Cây Sương Sâm là gì? Cách phân loại cây Sâm lông và Sâm trơn

Darkrose

Sương sâm là loại cây thường được rất nhiều nơi ưa trồng, bởi nó không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế mà nó còn mang đến các dưỡng chất tốt cho sức khỏe chúng ta. Vậy đâu là những công dụng vượt trội mà cây sương sâm mang lại với sức khỏe người dùng. Bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại cây này tại bài viết dưới đây nhé!

1. Cây sương sâm là gì?

Cây sương sâm được biết đến với rất nhiều món ăn giải nhiệt mùa hè như thạch sương sâm kết hợp với nước đường và nước dừa,… Ngoài ra, cây sương sâm còn có tên gọi khác mà mọi người thường hay nhắc đến như sâm lông, dây xanh leo,… Chúng thuộc dạng cây thân leo thường bò và mọc bám vào các bờ tường rào hay các cây khác để phát triển.

Cây sương sâm mọc chủ yếu ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam bạn sẽ thường bắt gặp cây sương sâm ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Chúng là dòng sống lâu năm.

cây sương sâm là gì
Cây sương sâm khá quen thuộc với đời sống người dân nước ta

Thân cây thì thường dài khoảng 3 - 5m, thậm chí có những cây sống nhiều năm có thể dài tới 10m, cho nhiều nhánh. Từ đoạn thân có thể sinh trưởng thành cây mới. Rễ cây là rễ cọc, ăn sâu vào đất cùng với sức sống rất mạnh mẽ và mãnh liệt.

2. Cây sương sâm có mấy loại?

Cây sương sâm hiện nay được chia làm hai loại chính là sương sâm lông và sương sâm trơn. Vậy cách phân biệt hai loại này như thế nào? Dưới đây là giải đáp tất tần tật những đặc điểm và hình dạng của chúng cho các bạn hiểu rõ hơn nhé!

2.1 Sương sâm trơn

Với cây sương sâm trơn thì lại có màu xanh đậm hơn so với cây sương sâm lông, các nhánh cây thường mảnh và bao phủ bởi một lớp lông tơ cùng các gai nhọn của phần thân, hơn nữa, sương sâm trơn sẽ có các đường gân thường hiện rõ trên các phiến lá.

Nói về kích thước thì phiến lá cứng và thường sẽ rơi vào kích thước khoảng 9cm đi kèm phần thân tối đa dài 4cm.

cây sương sâm trơn
Sương sâm trơn

Khi cây sương sâm đến thời kỳ nở hoa chúng sẽ thường xuất hiện các bông li ti màu vàng nhạt. Mỗi bông hoa có đến 7, 8 nhị. Khi kết trái, quả hình tròn nhỏ kích thước 10-12mm. Thời gian ra hoa là từ tháng 3 cho đến tháng 6 mỗi năm. Đến tháng 7, quả sẽ chín và đổi màu tím như màu nho đen.

2.2 Sương sâm lông

Như hình ảnh phía dưới, cây sương sâm lông được bao phủ một lớp lông dày trên bề mặt lá. Phần cuống ngắn với kích thước trung bình của lá dài khoảng 6-10cm và độ rộng khoảng 4-9cm, màu xanh vừa phải và không quá đậm.

Chúng thường được mọc thành cụm cùng các nhánh hoa có thể đại độ dài trung bình khoảng 7cm, khi ra trái chúng thường có màu vàng và tròn nhỏ màu đỏ rất đẹp.

3. Lợi ích của cây sương sâm đối với sức khỏe

Dưới đây chính là tổng hợp các lợi ích tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua được chế biến từ cây sương sâm bao gồm:

3.1 Giúp hạ sốt nhanh chóng

Lá sương sâm khi đã chế biến sạch chúng có công dụng rất tốt trong việc giảm sốt ở người già và trẻ nhỏ. Trong đó, bạn có thể chế biến chúng thành các món ăn như thạch sương sâm hay có thậm chí dùng chúng để vắt lấy nước uống hàng ngày.

Ngoài ra, đây chỉ là một trong những bài thuốc dân gian mà bạn có thể tham khảo qua, nhưng để tốt nhất và đảm bảo sức khỏe thì vẫn nên kết hợp cùng sự chỉ định của bác sĩ nhé!

3.3 Làm màu thực phẩm

Hầu hết khi nhắc đến màu phẩm mọi người sẽ thường nghĩ đến được làm từ lá dứa hoặc các thành phần từ hóa học. Tuy nhiên lá cây sương sâm cũng là một trong những loại thực phẩm phổ biến để tạo nên màu xanh đẹp mà mọi người vẫn thường tìm kiếm trên thị trường hiện nay.

3.4 Giải nhiệt, giải độc cơ thể

Ngoài các loại thạch sương sâm được nhắc đến thường xuyên để kết hợp ăn cùng nước dừa hay nước đường vào các ngày hè nóng bức, bạn còn có nhiều cách sử dụng khác phổ biến như uống nước trực tiếp hoặc làm nước ép như các loại trái cây khác dùng để giải nhiệt và đào thải cho gan và cơ thể rất tốt nữa đấy.

