Quản lý thời gian học tập hiệu quả được coi là chìa khóa thành công giúp học sinh đạt được kết quả tốt mà không bị áp lực hay quá tải. Quản lý thời gian cũng là kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện từ sớm, hỗ trợ tốt cho công việc và cuộc sống của mỗi người.
Dưới đây là tổng hợp của Dewey Schools về 10 cách quản lý thời gian giúp hành trình học tập của học sinh hoàn thành tốt hơn, đạt được điểm số cao hơn trong suốt năm học.
Quản lý thời gian học tập hiệu quả được coi là chìa khóa thành công
Quản lý thời gian không phải là việc làm dễ dàng, cần phải có phương pháp thực hiện đúng đắn. Trên thực tế những học sinh giỏi nhất có thể là những người sử dụng thời gian hiệu quả nhất và không nhất thiết phải là những cá nhân thông minh nhất. Khi học sinh thành thạo kỹ năng quản lý thời gian, các em có thể hoàn thành nhiều công việc hơn, giả thiểu căng thẳng, luôn ở trong tâm thế chủ động, bình tĩnh tận hưởng cuộc sống.
Xem thêm: Tại sao phải quản lý thời gian? Hướng dẫn lập thời gian biểu nhanh chóng
Đưa ra thứ tự ưu tiên
Quản lý thời gian học tập hiệu quả là phân bổ thời gian một cách khôn ngoan để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Mỗi người đều trên hành trình học tập của mình đề phải có nhiều kiến thức, kĩ năng, môn học… phải hoàn thành. Do đó các em nên liệt kê những đầu việc theo thứ tự thời gian, dành thời gian kiểm tra xem môn học, kỹ năng, kiến thức nào cần làm trước.
Đối với những môn học, kỹ năng, mục tiêu quan trọng, hãy đánh dấu lại và làm ngay để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Sau đó tiếp tục quay lại hoàn thành những việc còn lại. Sắp xếp hợp lý giúp học sinh giảm thiểu căng thẳng, đảm bảo tiến trình thực hiện, giải quyết công việc đúng thời hạn, tăng cơ hội thành công cho bản thân.
Ví dụ: Muốn trở thành học sinh giỏi các em phải có kế hoạch hoàn thành tất cả các môn học. Tuy nhiên mỗi môn học có những yêu cầu khác nhau về đọc hiểu, nghiên cứu, làm bài tập, thí nghiệm, thuyết trình, bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ… Đối với mỗi môn, các em nên lập kế hoạch hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết theo ngày, tuần, tháng, năm theo thứ tự ưu tiên để tránh lãng phí thời gian vô nghĩa.
Quản lý thời gian học tập bằng cách lên danh sách công việc
Dựa trên mục tiêu đã đặt ra, các em học sinh có thể lên danh sách chi tiết các công việc cần hoàn thành theo thời gian từ ngắn đến dài. Khi lập được danh sách công việc theo ngày, tuần, tháng…các em sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình học tập. Đồng thời các em có thể chủ động thực hiện công việc mà không suy nghĩ, tính toán.
Các em học sinh nên viết danh sách công việc trong ngày để theo dõi, đánh dấu những đầu việc đã hoàn thành. Như vậy chúng ta sẽ có động lực để hoàn thành những việc tiếp theo mà không có cảm giác chán nản.
Lên danh sách công việc cần làm là cách quản lý thời gian học tập hiệu quả
Thiết lập mục tiêu và thời gian rõ ràng
Để quản lý thời gian học tập tốt, trước tiên các em cần phải thiết lập được mục tiêu và thời gian rõ ràng. Đặt ra mục tiêu ngay từ đầu giúp chúng ta biết mình đang học gì, cần làm gì để từ đó đề ra một lịch trình cụ thể hoàn thành mong muốn.
Khi thiết lập thời gian thực hiện, các em học sinh cần căn cứ vào năng lực của bản thân để ước lượng. Đồng thời kéo dài thời gian đề phòng các vấn đề phát sinh trong quá trình học. Khi có mục tiêu, thời gian rõ ràng, hãy chủ động, tập trung hơn trong học tập và đạt được kết quả tốt hơn.
Ví dụ: Một bạn học sinh dự kiến hoàn thành bài luận tiếng Anh trong thời gian 3 giờ. Khi đó, các em cần lên kế hoạch thực hiện trong khoảng 3h30’.
