguyên liệu khác hòa quyện vào nhau, không thái rối các loại rau sống vì như vậy sẽ làm giảm độ ngon của dồi.
Bước 2: Để món dồi thơm và béo ngậy thì lạc cần được rang giòn, khi rang lạc để lạc rang được chín đều và không bị cháy nhanh thì cần chú ý nhỏ lửa, đảo đều và chú ý màu sắc, khi lạc được rang đều và chín từ từ sẽ làm cho món lạc rang trở nên thơm, ngậy, béo, sau khi lạc đã được rang giòn, hãy tách vỏ và giã lạc, không giã lạc quá to hay quá nhỏ.
Bước 3: Với các nguyên liệu thô đã chuẩn bị từ trước như rau sống thái nhỏ, da heo thái nhỏ, sả băm nhỏ, lạc rang giã vừa, v.v.. thì cho tất cả các nguyên liệu đã được sơ chế bao gồm lá chanh, tía tô, da heo, mỡ heo, sả băm, bột nêm, rau sống, lá mơ, lạc rang, đường vào một cái thau đủ lớn rồi trộn đều với tiết heo. Lưu ý khi sử dụng tiết heo đó là hỏi rõ tỷ lệ phối trộn của tiết heo để có thể điều chỉnh gia giảm nguyên liệu cho phù hợp. Khi trộn các nguyên liệu lại với nhau cần hết sức chú ý. Đây là công đoạn tưởng chừng như đơn giản nên rất dễ bị bỏ qua bởi lẽ nếu trộn rối và trộn không đều, gia vị không ngấm đều và không hòa quện vào nhau vì thế sẽ làm cho món dồi bớt ngon. Do đó, trong quá trình trộn các nguyên liệu vào với nhau cần hết sức chú tâm để có thể trộn đều các nguyên liệu với nhau.
Có 2 cách trộn nộm để nhồi lòng bạn cần chú ý! Đó là một là trộn đơn giản dễ ăn gồm tiết, hành, thịt băm, mắm muối. Đây là cách nhồi đơn giản dễ ăn, trẻ con hay người già đều ăn được, nhưng không phù hợp với anh em nhậu
Cách 2 là trộn thêm rau sống như: rau húng, ớt, tỏi, lá chanh, tía tô… vào nộm rồi nhồi, cách này sẽ tạo ra món dồi có mùi cực kỳ đặc trưng mà các bợm nhậu ưa thích tuy nhiên thì trẻ em hay chị em ăn sẽ không vừa miệng vì có những vị hăng của ớt, rau húng… trộn vào
Vậy nên các bạn cần chú ý xem đối tượng phục vụ là ai để có thể làm ra món dồi ngon nhất!
Bước 4: Đem hỗn hợp vừa trộn đều ở trên nhồi vào ruột heo (nếu lòng lợn quá bé thì bạn có thể cho vào một chút dầu ăn vào ruột trộn đều để dễ nhồi hơn). Trong quá trình nhồi dồi lợn cũng cần chú ý nhồi đều tay và chặt tay, vì nếu nhồi lỏng quá dồi lợn sẽ không ngon và nhiều nước, nếu nhồi chặt quá có thể khiến cho lớp ruột phía ngoài bị vỡ. Bởi thế, cần chú ý khi nhồi sao cho nguyên liệu được nhồi vào trong dồi được đều nhau. Sau khi đã nhồi xong dồi thì hãy dùng chỉ hoặc dây nilon để buộc chặt hai đầu lại. Sau đó, dùng tăm đâm một lỗ nhỏ trên dồi để giúp thoát khí.
Bước 5: Cách luộc dồi lợn. Lấy một chiếc nồi sạch rồi cho nước vào 2/3 nồi (bạn phải ước lượng sao cho nồi vừa với lượng lòng mình làm để khi cho lòng vào phải ngập nước nhưng không làm nước tràn ra ngoài). Bắc nồi lên bếp và chờ nước sôi thật mạnh rồi mới thả dồi vào và luộc. Luộc được khoảng 5 phút thì bạn lấy kim hoặc tăm tre châm đều lên dồi để thoát không khí. Chờ khoảng 30 - 35 phút cho dồi chín hẳn thì vớt ra. Khi đó bạn đã thành công trong việc làm món dồi.
