Chim Chào Mào bạch tạng là giống chim Chào Mào đột biến gen, sở hữu bộ lông màu trắng toàn thân, còn chân, mỏ và mắt màu hồng vô cùng xinh đẹp. Đây là giống chim Chào Mào vô cùng quý hiếm được nhiều người săn đón. Đặc biệt, giá chim Chào Mào bạch tạng đang vô cùng đắt đỏ và có giá trị cao. Vậy, cách nuôi chim Chào Mào bạch tạng thế nào? Bạn hãy cùng Nuoitrong.com đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chim Chào Mào bạch tạng và cách chọn chim
Chào Mào bạch tạng là một loại chim Chào Mào bị đột biến gen, chim sở hữu một bộ lông trắng toàn thân vô cùng đặc biệt. Ngoài bộ lông trắng toát bao trùm toàn cơ thể thì Chào Mào bạch tạng còn có điểm nhấn là chân, mí mắt, mỏ có màu hồng nhạt.
Về tính cách của chim Chào Mào bạch tạng hơi khác so với các loại chim Chào Mào đít đỏ khác. Những chú chim Chào Mào bạch tạng có tính cách mạnh mẽ và độc đáo, vì thế chim thường được lựa chọn để tham gia các cuộc hót đấu.
Chào Mào bạch tạng rất hoạt bát, linh hoạt, chim có thể hót cả ngày mà không biết mệt. Khi gặp phải đối thủ mạnh chim thường thể hiện bằng cách hót to hơn, vang hơn và xù lông lên để thể hiện sức mạnh của mình.
Một điều nữa là chim Chào Mào bạch tạng khá hung dữ, chúng có thể mổ vào tay bạn nếu như các bạn trêu chọc chúng. Tính cách của chim Chào Mào bạch tạng cũng phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn hàng ngày của chim. Nếu bạn thường xuyên cho chim ăn các món ăn nóng như ớt thì chim sẽ cục tính và hung dữ hơn.
Để chọn được những chú chim Chào Mào bạch tạng khỏe đẹp, các bạn cần dựa vào các tiêu chí dưới đây:
- Ngoại hình và toàn thân chim Chào Mào bạch tạng phải có màu trắng sáng, lông chim mượt mà, bóng bẩy.
- Lông hai bên mái và lông hậu môn, mi mắt của chim Chào Mào bạch tạng phải có màu đỏ đậm, tươi sáng.
- Hai chân chim Chào Mào bạch tạng có màu hồng nhạt, chân cao và to, di chuyển linh hoạt.
- Kích thước, ngoại hình của chim Chào Mào bạch tạng trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ.
- Chọn những chú chim Chào Mào bạch tạng có đầu to và gốc mào dày
- Cần chú ý lựa những con chim Chào Mào bạch tạng có tách to lớn và xệ xuống.
- Nên chọn những chú Chào Mào bạch tạng có miệng rộng, mỏ mỏng và ngắn.
- Chọn chim Chào Mào bạch tạng có phần hầu to vì những con này thường giọng hót tốt.
Cách thuần chim Chào Mào bạch tạng thành công
Cũng giống như nhiều loài chim khác, thuần chim Chào Mào bạch tạng cần phải trải qua một quá trình dài, đòi hỏi người nuôi kiên nhẫn. Hiện tại có 2 cách thuần chim Chào Mào bạch tạng hiệu quả, được nhiều anh em áp dụng thành công nhất. Đó là:
2.1 Thuần chim Chào Mào bạch tạng bằng chim mái
Cách này khá hiệu quả, bạn chỉ cần chọn một con chim Chào Mào mái đã được thuần, biết ăn cám tốt để nhốt chung cùng Chào Mào bạch tạng trống.
Vì Chào Mào bạch tạng có thói quen bắt chước, chúng bắt chước rất nhanh nên chim Chào Mào bạch tạng sẽ học theo chim mái cách ăn cám, và các hành động của chim mái.
Thực hiện cách này trong khoáng 2-3 tuần sẽ thấy chim Chào Mào bạch tạng quen. Lúc này bạn sẽ bắt chimChào Mào mái ra.
2.2 Thuần chim Chào Mào bạch tạng bằng cám
Cách thực hiện như sau: Bạn cho chim Chào Mào bạch tạng vào một chiếc lồng, sau đó bạn dùng cám cho chim, lưu ý nghiền thật mịn và trộn cùng với hoa quả. Các bạn nên dùng chuối vì chim Chào Mào bạch tạng rất thích ăn chuối.