3.5 Chữa bệnh gút

Hiện nay, bệnh gút đang xảy ra ở hầu hết rất nhiều người và tình trạng này ngày càng gia tăng khiến cho cơn đau hoành hành không thể nào thuyên giảm. Theo khoa học đã chứng minh, ăn thạch sương sâm cũng là cách giúp trị bệnh gút và giảm đau phổ biến bạn nên sử dụng. Bởi vì chúng có khả năng ổn định nồng độ axit uric trong máu. Vì vậy, những ai bị bệnh gút nên sử dụng lá sương sâm trong quá trình điều trị loại bệnh này.

3.6 Kiểm soát đường máu

Các hợp chất đặc biệt trong lá khi sử dụng chúng có thể điều hòa và kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt. Vì vậy, những người gặp gặp phải tình trạng huyết áp cao, thấp hay tiểu đường thì nên tiêu thụ loại lá này để tình trạng bệnh cải thiện nhiều hơn nhé!

công dụng cây sương sâm
Một số công dụng của lá sương sâm

3.7 Ngăn ngừa tế bào ung thư

Trong lá của cây sương sâm sẽ bao gồm hàm lượng flavonoid cao, chất này thường sẽ ngắn ngừa và chống oxy hóa cực mạnh, vì vậy chúng thường có tác dụng chống lại các tế bào ung thư cải thiện hệ miễn dịch, giúp hấp thu vitamin C và cân bằng oxi hóa trong cơ thể. Tuy việc ăn sương sâm khá tốt, chúng có thể giúp bạn phòng ngừa các tế bào ung thư nhưng bạn nên cân nhắc và sử dụng đúng liều lượng nhé!

3.8 Chữa bệnh táo bón, khó tiêu

Thành phần chất xơ trong lá sương sâm cũng dồi dào nên giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa, cũng như ngăn ngừa và điều trị các bệnh táo bón, khó tiêu hay rối loạn đường tiêu hóa hiệu quả.

4. Có nên làm thạch từ cây sương sâm không?

Lá sương sâm là một loại lá để làm nên món thạch giải nhiệt cho ngày nắng nóng. Ngoài ra, như bạn đã thấy sương sâm vừa ngon, bổ dưỡng, thanh mát và còn giảm cân hiệu quả cùng với rất nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.Trong sương sâm có hơn mười loại dinh dưỡng khác nhau đáng chú ý như là chất xơ, can xi, sắt, phốt pho, vitamin A, C…

Vì vậy, việc chế biến các món thạch từ cây sương sâm cũng trở nên phổ biến và hữu ích hơn. Tuy chúng mang nhiều công dụng như vậy nhưng bạn cũng nên sử dụng một cách khoa học để có thể phát huy tốt nhất các công dụng tuyệt vời của chúng nhé!

5. Cách làm thạch từ cây sương sâm

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người đã có những công thức ngon và dễ làm cho gia đình mình, tuy nhiên dưới đây sẽ là một trong những cách phổ biến và dễ thực hiện nhất dành cho các bạn có nhu cầu sử dụng và chế biến tại nhà. Các bước đơn giản như sau:

Thạch sương sâm từ lá cây sương sâm

Bước 1: Sơ chế lá sương sâm

  • Rửa sạch lá sương sâm, sau đó ngâm với 1 ít muối trong 30 phút.
  • Sau 30 phút, bạn rửa lại bằng nước sạch, vớt ra rổ để ráo và cắt nhỏ.

Bước 2: Xay và lọc nước sương sâm

  • Đun ấm nóng khoảng 70 độ C hỗn hợp gồm 50gr đường, 1 ít muối, 600ml nước lọc. Sau đó, bạn cho phần nước này vào máy sinh tố cùng phần lá sương sâm.
  • Xay hỗn hợp đến khi phần lá sâm hơi nhuyễn là được.
  • Đổ phần lá sương sâm vừa xay vào một cái túi lọc. Sau đó, bạn dùng tay bóp thật mạnh cho phần sâm trong lá được tiết hết ra ngoài.
  • Khi bóp xong, bạn lọc phần nước này qua rây 1 lần nữa để loại bỏ cặn, dùng muỗng vớt màng bọt trắng ở trên mặt.

Bước 3: Đổ khuôn và làm đông

  • Nhanh tay đổ hỗn hợp vào khuôn khi còn ấm nóng.
  • Để nguội hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ thường từ 2 - 3 tiếng cho đông lại hoàn toàn là được.

Bước 4: Thưởng thức thành phẩm thôi nào

Thạch sương sâm đẹp mắt với màu xanh trong, óng ánh, có độ mềm và vị ngọt vừa phải, món ăn khi dùng lạnh lại càng thơm ngon hơn. Nếu thích bạn có thể thêm một ít nước cốt dừa để tạo vị béo hoặc ăn chung với hạt é cũng đều rất ngon.

>> Xem thêm:

  • Cây chuông vàng là cây gì? Ý nghĩa của nó, liệu có độc không?
  • Ý nghĩa cây Giữ Tiền là gì? Cách trồng, chăm sóc cây giữ tiền

Trên đây chính là tổng hợp tất cả các công dụng chữa bệnh cũng như giải đáp về các thắc mắc cây sương sâm là gì và hình dạng cũng như phân loại sương sâm. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có những cái nhìn và bỏ túi cho mình được nhiều kiến thức hữu ích và hãy cùng cả nhà mình thực hiện thử món sương sâm giải nhiệt ngay nhé!