Tham khảo ngay: Lập kế hoạch học tập: 6 bước và 4 mẹo xây dựng kế hoạch
Thiết lập thời gian biểu
Lập thứ tự ưu tiên trong quản lý thời gian học tập quan trọng, tuy nhiên học sinh cần thiết lập lịch trình hoạt động cho thứ tự này. Các em có thể tham khảo cách thiết lập thời gian biểu theo thứ tự sau:
- Đánh dấu thời gian biểu cố định của các hội thảo, lớp học, giờ giảng… mà các em không thể thay đổi để ghi nhớ và thực hiện
- Giảm thiểu tối đa các hoạt động không cần thiết để tăng cường thời gian học, ôn tập.
- Sắp xếp thời gian học vào các khung giờ mà các em tập trung, tỉnh táo và minh mẫn nhất.
- Đánh dấu các hoạt động có mức độ ưu tiên thấp hơn, không liên quan đến việc học tập như giao tiếp xã hội, thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ… để có thể điều chỉnh khi bị chậm tiến độ.
Thiết lập thời gian biểu theo thứ tự công việc ưu tiên
Sử dụng giấy note quản lý thời gian học tập
Giấy note đã và đang trở thành mẹo quản lý thời gian của nhiều người. Những mẩu giấy note dù nhỏ nhưng có tác dụng lớn, sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Hãy luôn giữ một số giấy note để ôn tập, đọc lại những lúc thời gian rảnh như chờ xe buýt, chờ món ăn trong quán ăn, chờ thanh toán trong siêu thị, khi đang đi du lịch…
Khi ở nhà, các em có thể dán giấy note ở những vị trí dễ quan sát như gương phòng tắm, cánh tủ quần áo, tủ lạnh… Ôn tập thường xuyên thông qua những mẩu giấy nhỏ là chìa khóa để mỗi chúng ta ghi nhớ thông tin dễ dàng, nhanh chóng.
Lựa chọn khung thời gian học tập hiệu quả
Việc lựa chọn khung thời gian mà mình học tập hiệu quả cũng là cách để các em học sinh quản lý thời gian học tập tốt và tối ưu. Đây chính là thời điểm mà học sinh có thể phát huy tối đa khả năng tiếp thu, ghi nhận kiến thức. Mỗi người sẽ có khung giờ khác nhau, các em có thể tự kiểm tra bằng cách thử học tập trung vào nhiều thời điểm để tìm khoảng thời gian học tốt nhất.
Hãy sắp xếp công việc ưu tiên hàng đầu, quan trọng cần hoàn thành trong thời gian này, những môn học hay công việc dễ hơn có thể thực hiện vào khung giờ còn lại. Đây là cách quản lý thời gian giúp chúng ta phát huy tối đa hiệu suất học tập và có thể rút ngắn thời gian đạt được mục tiêu.
Mỗi người nên lựa chọn khung thời gian học tập hiệu quả
Dành thời gian cho việc nghỉ giải lao
Một trong những cách quản lý thời gian học tập phổ biến không thể không nhắc đến là dành thời gian giải lao. Học sinh có thể áp dụng phương pháp Pomodoro để sắp xếp giờ giải lao với 4 bước như sau:
- Bước 1: Chọn công việc học tập để thực hiện
- Bước 2: Đặt thời gian làm việc thông thường từ 25 - 30 phút
- Bước 3: Học tập nghiêm túc trong thời gian đã đặt ra (25 - 30 phút)
- Bước 4: Dành thời gian nghỉ giải lao khoảng 5 phút
Sau khi lặp lại 4 lần các bước trên, các em hãy nghỉ dài hơn khoảng 10 phút (hoặc 15 - 30 phút tùy tính chất công việc). Nhiều người có thể không đánh giá cao việc nghỉ giải lao chỉ trong thời gian ngắn khoảng 5 phút, cho rằng không có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu học tập hay làm việc liên tục trong thời gian dài nhiều giờ, dẫn đến não bộ hoạt động quá nhiều bị quá tải, hiệu quả học tập sẽ giảm dần.
Bên cạnh đó, khi giải lao, hãy tạo điều kiện cho mắt nghỉ ngơi, nhất là những người học online trên thiết bị như máy tính, smartphone… Nhìn vào màn hình quá lâu, mắt tập trung căng thẳng trong thời gian dài dẫn đến thị lực giảm sút nhanh chóng. Vì vậy, giải lao là việc làm cần thiết để thư giãn mắt, đầu óc để hành trình học tập của các em học sinh thoải mái và hiệu quả hơn.