Ăn món dồi khi nào?
Khi đã hoàn thành xong món dồi hãy chú ý không để dồi bị nguội, vì nếu dồi bị nguội sẽ làm cho dồi không còn ngon nữa. Vì thế, ăn dồi ngon nhất khi nóng hổi, mùi thơm từ dồi phát ra kích thích được toàn bộ mọi giác quan của bạn. Trong trường hợp bạn không kịp ăn dồi nóng thì hãy trần qua nếu dồi bị nguội tuyệt đối không luộc lại dồi quá lâu vì nó sẽ làm mất đi vị thơm ngon của dồi.
Dồi có phải dành cho dân nhậu?
Dồi đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người, trong một số gia đình khi thịt con lợn để ăn tết hay đụng thịt lợn để ăn chung cho nhiều nhà thì mọi người lại làm món dồi để những người mổ lợn hay những người thích ăn uống bia rượu thưởng thức chung với nhau. Đặc biệt, cánh mày râu không thể thiếu món khoái khẩu là dồi.
Dồi ăn như thế nào mới ngon?
Trong dồi có rất nhiều chất dinh dưỡng do đó có thể chỉ ăn vài miếng dồi bạn đã cảm thấy ngán, bởi vậy trong trường hợp muốn ăn dồi ngon và thưởng thức dồi hãy pha một bát nước chấm thật ngon để có thể tạo nên hương vị đậm đà cho món dồi. Trong trường hợp dồi đã vừa miệng thì không cần pha nước chấm, đối với những người thích ăn dồi nướng cũng có thể nướng dồi đã luộc trên bếp, mùi thơm từ bếp củi và mùi thơm từ dồi chắc chắn sẽ làm cho chúng ta cảm thấy thèm thuồng.
Một miếng dồi ngon đó là miếng dồi không quá dai, không quá đậm vị, không quá nhạt, phần da dồi ăn phải dòn, thơm ngon ngậy, nhai sần sật, phần nộm bên trong ăn phải có vị ngọt ngon từ tiết, bùi từ lạc, thơm từ các vị rau… nói chung ăn miếng dồi ngon là miếng dồi phải đủ các tiêu chuẩn Nguyên Liệu - Sơ Chế - Chế Biến chuẩn! Sau đó mới đến thái và bài trí. Tốt nhất là ăn nóng, tránh để nguội và chấm nước mắm là ngon nhất!
Dồi thế nào thì đạt chuẩn không bị nứt vỡ?
Rất nhiều người mặc dù đã được hướng dẫn cách làm dồi tuy nhiên lại không thể làm món dồi ngon bởi lẽ có nhiều người làm dồi quá khô vì cho nhiều tiết, khiến dồi mất đi hương vị của nó hoặc làm dồi quá loãng cũng làm giảm chất lượng của dồi. Do đó, để đảm bảo dồi có ngon hay không hãy chuẩn bị kỹ càng nguyên liệu và sơ chế thật cẩn thận trước khi làm món dồi ngon cho cả nhà cùng thưởng thức.
Nhắc lại, để dồi không bị nứt vỡ trong khi luộc bạn có thể sử dụng thêm tăm, xiên vào dồi lúc đang luộc cho bớt căng, cũng giống như khía xúc xích trước khi rán vậy, làm thế sẽ giúp miềng dồi không bị phồng rộp và vỡ ra! Hơn nữa là cần phải canh thời gian chuẩn, tốt nhất là trong khoảng 15p, đặc biệt chú ý lượng lửa nước nữa.
Dồi ăn kèm với gì?
Thông thường, dồi không chỉ được ăn một mình mà dồi thường được luộc chung với các loại lòng khác nhau. Bữa ăn sẽ vô cùng thịnh soạn khi bạn muốn dồi ăn kèm chung với các món khác như gan, thận của heo.
