NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRẦM CẢM BẠN NÊN BIẾT

Darkrose
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRẦM CẢM BẠN NÊN BIẾT

Là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Bệnh ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.

Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân tthể nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.

Những dấu hiệu trầm cảm nguy hiểm cần được cảnh báo

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh cần được cảnh báo và điều trị sớm:

- Tâm trạng chán nản thường xuyên, gần như mỗi ngày.

- Giảm quan tâm hay niềm vui với tất cả hoạt động, hay sở thích.

- Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân.

- Mất ngủ thường xuyên.

- Kích động hoặc thao tác chậm, phản ứng chậm, nói chậm hơn bình thường.

- Thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng.

- Có cảm giác bất lực, tội lỗi quá mức, tự thấy bản thân kém cỏi.

- Suy giảm khả năng tập trung, do dự, khó quyết định mọi thứ.

- Thường xuyên có ý nghĩ về cái chết, thường xuyên có ý định tự tử.

XEM THÊM: TRẦM CẢM - NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP VÀ DỄ NHẬN BIẾT NHẤT

Mặc dù mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm chưa được thống nhất, nhưng có thể phân độ nghiêm trọng thông qua triệu chứng, thời gian và các suy giảm chức năng cơ thể đi kèm. Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ cho rằng mức độ và triệu chứng của bệnh trầm cảm có mối liên kết [5]. Trầm cảm được chia ra các mức độ bệnh như sau:

  • Triệu chứng dưới ngưỡng trầm cảm: có ít hơn 5 triệu chứng trầm cảm.
  • Mức nhẹ: có hơn 5 triệu chứng, các triệu chứng làm suy giảm chức năng nhẹ.
  • Mức vừa phải: các triệu chứng trầm cảm có ảnh hưởng đến chức năng cơ thể nhẹ hoặc nặng.
  • Mức nặng: có hầu hết tất cả các triệu chứng trầm cảm, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động, đời sống, công việc, học tập và sức khỏe.

Các triệu chứng có mối liên quan chặt chẽ với mức độ suy giảm chức năng cơ thể, hoạt động ăn, uống, ngủ, độ tập trung… Quy ước theo thời gian, bệnh trầm cảm cũng được chia theo mức độ bệnh.

  • Cấp tính: có triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng từ 2 tuần đến dưới 2 năm.
  • Mãn tính: triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng kéo dài hơn 2 năm. Trên thực tế, tốt nhất nên xem xét thời gian cụ thể và mức độ kéo dài của các triệu chứng với từng cá nhân cùng mức độ nghiêm trọng của nó.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm?

Bệnh có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc bệnh hơn người bình thường.
  • Các chất hóa học trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường. Cả chất norepinephrineserotonin đều được coi là nguyên nhân gây nên bệnh. Ban đầu, người ta đã nghĩ rằng sự giảm nồng độ của một trong 2 chất dẫn truyền thần kinh này có ảnh hưởng đến khí sắc. Ngày nay, quan niệm đơn giản này đã bị những dữ liệu gần đây phủ định. Có vẻ như khí sắc là kết quả của sự tương tác giữa serotonin và norepinephrine. Thậm chí nó có thể là kết quả của sự tương tác giữa hai chất này với các cơ quan khác của não.
  • Stress: người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
  • Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: Các bệnh thực thể như sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… cũng sẽ là những nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Mất ngủ thường xuyên: Bạn ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.

Biến chứng nguy hiểm

TLà một biến chứng rối loạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người bệnh và gia đình, gây ra rất nhiều hậu quả khủng khiếp nếu không kịp thời quan tâm, điều trị. Một số biến chứng liên quan đến trầm cảm bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tim và tiểu đường: rối loạn tinh thần gây ra các rối loạn trong quá trình trao đổi chất có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng ăn quá độkhông muốn vận động. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì.
  • Thường xuyên đau ốm: trầm cảm không chỉ là bệnh lý liên quan đến tinh thần mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất. Thể trạng suy yếu do thiếu năng lượng, mệt mỏi, mất ngủ,… làm tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc làm nặng hơn các bệnh lý đang có.
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy: Người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng muốn buông bỏ, tìm tới chất kích thích để được giải tỏa.
  • Lo lắng, hoảng sợ hoặc rối loạn ám ảnh xã hội.
  • Khó khăn trong gắn kết và duy trì các mối quan hệ, làm việc không còn hiệu quả và thường xuyên xảy ra xung đột với gia đình.
  • Tự mình cách ly khỏi xã hội.
  • Có cảm giác bản thân là người vô dụng, có ý định tự tử và tìm mọi cách để tự tử.
  • Có xu hướng tự làm đau bản thân bằng cách rọc lên tay, da,…[2]

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bệnh lý trầm cảm đòi hỏi cần có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu bạn có các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm hay có ý muốn tự tử phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín hoặc các trung tâm y tế về sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác và đề xuất hướng điều trị thích hợp.

Nếu bạn đã và đang điều trị trầm cảm nhưng không có tiến triển tốt lên hay hiệu quả kém, kèm theo nhiều tác dụng phụ gây khó chịu, bạn nên đi thăm khám lại để chuyên gia y tế có thể nắm bắt tình trạng bệnh và thay đổi phương án điều trị phù hợp.

Để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về điều trị bệnh lý trầm cảm Quý khách hàng vui lòng liên hệ Số Hotline tổng đài CSKH theo số: 18009415