—- PHẦN 2 ——
? Phù, phù….dài quá phải không các anh chị? Thật là nhức óc, đau đầu khi phân biệt cái món mật ong này lại phức tạp đến như thế! Nhưng tôi tin là các anh chị đã đọc đến những dòng này, hẳn là đã kiên nhẫn & quan tâm lắm đến mật ong. Tôi không biết các anh chị cần mật ong để làm gì? Chữa bệnh? Bồi bổ cơ thể? Cho con trẻ uống khỏi ho? Hay dành biếu tặng cho người thân trong gia đình hoặc khách quý? Nhưng tôi biết chắc chắn 1 điều rằng, ai mua mật ong cũng muốn loại mật tốt nhất, nguyên chất nhất! Ăn bát phở, đôi khi chúng ta tặc lưỡi ăn cho no bụng, cho xong chuyện, nhưng đối với các vị thuốc chữa bệnh, ví như mật ong thì ai cũng hết sức cẩn thận! Tiền bỏ ra có thể nhiều, có thể ít, nhưng mua phải mật dởm, không đúng chất lượng thì bực mình lắm. Tôi cũng thế thôi, bước chân vào Kinh doanh mật ong thô, tươi và nguyên chất, bao gồm cả mật rừng - mật nuôi cũng luôn phải cẩn trọng, từ khâu mua hàng, nếm thử từng can, rồi đóng chai! Chểnh mảng, lơ đãng ở khâu nào là bao công sức gây dựng thương hiệu đổ xuống sông, xuống biển ngay, thậm chí còn sạt nghiệp ấy chứ. ?
Nào, bây giờ ta lại tiếp tục…phân biệt! :)) Các anh chị đừng sốt ruột, bài viết này của tôi dài, thậm chí là lan man! Dù mục tiêu chính là phục vụ công việc Kinh doanh của tôi, nhưng tôi sẽ viết chính xác nhất dựa theo kinh nghiệm của bản thân, và qua học hỏi những người giàu kinh nghiệm về mật ong! Không phải tôi cứ vỗ tay khen sản phẩm của tôi tốt, chê của người khác đâu. Mọi việc đều có thước đo chính xác bằng thực tế.
5: MẬT ONG RỪNG KHÔNG BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG?
Đây là câu hỏi, đồng thời cũng là suy nghĩ hầu hết của mọi người. Đa phần khách hàng của tôi trước kia cho rằng Mật Ong Rừng, hay thậm chí Mật Ong Nguyên Chất không bị đóng đường. Vừa đúng - vừa sai, chi tiết giải thích về trường hợp mật ong bị đóng đường, xin vui lòng xem bài viết chi tiết của tôi tại đây: https://hoabanfood.com/tai-sao-mat-ong-bi-dong-duong-ket-tinh.html
+ Mật Ong Rừng: Hầu hết mật ong rừng đều bị đóng đường (kết tinh) khi để lâu, đặc biệt là kết tinh rất nhanh khi bảo quản trong môi trường lạnh! Tuy nhiên có trường hợp như mật ong rừng khai thác cuối tháng 6, tức là thời điểm ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn sót lại chút ít. Mật rất đặc, màu đen, mùi vị thơm hắc thì hầu như KHÔNG ĐÓNG ĐƯỜNG.
+ Mật Ong Nuôi: Cũng như vậy, hầu hết các loại mật ong nuôi đều bị đóng đường, ví dụ như mật hoa Cúc Quỳ, hoa Cỏ Lào, hoa Vải….! Nhưng riêng đối với Mật hoa Nhãn & hoa Cà Phê rất khó, thậm chí có thể nói là KHÔNG ĐÓNG ĐƯỜNG.
=> KẾT LUẬN: VỪA ĐÚNG, VỪA SAI! Phương pháp này không phân biệt được giữa Mật Ong Rừng và Mật Ong Nuôi, vì đóng đường (kết tinh) là hiện tượng phản ứng hóa học tự nhiên của mật ong! Có loại Mật bị kết tinh, có loại không! Hoặc con người chủ động can thiệp bằng các hóa chất hóa học, xử lý công nghiệp thì mật ong thành phẩm cũng không bị kết tinh.
6: PHÂN BIỆT BẰNG MÀU SẮC & ĐỘ ĐẶC LOÃNG CỦA MẬT.