Sau đó, bạn sẽ lăn chuối qua lớp cám vừa nghiền để cám bám vào quanh bề mặt quả chuối. Sau đó, đưa thức ăn vào cho chim Chào Mào bạch tạng ăn, khi chim ăn chuối sẽ ngửi được mùi cám. Lâu dần chim Chào Mào bạch tạng sẽ quen dần với thức ăn mới là cám.
Thức ăn cho chim Chào Mào bạch tạng tốt nhất
Chế độ dinh dưỡng cho chim Chào Mào bạch tạng vô cùng quan trọng. Nếu bạn không cung cấp thức ăn phù hợp cho chim thì chim sẽ yếu ớt, xù lông, xấu và yếu đi. Vì thế, cần đặc biệt lưu ý đến nguồn thức ăn cho chim Chào Mào bạch tạng.
3.1 Giai đoạn chim Chào Mào bạch tạng thay lông
Ở giai đoạn này, bạn cần cung cấp cho chim Chào Mào bạch tạng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý, khoa học để giúp chim thay lông nhanh, lông chim mọc mềm mại, bóng bẩy và dày dặn hơn.
Tốt nhất, bạn hãy cho chim Chào Mào bạch tạng ăn nhiều trái cây mọng như roi, đu đủ, cà chua, táo, chuối nghiền… để tạo sắc tố cho lông chim. Hơn nữa, các loại trái cây này còn giúp bổ sung dưỡng chất cho chim phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hồi phục cơ thể.
Ngoài trái cây thì bạn cũng nên cho chim ăn thêm mồi tươi và cám. Mồi tươi nên chọn các loại giàu đạm, mềm, dễ ăn như sâu gạo, trứng kiến, sâu quy, cào cào non….
3.2 Giai đoạn chim Chào Mào bạch tạng chuẩn bị vào lửa
Khi chim Chào Mào bạch tạng chuẩn bị bước vào giai đoạn vào lửa thì bạn cần cho chim ăn thật nhiều mồi tươi để kích lửa cho chim Chào Mào bạch tạng. Mồi tươi sẽ giúp bổ sung lượng đạm cần thiết cho chim giúp chim căng lửa nhanh hơn.
Các bạn có thể chọn các loại mồi tươi như: sâu non, sâu gạo, châu chấu, giun, châu chấu, cào cào,… Những món ăn này bổ sung nhiều dinh dưỡng, phù hợp cho Chào Mào bạch tạng giai đoạn đang chuẩn bị vào lửa.
3.3 Giai đoạn chim Chào Mào bạch tạng căng lửa
Bước vào giai đoạn căng lửa, chim Chào Mào bạch tạng cần nhiều thức ăn hơn. Vì đây là giai đoạn chim đang sung mãn, tràn trề sức sống nhất. Bạn nên cho chim Chào Mào bạch tạng ăn đa dạng các loại thức ăn từ mồi tươi, hoa quả tươi, cám cho chim… Như vậy chim mới có đủ dinh dưỡng để phát triển.
Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại cám kích và dưỡng lửa phù hợp với chim Chào Mào bạch tạng giai đoạn này. Các bạn hãy lựa chọn loại cám phù hợp nhất cho chú chim của mình.
Mỗi ngày nên cho chim Chào Mào bạch tạng ăn một bữa với mồi tươi như cào cào non, sâu gạo, sâu quy để bổ sung protein giúp chim khỏe hơn.
Trái cây cũng là món ăn vô cùng quan trọng ở giai đoạn này. Bạn nên cho chim Chào Mào bạch tạng ăn chuối và táo, thỉnh thoảng bổ sung thêm ớt cho chim giúp chim căng lửa và sung hơn.
3.4 Giai đoạn chim Chào Mào bạch tạng thi đấu
Giai đoạn chim Chào Mào bạch tạng bắt đầu thi đấu, thì bạn vẫn bổ sung nhiều trái cây cho chim ăn, vì đây là món ăn mà loài chim này vô cùng yêu thích. Hãy cho chim Chào Mào bạch tạng ăn chuối, táo, xoài, cà rốt hấp…
Bạn cần lưu ý thường xuyên thay đổi thức ăn cho chim Chào Mào bạch tạng đỡ ngán. Mỗi ngày hãy cho chim ăn thêm thức ăn từ mồi tươi để cung cấp đạm và canxi giúp chim bền sức hơn, thi đấu tốt hơn.
Mồi tươi các bạn vẫn chọn các loại mềm, giàu dinh dưỡng như sâu quy, sâu gạo, giun, cào cào non… Cần cắt nhỏ và bỏ hết chân, chân của mồi đi để tránh gây tổn thương cho chim khi chúng ăn.
