10 tác dụng của hoa đậu biếc bạn không nên bỏ qua

Darkrose

1Hỗ trợ chăm sóc tóc

Hợp chất anthocyanin trong trà đậu biếc giúp tăng lưu lượng máu ở da đầu và củng cố nang tóc. Do đó, nhiều người sử dụng loại cây này để chữa tình trạng bạc tóc hay hói đầu sớm.

Theo một nghiên cứu thực hiện trên động vật năm 2012 cho thấy chiết xuất hoa đậu biếc có thể hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển của tóc so với minoxidil - một sản phẩm được sử dụng để điều trị rụng tóc.[1]

Hoa đậu biếc giúp tóc chắc khỏe

2Hỗ trợ quá trình giảm cân

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất hoa đậu biếc có thể làm chậm quá trình hình thành mỡ một cách hiệu quả bằng cách kiểm soát sự tiến triển của chu kỳ tế bào và điều hòa sự biểu hiện của gen tạo mỡ.[2]

Trà hoa đậu biếc chứa một hợp chất quan trọng là catechin EGCG (epigallocatechin gallate). Chất này giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó làm cho calories trong cơ thể được đốt cháy nhanh hơn.

Trà hoa đậu biếc hỗ trợ giảm cân

Trà hoa đậu biếc hỗ trợ giảm cân

3Ổn định lượng đường trong máu

Hoa đậu biếc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như các triệu chứng của bệnh.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 15 người đàn ông khỏe mạnh cho thấy rằng đồ uống có sử dụng chiết xuất hoa đậu biếc giúp giảm nồng độ insulin và glucose huyết tương sau ăn, đồng thời cải thiện tình trạng chống oxy hóa ở các đối tượng khi tiêu thụ sucrose.[3]

Hơn nữa, một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng sử dụng hoa đậu biếc cho chuột bị mắc bệnh tiểu đường làm giảm đáng kể lượng đường trong máu so với nhóm đối chứng.[4]

Ngoài ra, các đặc tính chống oxy hóa trong hoa đậu biếc có thể bảo vệ tế bào chống lại sự tổn thương và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.[5]

Hoa đậu biếc giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Hoa đậu biếc giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

4Giảm đau và hạ sốt

Nghiên cứu được công bố năm 2004 chỉ ra rằng chiết xuất hoa đậu biếc có đặc tính giảm đau, hạ sốt tương tự như paracetamol.

Khi được sử dụng với liều lượng 200 - 400 mg/1 kg thể trọng chiết xuất trà đậu biếc có thể giúp giảm đáng kể nhiệt độ cơ thể trong tối đa 5 giờ sau khi uống.[6]

Trà hoa đậu biếc giúp hạ sốt bằng cách giãn các mạch máu dưới da. Từ đó giúp tăng lưu lượng máu và hạ nhiệt nhanh chóng.

Hoa đậu biếc giúp hạ sốt, giảm đau

Hoa đậu biếc giúp hạ sốt, giảm đau

5Duy trì sức khỏe mắt

Đậu biếc cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp duy trì đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe, trong đó có chứa anthocyanidin. Chất này có tác dụng tăng lưu lượng máu đến các mao mạch mắt. Từ đó có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hoặc mờ mắt.

Dùng hoa đậu biếc cho đôi mắt sáng khỏe

6Giảm căng thẳng, áp lực

Một ly trà hoa đậu biếc sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hoa đậu biếc có tác dụng cải thiện tâm trạng và thư giãn các dây thần kinh, giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Theo một nghiên cứu được công bố trên thư viện Y học Quốc gia hoa Kỳ, trà hoa đậu biếc đã được chứng minh là có tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương (CNS) của chuột. Nghiên cứu này cũng cho thấy hoa đậu biếc có hiệu quả chống lại trầm cảm, căng thẳng và lo lắng.[7]

Hãy uống một ly trà đậu biếc khi bạn cảm thấy căng thẳng

7Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hoa đậu biếc với nhiều chất chống oxy hóa có hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch bao gồm giảm mức cholesterol, hạn chế tăng lipid máu.

Theo nghiên cứu được công bố năm 2010, chiết xuất đậu biếc góp phần làm giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh. Ngoài ra, loài hoa này cũng làm giảm đáng kể triglycerid và cholesterol xấu (LDL), góp phần ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.[8]

Đậu biếc giúp giảm cholesterol máu

Đậu biếc giúp giảm cholesterol máu

8Cung cấp chất chống oxy hóa

Các gốc tự do là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mạn tính, giảm khả năng miễn dịch và một số bệnh khác, bao gồm cả ung thư.

Chất chống oxy hóa anthocyanin được tìm thấy trong hoa đậu biếc giúp bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương do quá trình oxy hóa bởi các gốc tự do. Hoa đậu biếc cũng rất giàu flavonoid khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật.

Đặc biệt, hoa đậu biếc không có caffeine nên bạn có thể sử dụng trà hoa này hàng ngày mà không gây cảm giác bồn chồn hay phụ thuộc.

Hoa đậu biếc rất giàu chất chống oxy hóa

Hoa đậu biếc rất giàu chất chống oxy hóa

9Cải thiện sức khỏe não bộ

Acetylcholine là một chất có vai trò trong dẫn truyền thần kinh. Theo tuổi tác, nồng độ acetylcholine suy giảm, gây mất trí nhớ và các vấn đề khác liên quan đến não bộ.

Hoa đậu biếc có chứa acetylcholine và sử dụng loài hoa này thường xuyên có thể ngăn ngừa mất trí nhớ, tăng khả năng ghi nhớ và nhận thức.

Một nghiên cứu kết luận rằng các chất chống oxy hóa có trong hoa đậu biếc giúp tăng cường trí não, tăng khả năng nhận thức và trí nhớ, đồng thời tốt cho hệ thần kinh trung ương.[9]

Nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất đậu biếc, với liều lượng từ 50 - 100mg/kg, giúp tăng trí nhớ ở chuột trong suốt 30 ngày.[10]

Hoa đậu biếc có chưa acetylcholine giúp tăng dẫn truyền thần kinh

Hoa đậu biếc có chưa acetylcholine giúp tăng dẫn truyền thần kinh

10Chống viêm và nhiễm trùng

Lượng chất chống oxy hóa cao có trong hoa đậu biếc có đặc tính chống viêm, không chỉ giúp giảm viêm mà còn bảo vệ, chống lại một số bệnh mãn tính.

Chất chiết xuất từ hoa ​​đậu biếc đã được sử dụng cho nhiều đối tượng để giảm đau và sưng tấy. Hợp chất flavonoid có trong đậu biếc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp nó chống lại chứng viêm và nhiễm trùng.

Các nghiên cứu của Ấn Độ cho thấy chiết xuất đậu biếc thể hiện các đặc tính chống vi khuẩn đáng kể chống lại tụ cầu vàng (Staphylococcus Aureus).[11]

Hoa đậu biếc có có tính kháng viêm, chống nhiễm trùng

Hoa đậu biếc có có tính kháng viêm, chống nhiễm trùng

11Tác dụng phụ của hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc được đánh giá là một loại thảo mộc an toàn khi sử dụng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều hay bị mẫn cảm với đậu biếc thì có thể gặp tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng hoa đậu biếc.

Phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng hoa đậu biếc

Phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng hoa đậu biếc

Xem thêm

  • 11 lợi ích của nhuỵ hoa nghệ tây đối với sức khoẻ, cách uống và lưu ý khi dùng
  • 16 tác dụng của cây xuyến chi dành cho sức khỏe bạn nên biết