Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?| Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo

Darkrose
Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?| Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo

1. Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?: Chuẩn bị đọc

1.1 Câu 1 trang 98 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Theo em, trong những hoạt động như đọc sách, ghi chép, ...có cần tới quy tắc và luật lệ không? Tại sao?

Trả lời:

Theo em, trong những hoạt động như đọc sách, ghi chép… có cần tới quy tắc, luật lệ.

Vì như vậy nội dung ghi chép có thể mạch lạc và dễ dàng theo dõi, những kiến thức ở trong sách được ghi chép có quy tắc sẽ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ. Ghi chép có luật lệ và quy tắc là phương pháp giúp làm việc khoa học.

1.2 Câu 2 trang 98 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Khi đọc một văn bản, em thường đọc lên thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của bản thân chưa? Chia sẻ nó với các bạn cùng nhóm.

Trả lời:

- Khi đọc văn bản, tùy vào trường hợp em có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm. Ví dụ khi luyện đọc em sẽ đọc lên thành tiếng rõ ràng còn khi làm bài tập hay đọc kĩ em sẽ đọc thầm.

- Em chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của bản thân vì khả năng nắm nội dung chưa được tốt/ đọc chưa được rõ ràng. Hoặc em đã thấy hài lòng với khả năng đọc hiểu văn bản do em luyện tập thường xuyên và làm bài tập đọc hiểu tốt.

- Em chia sẻ những điều này với các bạn.

2. Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Xem hình minh họa 1 và 2: đối chiếu các đường nét, chi tiết trong hình với lời văn trong mục 2.

Trả lời:

Hình minh họa có trùng khớp với lời văn ở trong mục 2.

2.2 Xem hình minh họa 3: đối chiếu các tầm mắt đọc “chụp” từng chữ một với tầm mắt đọc “chụp” đồng thời 5- 7 chữ.

Trả lời:

- Tầm mắt đọc “chụp” từng chữ một thức tế sẽ chậm hơn so với đọc đồng thời một lúc 5- 7 chữ.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?: Suy ngẫm và phản hồi

3.1 Câu 1 trang 101 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết được văn bản trên là một văn bản giới thiệu về quy tắc trong hoạt động?

Trả lời:

Những dấu hiệu:

- Nội dung rõ ràng và giới thiệu về một phương pháp.

- Có những ý chính được tô đậm.

- Ngôn ngữ khoa học ít mang yếu tố biểu cảm.

3.2 Câu 2 trang 101 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Xác định về thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ của đặc điểm và mục đích viết của văn bản .

Trả lời:

Thông tin cơ bản của văn bản ở trên: Đưa ra phương pháp để có thể đọc nhanh hơn bao gồm:

+ Sử dụng một cây bút chì để làm vật dẫn đường

+ Tìm kiếm những ý chính cùng các từ khóa

+ Mở rộng tầm mắt để có thể đọc được một cụm từ 5- 7 chữ một lúc

+ Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh vào lúc đọc khi bạn đang ở trong một không gian riêng

+ Đọc phần tóm tắt ở cuối chương trước

+ Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bản thân

Các đặc điểm có thể làm rõ nội dung mục đích viết của văn bản.

3.3 Câu 3 trang 101 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Với những đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Tại sao?

Với những đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?

Trả lời:

Với những đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu sẽ gặp khó khăn do các phương pháp này kèm theo thao tác, rất khó hình dung nếu không có hình minh họa.

Với những đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu vẫn thuận lợi do các phương pháp này có thể làm rõ thông qua phần mô tả.

3.4 Câu 4 trang 101 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra cước chú ở trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản bao gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu ấy có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Cước chú ở trên văn bản và tài liệu tham khảo ở chân trang: Nhan đề văn bản do chính nhóm biên soạn đặt và Cần phân biệt việc “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng sẽ vẫn lẩm bẩm theo từng chữ; đọc bằng mắt là việc “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức là “đọc bằng não. ”

Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản bao gồm 6 đơn vị tài liệu. Mỗi đơn vị tài liệu có những thông tin như sau: Tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản, nơi xuất bản, nhà xuất bản.

3.5 Câu 5 trang 101 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc văn bản ở trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt được tốc độ đọc nhanh hơn không? Tại sao?

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản, em cảm thấy bản thân có thể luyện tập để đạt được tốc độ đọc nhanh hơn thông qua những phương pháp trong bài.

Vì: em đã được hướng dẫn cách thức nhằm cải thiện tốc độ đọc của bản thân.

Dưới đây là phần Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn vô cùng chi tiết. Thông qua bài soạn này, hy vọng các em vừa có thể nắm được kiến thức văn học lại vừa nắm được bài học thực tế. Ngoài bài soạn ở trên, khi muốn tham khảo các bài soạn văn khác nói riêng hoặc những bài soạn của các môn học khác nói chung, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để tự đăng ký khoá học cho mình nhanh chóng nhất để được nghe các thầy cô giáo VUIHOC giải đáp các thắc mắc gặp phải.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

  • Mùa phơi sân trước
  • Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
  • Ôn tập trang 95