Chế độ tắm và nghỉ ngơi cho chim Chào Mào bạch tạng
Chim Chào Mào bạch tạng rất thích tắm nên bạn sẽ không gặp khó khăn gì trong quá trình cho chim tắm. Hãy tắm cho chim đều đặn mỗi ngày để chim sạch sẽ, thoải mái, và căng lửa hơn.
4.1 Chế độ tắm cho chim Chào Mào bạch tạng
Nên cho chim Chào Mào bạch tạng tắm nắng buổi sáng thường xuyên để giúp chim hấp thụ thêm vitamin D. Tắm nắng sẽ giúp lông chim trở nên mượt mà và óng ả hơn.
Bên cạnh tắm nắng thì bạn cũng nên cho chim tắm mát thường xuyên. Tắm mát giúp chim loại bỏ và gột rửa đi các chất bụi bẩn, vi khuẩn bám trên lông và gây hại cho chim Chào Mào bạch tạng.
4.2 Chế độ nghỉ ngơi cho chim Chào Mào bạch tạng
Bạn cần lên lịch nghỉ ngơi cho chim Chào Mào bạch tạng khoa học. Bởi vì chim Chào Mào bạch tạng phải nghỉ ngơi đầy đủ mới có thể khỏe mạnh và sung sức được. Khoảng thời gian tốt nhất cho chim Chào Mào bạch tạng đi ngủ là lúc 18h tối.
Tuyệt đối không nên cho chim Chào Mào bạch tạng ngủ trễ quá. Khi chim ngủ cần treo lồng chim ở những nơi yên tĩnh, mát mẻ và ít người qua lại. Lồng chim Chào Mào bạch tạng cũng cần trùm áo kín khi ngủ để chim không bị làm phiền.
Cách tập luyện cho chim Chào Mào bạch tạng
Nếu bạn muốn chú chim Chào Mào bạch tạng của mình khỏe mạnh, xinh đẹp, lông mượt mà, bóng bẩy thì bạn cần phải tập luyện cho chim mỗi ngày.
5.1 Cho chim Chào Mào bạch tạng tập lực
Để tập lực cho chim Chào Mào bạch tạng các bạn nên dùng lồng đứng hoặc lồng ngang. Hãy cho chim Chào Mào bạch tạng tập đều đặn vào các ngày trong tuần hoặc tối thiểu 1 tuần 3 lần. Mỗi ngày tập khoảng 2 -3 tiếng rồi tăng dần cho chim quen dần và không bị mệt quá.
Nếu bạn cho chim Chào Mào bạch tạng tập bằng lồng ngang: Thì bạn có thể luyện tập cho chim Chào Mào bạch tạng bằng cách cho chim bay qua cầu bên kia, sau đó lùa chim bay về lại. Lúc đầu, có thể chim Chào Mào bạch tạng không quen, nên không đáp chân xuống cầu mà sẽ bám vào lồng của chim. Nhưng nếu bạn tập dần dần cho chim thì chim sẽ quen với bài tập này và bền sức hơn.
Nếu bạn cho chim Chào Mào bạch tạng tập bằng lồng đứng: Thì bạn cần chuẩn bị một cóng nước uống ở dưới và một cóng thức ăn trong lồng để chim chào mào tự bay lên bay xuống với thức ăn. Tập dần dần mỗi ngày để chim Chào Mào bạch tạng có sức khỏe tốt hơn.
Theo kinh nghiệm của những anh em chơi chim lâu năm thì bạn nên tập lực cho chim Chào Mào bạch tạng bằng lồng đứng vì lồng đứng hiệu quả hơn lồng ngang. Khi tập bằng lồng đứng chim Chào Mào bạch tạng sẽ vận động cả cơ thể, chân và cánh chim. Còn lồng ngang thì chim Chào Mào bạch tạng chỉ tập luyện được mỗi chân thôi.
5.2 Cho chim Chào Mào bạch tạng tập dượt
Khi bạn thấy chú chim Chào Mào bạch tạng đã đủ cứng cáp thì bạn có thể mang chim đi cọ sát ở các câu lạc bộ hoặc các hội thi chim gần nhà. Đây là cách tập dượt cho chim Chào Mào bạch tạng khá hiệu quả.
Nên lựa chọn những cuộc thi có các chú chim thi đấu vừa tầm, có mức độ lửa ngang với chim Chào Mào bạch tạng của bạn. Không nên chọn những hội thi có chim quá hăng, quá căng lửa sẽ khiến chim Chào Mào bạch tạng sợ và tụt lửa.
Trên đây là những thông tin chi tiết mà Nuoitrong.com đã chia sẻ với bạn về cách nuôi chim Chào Mào bạch tạng hiệu quả nhất. Mong rằng với những thông tin hữu ích này, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt nhất cho chú chim Chào Mào bạch tạng của mình. Chúc bạn thành công!