Xem ngay: Cân bằng học tập và vui chơi tác động tới con như thế nào?
Không nên học quá nhiều môn cùng lúc
Học quá nhiều môn học cùng lúc không những không mang lại kết quả tốt mà còn khiến học sinh căng thẳng, mất tập trung và thậm chí không học tốt môn nào cả. Vì vậy khi lên kế hoạch quản lý thời gian học tập, các em nên chia nhỏ hoạt động, chỉ nên tập trung hoàn thành 1 môn học hay 1 kỹ năng trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Tập trung học theo từng môn còn giúp chúng ta khám phá năng lực bản thân trong lĩnh vực yêu thích, từ đó phát huy tiềm năng của mình để. Bên cạnh đó các em có thể nhìn nhận được những điểm thiết sót, hay môn học mình bị yếu kém để kịp thời cải thiện.
Không nên học quá nhiều môn học cùng lúc
Lên kế hoạch sử dụng thời gian
Mỗi người đều có thời gian như nhau là 24 giờ trong 1 ngày, nhưng những người biết cách tiết kiệm thời gian sẽ hoàn thành được nhiều công việc hơn. Các em cần lên kế hoạch sử dụng thời gian cụ thể cho từng hoạt động học tập, với việc xác định thời điểm bắt đầu, từng bước thực hiện, kết thúc và tổng thời gian để hoàn thành. Khi sở hữu bản kế hoạch chi tiết, các em sẽ tận dụng được tất cả thời gian quý giá của mình để hoàn thành tốt mục tiêu học tập.
Hãy liệt kê danh sách môn học, bài tập, kỹ năng… cần học hay rèn luyện theo ngày, tuần, tháng và trong năng. Từ đó chủ động việc cần làm trong khung giờ nào để luôn chủ động hoàn thành tốt mọi việc.
Luôn tập trung khi học tập
Tập trung học tập hay làm việc là cách tốt nhất để quản lý thời gian học tập, tránh lãng phí. Bởi vậy khi học các em cần luôn tập trung cao độ tất cả trí tuệ, sức lực nhanh chóng hoàn thành đúng thời gian, mang lại hiệu quả tối ưu.
Để đảm bảo sự tập trung, học sinh nên có góc học tập riêng, trang bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. Hãy loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung như tivi, tiếng ồn, các thiết bị như điện thoại, mạng xã hội, những cuộc điện thoại mời đi ăn chơi… Các em cần nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch học tập đã đề ra, không thỏa hiệp. Nếu buông thả bản thân có thể dẫn đến việc tái diễn nhiều lần, trở thành người phá vỡ lịch trình và nguyên tắc đặt ra.
Tuy nhiên tập trung không có nghĩa là áp dụng nguyên tắc cứng nhắc hay quá khắt khe. Đối với cũng công việc quan trọng bên ngoài cần giải quyết ngay lập tức, các em nên linh hoạt điều chỉnh lại để không làm chậm trễ việc hoàn thành mục tiêu.
Sau mỗi ngày học tập hay làm việc, các em đừng quên dành từ 5 - 10 phút để tổng kết, kiểm tra những gì đã thực hiện. Nếu hoàn thành sớm hơn kế hoạch đã đặt ra, các em có thể tự thưởng cho bản thân để tạo động lực cho ngày tiếp theo. Trong trường hợp có những việc chưa làm xong, các em có thể sắp xếp thời gian hoàn thành trong ngày tiếp theo, hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Đừng quên tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách giải quyết vấn đề của bản thân.
Luôn tập trung cao khi học tập tránh lãng phí thời gian
Với 10 cách quản lý thời gian học tập trên đây, các em học sinh có thể chủ động áp dụng ngay để có trải nghiệm học tập tuyệt vời, thú vị và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc quản lý thời gian không đơn giản, cần áp dụng đồng thời nhiều cách một cách linh hoạt theo khả năng, điều kiện của mỗi người. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ với Dewey Schools để nhận giải đáp. Chúc các em học sinh sẽ có những bước đổi mới trên hành trình học tập của mình.
Nhiều cha mẹ quan tâm:
- Học tập tự giác tích cực: Tầm quan trọng và cách rèn luyện
- 10 cách rèn kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học đạt hiệu quả cao