Thống kê trên thế giới có hơn 200 loại mật ong. Riêng Việt Nam nước ta, cũng có tới vài chục loại. Cách phân loại này hầu hết là Mật Ong Nuôi, và được gọi tên theo loại hoa mà ong làm mật (ví dụ Hoa Nhãn, Hoa Vải, Hoa Cao Su, Hoa Cúc Quỳ…..), còn đối với Mật Ong Rừng, theo tôi chỉ có 1 loại vì ong rừng lấy phấn, làm mật từ tất cả những loại hoa nào trong bán kính 2km từ tổ của chúng.
+ Màu Sắc:
- Mật Ong Rừng có nhiều màu khác nhau, phụ thuộc vào thời gian ta khai thác mật (ví dụ tháng 3 vàng nhạt, tháng 4-5 vàng sậm, tháng 6 đen), hoặc tùy thuộc vào loại ong (ví dụ ong ruồi ở rừng làm mật vàng tươi rất đẹp, còn 1 loại ong to/đen thì mật thường màu sậm đỏ)
- Mật Ong Nuôi có màu sắc đa dạng, từ vàng nhạt cho đến đen tùy thuộc vào loại hoa.
+ Độ Đặc & Loãng:
- Mật Ong Rừng hay Mật Ong Nuôi đặc loãng khác nhau tùy thuộc vào thời điểm khai thác, tháng 3 thường loãng, tháng 4-5 đặc hơn, tháng 6 đặc. Nhưng Mật Ong Rừng thường loãng hơn so với mật ong nuôi.
- Mật Ong Nuôi cũng thế, đặc loãng khác nhau tùy thuộc vào loại hoa và thời điểm khai thác! (ví dụ Mật Nhãn thường đặc vừa phải, Mật Cúc Quỳ lại rất đặc)
=> KẾT LUẬN: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT GIỮA MẬT ONG RỪNG & MẬT ONG NUÔI BẰNG MÀU SẮC & ĐỘ ĐẶC-LOÃNG!
7: CÁCH NHẬN BIẾT MẬT ONG RỪNG
Vậy là ta đã áp dụng qua 6 phương pháp mà chưa tìm được cách nào đúng để phân biệt mật ong rừng, các anh chị đừng nản! Ngay sau đây thôi, tôi sẽ trình bày cách vừa đơn giản, vừa phức tạp mà chúng ta có thể phân biệt được mật ong rừng với mật ong nuôi.
7-a: MỨC ĐỘ TẠO GAS & BỌT CỦA MẬT
Các anh chị xem lại ảnh của mục số 1, tôi đã nói rằng Mật Ong Rừng tạo rất nhiều khí Gas, dù rằng Mật Ong Nuôi cũng tạo khí! Nhưng chưa là gì so với Mật Ong Rừng, nó cũng giống như ta so sánh giữa 1 lon Bia và 1 chai rượu Vang vậy. Bia bao giờ cũng tạo bọt & khí nhiều gấp vài lần rượu Vang. Đặc biệt là khi rót mật vào thời tiết nóng, tôi đã vô cùng mệt mỏi khi phải rót mật ong rừng vào mùa Hè! Mặc dù mật phải rót từ sáng sớm khi trời còn mát mẻ, và ngay từ đêm hôm trước cũng đã phải đặt can mật vào chậu nước lã cho giảm nhiệt, nhưng hầu hết phải rót làm 2 lần, mỗi lần nửa chai! Đặc biệt là Mật Ong Rừng sau khi rót vào chai, tuyệt đối không bao giờ được đóng kín hoàn toàn, không bao giờ được dán niêm phong. Luôn phải để hơi hở 1 chút để mật…thở! Kẻo trời mùa hạ nắng nóng, chai mật để vài ngày không sử dụng, các anh chị mà mở nắp, mật phụt hết ra ngoài.
=> Mật Ong Nuôi có loại tạo nhiều khí Gas & Bọt, có loại tạo ít, nhưng đa phần là ít hơn rất nhiều so với Mật Ong Rừng.
=> Tuy nhiên, mật ong rừng cuối mùa, (Tầm cuối tháng 5 đến tháng 6 Dương Lịch) thường là khi ong đã ăn gần hết mật trong tổ, chỉ còn sót lại 1 ít, mật có màu đen sậm, mùi hắc thì tạo gas rất ít.