Ở quán thì dồi thường được ăn kèm với mỳ tôm, bún phở hay là bát thập cẩm với gan, lòng, mề, dạ dày, tràng… của lợn, chan nước dùng rồi chấm bột canh là một món nhắm diệu cực kỳ ngon, bạn cũng có thể mua hoặc luộc kèm thêm các món trên, thái ra cho vào bát để khô và chan nước dùng hoặc nước sôi nóng tầm 90 độ khi bắt đầu ăn cùng với hành lá tươi.
Món dồi có gì hấp dẫn?
Đã là người Việt Nam chắc chắn rất nhiều người đã quen với hình ảnh của dồi.
Đặc biệt để có một món dồi ngon sẽ tốn rất nhiều công sức. Chình vì vậy, trước khi làm món dồi ngon bạn hãy chú ý thật kỹ về các công đoạn chuẩn bị.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong tất cả các bước để có món dồi lợn ngon rồi đấy. Nhưng bạn cần để ý để góp phần món dồi lợn ngon trọn vẹn thì nước chấm cũng rất quan trọng, vì thế bạn cần chú trọng tới việc pha một bát nước chấm thật ngon nhé.
Nhắc đến ẩm thực Việt Nam là nhắc đến những món ăn đặc sắc với sự pha trộn hương vị đầy ấn tượng. Đặc biệt, nền ẩm thực nước nhà cũng được biết đến với sự tận dụng nguyên liệu từ nội tạng động vật, nhất là lợn với các món chế biến từ dồi, lòng. Để mọi người hiểu rõ hơn về món ăn này và biết thêm các thông tin về món dồi lợn , bài viết sau đây sẽ bật mí nhiều chia sẻ thú vị.
Làm thế nào để cả nhà đều có thể ăn dồi?
Món dồi thường được biết đến như một món ăn cho các dân nhậu thứ thiệt. Đĩa dồi dù được chế biến bằng cách nào cũng sẽ luôn xuất hiện trên bàn tiệc. Chính vì thế, người ta cho rằng chỉ có cánh đàn ông mới thích dồi. Thế nhưng suy nghĩ này hoàn toàn không hề đúng đâu nhé. Dồi là món ăn nhiều dinh dưỡng, có hương vị thơm ngon nên dĩ nhiên nó có thể trở thành món ăn khoái khẩu của bất cứ ai. Điểm mấu chốt trong việc ăn dồi chính là cách thức chế biến. Với vị ngon sẵn có, chúng ta chỉ cần chịu khó chế biến, thêm thắt gia vị là món ăn này sẽ “đắt hàng” ngay thôi.
Thông thường, cánh mày râu thường ăn dồi luộc truyền thống, đôi khi là hấp hoặc nướng, thế nên vô hình chung biến món ăn này trở nên nhàm chán. Để biến tấu hương vị, giúp cho cả nhà từ người lớn đến trẻ em đều có thể ăn được, bạn có thể làm món dồi áp chảo, dồi chiên hoặc lẩu dồi chua cay. Bên cạnh đó, dồi cũng có cắt nhỏ để làm nguyên liệu bổ sung cho một số món xào, món mì nước rất độc đáo. Dồi là món ăn cung cấp chất đạm và về mùi vị tương đối trung hòa, vì thế sự kết hợp của dồi với các nguyên liệu khác thường sẽ hòa hợp và không làm át đi mùi vị của món ăn.
