Sốt rét là một bệnh nhiễm trùng phổ biến nhưng nghiêm trọng lây lan qua vết đốt của muỗi. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu những cách hỗ trợ điều trị sốt rét tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm các triệu chứng tại nhà.
1Chanh tươi
Đây là một mẹo chữa triệu chứng sốt rét tại nhà. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một quả chanh tươi thái thành những lát mỏng rồi chà nhẹ lên các vùng khuỷu tay, trán và dọc xuống sống lưng. Lưu ý tránh những vùng da bị xước gây xót da và viêm da.
Chưa kể, chanh còn cung cấp thêm hàm lượng vitamin C cao, tăng sức đề kháng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe hơn. Người bệnh có thể vắt chanh lấy ít nước cốt tươi hòa pha loãng với nước uống 2 lần/ngày.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần nên chú ý chỉ uống một lượng ít nước chanh hoặc không đường và không áp dụng phương pháp này cho những người bị các vấn đề về dạ dày.
2Nước ấm
Nước ấm góp phần hỗ trợ chữa triệu chứng sốt rét tại nhà. Người nhà có thể thực hiện bằng cách cởi bỏ quần áo, sau đó dùng một chiếc khăn ngâm nước ấm, vắt khô rồi lau nhẹ trực tiếp lên người bệnh nhân. Khi khăn lạnh thì thay lại nước ấm khác.
Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân hạ nhiệt, giảm sốt cho cơ thể nhanh chóng. Ngoài ra, uống 6 - 8 ly nước ấm mỗi ngày còn giúp bù nước, điều chỉnh nhu động ruột giảm các nguy cơ gây viêm nhiễm.
3Tỏi
Theo một vài nghiên cứu, tỏi có tính kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch và thường được sử dụng trong điều trị các bệnh cảm cúm thông thường.[1]
Nhờ vậy, nên tỏi còn rất hiệu quả khi được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét tại nhà. Do tỏi có tính nóng nên phương pháp này chỉ được áp dụng cho người bệnh từ 11 tuổi trở lên.
4Trái cây có múi
Các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh,... là nguồn cung cấp vitamin C, một hoạt chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể.
Ngoài ra các loại trái cây này còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác mà cơ thể người bệnh cần thiết như các nhóm vitamin B, kali, phospho, magie,… chúng cũng rất giàu các hợp chất tự nhiên giúp chống viêm.
5Quế và mật ong
Người bệnh có thể pha bột quế với mật ong uống trong thời gian điều trị sốt rét tại nhà. Theo một báo cao năm 2016, vỏ quế có tác dụng chống ký sinh trùng hiệu quả do có tác dụng ức chế Plasmodium thuộc các chi họ muỗi gây bệnh.[2]
Ngoài ra, mật ong còn được biết đến như một kháng sinh tự nhiên có tính kháng khuẩn cao giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm viêm, nhiễm trùng, cảm lạnh đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm lạnh.
6Gừng
Những người bị sốt rét có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc đau nhức viêm khớp. Một số nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng gừng có thể có hiệu quả chống lại các triệu chứng này.[3]
Người bệnh có thể pha 1 ly nước gừng ấm bằng cách cắt nhỏ một ít lát gừng tươi nghiền nát với 200ml nước ấm. Hoặc nếu người bệnh cảm thấy hỏi khó uống có thể kết hợp với nước chanh hay mật ong chúng còn tăng thêm tác dụng điều trị bệnh.
7Bổ sung bưởi
Người ta tìm thấy bưởi chứa hoạt chất Quinine, chúng có tác dụng tăng sinh khả dụng hỗ trợ tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh và tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch cơ thể.[4]
Ngoài ra, quả bưởi còn bao gồm các loại vitamin như vitamin A giúp bảo vệ và chống lại các triệu chứng viêm hay một số bệnh truyền nhiễm, vitamin C và một lượng ít carbohydrate, bổ sung năng lượng cần thiết cho người bệnh trong lúc cơ thể suy nhược.
Bưởi có thể sử dụng ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.
8Cây húng quế
Húng quế có tác dụng hạ sốt, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn. Trong các trường hợp bệnh nhân bị sốt rét, có thể nhai trực tiếp lá húng quế hoặc nấu nước uống hàng ngày để điều trị bệnh.
9Giấm táo
Trong giấm táo có chứa các acid malic là một chất chống virus mạnh mẽ. Đây cũng chính là lý do vì sao người uống giấm táo khi bị sốt, cảm lạnh nhanh khỏi hơn.
Nhờ chứa enzyme và các lợi khuẩn có lợi mà giấm táo còn cải thiện hệ tiêu hóa của người bệnh giúp họ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn trong giai đoạn cơ thể đang bị suy nhược.
10Nghệ
Theo các nghiên cứu trên động vật curcumin, thành phần chính của nghệ đã cho thấy hoạt tính chống sốt rét do khả năng chống lại mầm bệnh gây bệnh sốt rét.[5],[6]
Do đó, nghệ có thể giúp những người bị sốt rét phục hồi nhanh chóng. Có rất nhiều cách để sử dụng nghệ điều trị bệnh. Bạn có thể cho bột nghệ vào một ly sữa ấm để nhận được những lợi ích. Bạn cũng có thể cho nghệ vào thức ăn và món ăn của mình.
11Bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa triệu chứng sốt rét
Bài thuốc: Sài hồ 10g, mạch môn 10g, thanh hao 10g, ý dĩ 10g tri mẫu 20g, xạ can 6g, hoàng đằng 10g, trần bì 10g, bán hạ chế 10g, cam thảo nam 10g, hoàng cầm 10g. Bài thuốc: Cây cam thìa 100g (thanh hoa), thảo quả 80g, hà thủ ô trắng 50g, lá thường sơn 100g, hạt cau 30g, miết giáp 20g, vỏ chanh 30g, cam thảo nam 30g. Bài thuốc thanh tỳ ẩm: Thanh bì 8g, thảo quả 8g, bán hạ chế 8g, sài hồ 8g, chích cam thảo 6g, bạch truật 8g, hậu phác 8g, hoàng cầm 8g, sinh khương 5 lát, hậu phác 8g. Bài thuốc: Bán hạ 12g, nhân sâm 8g, thảo quả 8g, bạch truật 8g, ô mai 8g, trần bì 8g, bạch linh 8g, sinh khương 8g, chích thảo 4g, đại táo 8g.12Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Thời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng trung bình từ 9 đến 14 ngày, nếu nhận thấy các dấu hiệu bạn hay người thân trong gia đình như:
- Sốt cao, liên tục, ớn lạnh.
- Da khô, nóng.
- Mạch nhanh, khó thở.
- Người đổ mồ hôi.
- Đau đầu.
- Có thể xuất hiện đau ở gan, lá lách.
- Rối loạn ý thức, mê sảng.
- Buồn nôn, nôn ra chất lỏng màu vàng.
Chẩn đoán/xét nghiệm sốt rét
- Soi qua kính hiển vi.
- Xét nghiệm PCR.
- Xét nghiệm kháng thể.
- Xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDT).
- Xét nghiệm máu.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín
Nếu có các triệu chứng trên, bạn nên đến chuyên khoa Truyền nhiễm tại các bệnh viện uy tín sau:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115,...
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, bệnh viện Quân Y 108,...
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những phương pháp hỗ trợ, tăng sức đề kháng tại nhà khi chữa bệnh sốt rét mà bạn cần lưu ý. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người xung quanh bạn cùng đọc nhé!
Nguồn: Pubmed, Ncbi