=> Phương pháp này cũng có thể phân biệt mật ong thô/nguyên chất so với mật ong đã xử lý công nghiệp. Các anh chị cứ thử hình dung, 1 hũ mật ong hình dáng đẹp tuyệt được nhập khẩu từ ngoại quốc, đã được dán tem niêm phong, nắp kín như bưng! Vậy mà để vài năm cũng đâu có thấy…xì gas. Sản xuất hàng loạt & công nghiệp họ phải có phương pháp xử lý riêng của họ, chứ không làm sao sản xuất hàng vạn hũ mật ong để bán đi khắp thế giới được! Có đúng không nào?
7-b: QUAN SÁT BỀ MẶT CỦA MẬT.
- Mật Ong Nuôi: Ong làm mật vào miếng gỗ hình chữ Nhật (hay còn gọi là Cầu Mật) do con người để sẵn cho chúng, ong sẽ làm sáp, phủ kín mật vào đấy. Lúc ấy toàn bộ sáp chỉ có mật ong, không có phấn hoa, và hầu hết là không có nhộng ong. (trừ vài trường hợp các hộ gia đình nuôi 1 vài tổ theo phương pháp cổ xưa là làm đục hốc cây cho ong làm tổ, khi nào mật đầy thì vắt, lúc ấy có thể có nhộng ong)
- Mật Ong Rừng: Ong rừng làm tổ sáp, lấy phấn hoa về để vào lỗ sáp, sinh ong non rồi làm mật. Đa phần khi khai thác & vắt. Có dính cả Phấn hoa vào mật. Lớp Váng Phấn Hoa trong mật sau 1 thời gian sẽ nổi lên trên, tạo thành 1 lớp viền mỏng bám quanh miệng Chai/Lọ.
===> Nhưng tôi xin nhắc lại, nhiều trường hợp Mật Ong Rừng nếu chỉ lấy phần bọng mật, không bị dính tí phấn hoa nào thì cũng không có lớp váng dính vào miệng chai/lọ. Hoặc cả 1 can mật ong rừng đã được rót gần hết, thì phần còn lại trong can cũng có rất ít lớp Váng Phấn Hoa, thậm chí là không có! Phương pháp này chỉ là 1 trong các yếu tố để phân biệt Mật Ong Rừng.
7-c: DÙNG KHỨU GIÁC & VỊ GIÁC
- Như tôi đã nói ngay từ phần mở đầu của bài viết này, rằng Mật Ong cũng là thực phẩm. Mà thực phẩm thì cách nhận biết chúng ngon hay dở đơn giản nhất là Nếm thử - ngửi thử! Chuyện này cũng giống như khi ta có 1 miếng Thịt Gà nhà và 1 miếng Thịt Gà Rừng. Đa phần chúng ta không thể nhận biết được miếng nào là Thịt Gà nhà, miếng nào là Thịt Nai nếu chỉ quan sát bằng mắt, thậm chí là cầm thử! Vậy thì chúng ta hãy ăn thử, nếm thử, tôi tin rằng ngay sau đó chúng ta sẽ chỉ rằng, ồ miếng thịt này giòn hơn, thơm hơn và ngọt hơn! Chắc hẳn nó phải là thịt Gà Rừng rồi, vì thịt Gà nhà đâu có được như thế! ? Vậy là các anh chị đã tìm ra được câu trả lời cho việc phân biệt Mật Ong Rừng & Mật Ong Nuôi rồi, đơn giản quá, ta CẦN & PHẢI nếm thử, ngửi thử!