Những nguyên liệu/ món ăn kèm với dồi giúp gia tăng vị ngon
Để món dồi “vừa miệng” cả nhà, nhất định phải có thêm nhiều nguyên liệu ăn kèm. Bài viết sẽ đưa ra những sự lựa chọn phù hợp và mới mẻ, đáng thử nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Bánh gạo cay
Bánh gạo cay ăn cùng dồi là một tổ hợp món ăn khá phổ biến ở Hàn Quốc. Dồi với hương vị thơm béo đặc trưng nếu ăn cùng với món ăn có vị cay, kèm theo sốt sệt thì sẽ được gia tăng hương vị đáng kể. Nếu không thích bánh gạo, bạn có thể thay thế bằng những món ăn kèm khác có tính chất tương tự (cay, sệt và nóng sốt)
Các loại rau thơm
Các loại rau thơm là nguyên liệu không thể thiếu với tác dụng gia tăng hương vị và làm giảm bớt mùi khó chịu đôi khi còn sót lại trong các món dồi. Rau thơm thường bao gồm lá tía tô, rau mùi, các loại húng, ngò,… Dù ăn dồi hấp, luộc hay nướng thì bạn cũng không nên bỏ qua nguyên liệu quan trọng này. Rau thơm có thể ăn kèm trực tiếp hoặc thái nhuyễn trộn chung với nước chấm hoặc rắc lên trên món dồi.
Cần lưu ý gì khi làm dồi tại nhà?
Vì dồi là món ăn cần được chế biến kỹ, nhiều người chọn cách mua dồi ở ngoài và tự chế biến tại nhà để an toàn và hợp khẩu vị. Vậy nếu lựa chọn xử lý món dồi ở nhà, đâu là các thao tác sơ chế, chế biến bạn cần lưu ý?
Kỹ lưỡng trong khâu chọn dồi
Dồi có thể được xem là một trong những thực phẩm có mùi khó chịu nhất nếu không chế biến cẩn trọng. Chính vì vậy, bạn nên chọn dồi một cách kỹ lưỡng nhất có thể: chỉ mua dồi được bán trong ngày, ưu tiên dồi từ heo mới giết mổ, hãy chọn dồi tươi và có màu sắc tươi sáng. Đặc biệt, bạn nên tìm kiếm các cơ sở chuyên bán lợn rừng, heo mọi để mua dồi. Lợn nuôi kiểu này thường ăn thức ăn sạch, có nguồn gốc tự nhiên, không cám tăng trọng và thuốc kích nạc.
Dồi ngon thường có đường kính nhỏ, căng tròn, bên trong có thể còn sót lại chút dịch trắng nhưng không nhiều. Dồi xẹp, không được căng và dịch vàng là những loại nhất định không nên mua vì đã để lâu ngày và khi ăn sẽ thấy vị đắng rất khó chịu. Dồi mua về cũng nên chế biến ngay, tránh để bên ngoài quá lâu hoặc trữ đông ăn qua ngày.
Lưu ý khử mùi thật kỹ
Dồi nếu không chế biến kỹ sẽ để lại những mùi rất khó chịu. Bạn nên chuẩn bị trong quá trình làm dồi những nguyên liệu như rượu trắng, giấm, muối và gừng. Dồi cần được ngâm trong hỗn hợp rượu gừng muối để khử mùi, sau đó nên luộc sơ qua để những chất dịch, bẩn còn sót lại bên trong dồi được trôi ra ngoài hết. Sau khi sơ chế sạch, bạn có thể cắt khúc hoặc thái nhỏ dồi tùy theo món ăn dự định nấu.
Nếu biết lựa chọn cách chế biến và đồ ăn kèm, dồi sẽ trở thành món khoái khẩu của cả gia đình. Tuy nhiên như đã nói ở trên, lòng/ dồi lợn là món ăn chứa nhiều đạm, vitamin và còn có cả cholesterol (không tốt cho tim mạch, hệ tuần hoàn nói chung). Chính vì thế, việc ăn dồi cần được duy trì điều độ, không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ gây ra những tác động đáng kể đến sức khỏe. Chúc bạn luôn thưởng thức được những món dồi thơm ngon, lạ miệng nhất.
Hy vọng với cách làm và cách luộc dồi lợn ngon không nứt vỡ mà chúng tôi nêu trên sẽ giúp bạn tạo ra được món dồi ngon trọn vẹn.
Chúc bạn thành công. Dưới đây là một số cách trang trí đĩa dồi cho đẹp bạn có thể tham khảo:
Nguồn: https://nhaxinhplaza.vn Danh mục: Tư vấn