+ KHỨU GIÁC: Mật Ong Rừng phải có mùi thơm, rất thơm, cộng thêm mùi hơi ngái & nồng! Tại sao tôi lại bảo có mùi “mật ong”, tin tôi đi, hầu hết các loại mật ong nuôi đều không có mùi thơm đặc trưng của mật ong như nhiều người trong số chúng ta được hằng nghĩ đâu. Ong Nuôi bây giờ được nuôi số lượng lớn, chúng chỉ lấy 1 loại phấn hoa để làm mật, trong quá trình nuôi, ong được chăm sóc bằng thuốc (ví như thuốc chống nấm mốc cánh, chống vi trùng gây bệnh đường ruột) cho nên hầu như tất cả các loại mật ong nuôi đều có mùi vị ngòn ngọt, nhàn nhạt, hôi hôi, chua chua! Chứ không thể có mùi thơm nồng như Mật Ong Rừng được! Còn đối với Ong Rừng, chúng lấy phấn hoa & hút mật từ bất cứ loài hoa nào trong bán kính 2km từ tổ, 1 chai mật rừng có thể được làm từ vài chục cho đến vài trăm loại hoa rừng, chính vì thế Mật Ong Rừng mới có mùi vị thơm ngon đặc trưng. (ghi chú: Riêng đối với mật ong Khoái, hay còn gọi là Ong Đá, mật có mùi thơm hơi chua chua đặc trưng)
+ VỊ GIÁC: Mật Ong Rừng cực kì khé cổ khi nếm thử - Có vị ngọt khác biệt.
- Lấy 1 thìa nhỏ Mật Ong, đưa lên miệng nếm & nuốt thử! Mật Ong Rừng sẽ tạo ra cảm giác cực kì khé cổ khi nếm thử và Có vị ngọt khác biệt. Khé hơn rất nhiều so với Mật Ong Nuôi và Ngọt cũng khác biệt hoàn toàn so với mật ong nuôi.
- Phân biệt bằng Vị giác rất chính xác, nhưng nếu các anh chị chưa có kinh nghiệm, thì ta nên có mật ong nuôi để đối chứng. Mật ong nuôi có vị ngọt khác, và mật ong rừng có vị ngọt đặc biệt hơn rất nhiều. Tôi không biết phải diễn tả vị ngọt ấy như thế nào bằng lời, nhưng khách hàng của tôi nếu tôi gặp trực tiếp, tôi thường đưa ra 1 chai mật ong rừng và 1 chai mật ong nuôi (tất nhiên là không dán nhãn), đưa ra rồi đề nghị ngửi & nếm thử cả 2 chai, xong rồi hỏi chai nào ngon hơn. Tôi dám chắc chắn 100% họ sẽ chỉ đúng chai Mật Ong Rừng (dù không có nhãn/tên dán lên vỏ chai).
Pha vài thìa mật ong rừng vào nước ấm. Sẽ thấy mùi thơm lừng bốc lên. Mật Ong Nuôi không thơm như vậy.
? Sau 1 loạt những phương pháp thử phức tạp, nào là giấy, hành, nước! Tôi cam kết không thể phân biệt được đâu là mật ong rừng, đâu là mật ong nuôi qua những phương pháp thử ấy. Chỉ khi ta quan sát hình thái của Mật, đồng thời nếm thử mới phát hiện ra mật ong rừng ngon hơn, thơm hơn so rất nhiều so với Mật Ong Nuôi! Làm nghề như tôi, thường thì nhìn qua cũng đoán được phần nào, nhưng cuối cùng cũng vẫn phải nếm thử thì mới phân biệt được. Đối với các anh chị chưa có kinh nghiệm, hoặc nếm thử mật ong rừng xịn lần nào thì cũng hơi khó khăn cho việc xác định. Trong trường hợp ấy cần phải có sản phẩm đối chứng, hãy dùng thử Mật Ong Nhãn chẳng hạn, mật này dễ kiếm, có mùi thơm dịu nhẹ. Nếm thử mật Nhãn rồi ta lại nếm Mật Ong Rừng, tôi cam đoan các anh chị sẽ phát hiện ra ngay.
+ Tổng kết lại, Mật Ong Rừng sẽ có các đặc điểm sau:
- Mùi thơm nồng rất khác biệt, thậm chí hơi chua đối với mật ong Khoái (hay còn gọi là Ong Đá)
- Vị ngọt đặc biệt, rất khé cổ khi nếm thử.
- Mật tạo khí Gas và bọt dữ dội. (đặc biệt khi thời tiết nóng)
- Thông thường sẽ có 1 lớp váng phấn hóa bám lên miệng chai/bình (thông thường chứ không phải 100%)
Bài viết độc quyền của HOA BAN FOOD™, mọi trích dẫn yêu cầu ghi rõ nguồn tin từ hoabanfood.com
TÂN - HOABANFOOD | Hà Nội - Tháng 5/2014 | facebook.com/mobigraphy