Bài văn cúng mùng 9 đầu năm: cúng tiên sư bổn mạng, cúng vía ngọc hoàng

Darkrose
Bài văn cúng mùng 9 đầu năm: cúng tiên sư bổn mạng, cúng vía ngọc hoàng

Có lẽ chưa nhiều người biết đến lễ cúng mùng 9 đầu năm hay còn gọi là cúng mồng 9 tháng giêng. Vậy cúng đầu năm mùng 9 tháng giêng là ngày gì? mùng 9 cúng gì? Cúng ai? Lễ vật, bài cúng và cách cúng như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất.

Văn khấn thần tài - Cúng thần tài, thổ địa hàng ngày chuẩn nhất

Văn khấn mở hàng đầu năm, khai xuân năm mới 2021

Tết nguyên tiêu - Rằm tháng giêng: Mâm lễ cúng, văn khấn là gì?

Cúng ngày mùng 9 tháng giêng là gì?

Lễ cúng ngày mồng 9 tháng giêng hay còn gọi là mùng 9 tết đầu năm mới theo quan niệm dân gian thì đó là ngày cúng vía Ngọc Hoàng, ngoài ra ngày này cũng được dùng để cúng tiên sư bổn mạng hay cúng gà mùng 9 để xem "cát-hung" ở xứ Quảng. Chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ cúng đầu năm mới mùng 9 đặc biệt theo từng đối tượng cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.

Ý nghĩa ngày cúng tiên sư mùng 9 tháng giêng

Tiên sư bổn mạng là ai? Cúng tiên sư bổn mạng là gì? Tiên sư còn gọi là Thánh Sư hay Nghệ Sư. Nghĩa là danh xưng của ông tổ một nghề nào đó, người đã khai phá ra nghề đó và truyền lại cho các thế hệ sau. Trong những ngày Sóc Vọng (Mùng 1, Rằm), lễ, Tết, mùng 9 Tết, hoặc khi cúng Gia tiên, gia chủ cũng đồng thời cúng Thánh Sư. Đây chính là giải đáp cho thắc mắc cúng tiên sư là gì của nhiều độc giả.

Nhưng ngày cúng tiên sư bổn mạng, thánh sư quan trọng nhất trong năm là ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư. Ngày đó được cúng giỗ chung lại miếu phường và các gia đình phường viên cũng tổ chức cúng riêng tại nhà để tỏ lòng tưởng nhớ ông Tổ nghề của mình.

Tuy nhiên cũng có nhiều ngành nghề không ai biết ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư, nên người ta thường chọn ngày chung tháng chung là ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch là ngày Tiên Sư để cúng Thánh Sư. Để cầu xin Thánh sư phù hộ cho ngành nghề của mình trong năm mới làm ăn gặp nhiều may mắn, tấn tài tấn lộc.

Cúng tiên sư gồm những gì? Cách cúng tiên sư bổn mạng, lễ cúng tiên sư bổn mạng được thực hiện ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi:

Lễ vật cúng tiên sư mùng 9 tương tự như cúng Thổ Công. Các gia đình thường sắm mâm cúng tiên sư mùng 9 tháng giêng chay gồm: Xôi, chè, giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả, rượu, trà. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ lễ ngoài các đồ lễ như trên, còn thêm đồ lễ gồm: Gà, chân giò v.v…Tùy tâm của mỗi người.

Giờ cúng tiên sư tốt nhất trong ngày là: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h, Tuất (19h-21h).

Cúng tiên sư trong nhà hay ngoài trời? Thông thường mâm cúng tiên sư hay cúng thiên sư cùng lễ cúng tiên sư đầu năm được thực hiện ở trong nhà.

Cúng vía Ngọc Hoàng thượng đế ngày 9 tháng giêng

Ý nghĩa ngày cúng ngọc hoàng mùng 9 tết

Theo như văn hóa tín ngưỡng, trong các số được đánh từ 1 đến 9 mỗi một con số mang một ý nghĩa rất riêng. Dựa theo ý nghĩa này, người xưa đã lựa chọn ngày để làm lễ cúng vía trời (vía ngọc hoàng)

Số đầu tiên - Số 1 tượng trưng cho sự vĩ đại, lớn lao của tạo hóa. Số 2 biểu thị cho trời và đất. Số 3 ý nghĩa là tam tài, tức là trời - đất - người. Số thứ 4 nói về 4 kiểu khí tượng gọi là: nhật - nguyệt - tinh - thần. Số 5 biểu trưng cho vòng tròn ngũ hành bao gồm: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Số 6 biểu thị cho sự hòa hợp của trời, đất cùng 4 phương Đông - Tây - Nam - Bắc. Số 7 biểu thị cho chòm sao Bắc Đẩu. Số 8 mang ý nghĩa biểu trưng cho Bát quái: càn, cấn, khảm, chấn, tồn, ly, đoài và khôn. Số 9 biểu thị cho 9 phương trời, sự bao la rộng lớn.

Dựa theo những ý nghĩa của từng con số, người xưa đã lựa chọn số 9 làm ngày cúng ngày vía ngọc hoàng thượng đế, số 1 làm tháng cúng để biểu thị rõ nét về thế giới vũ trụ. Chỉ có người có chức cao nhất là Ngọc Hoàng đại đế mới có thể là người điều khiển trời, đất, vạn vật sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, con người sử dụng ngày cúng này để xin ban phước lành, thuận buồm xuôi gió, sức khỏe - gia đình - công việc luôn luôn được suôn sẻ. Đặc biệt, đối với những người làm nông, lễ cúng này là mong ước, Ngọc Hoàng đại đế sẽ giúp người dân có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Cách cúng Ngọc Hoàng thượng đế

Vía ngọc hoàng cúng gì? Vía ngọc hoàng ngày mấy? Cùng tham khảo ngay các thông tin mâm cúng, giờ cúng vía trời mùng 9 tết chính xác nhất:

Giờ cúng vía Ngọc Hoàng

Phong tục cúng vía trời được người dân ta cũng như người Hoa duy trì đến ngày nay. Theo quan niệm, cúng vía trời phải được cúng vào giờ Tý, lúc bắt đầu một ngày mới khi mặt trời còn chưa mọc.

Lễ vật cúng vía Ngọc hoàng

Cúng mùng 9 đầu năm gồm những gì? Một mâm lễ cúng Ngọc hoàng ngày mồng 9 tháng giêng đầy đủ phải bao gồm tất cả những “lục lễ” (hay những lễ vật) sau:

- Hương

- Đăng (đèn cầy hoặc nến cốc)

- Hoa (1 bình hoa tươi, đa số người dân sẽ dùng hoa cúc là chính)

- Trà: Thường sử dụng loại trà khô, hoặc có thể dùng nước lã thông thường. Được rót vào 9 chiếc chén nhỏ hoặc chum nhỏ.

- Quả

- Phẩm: Là những vật phẩm dùng để cúng tế trời. Bao gồm Đồ khô (bột khoai, bột bán kim, nấm mèo, đông cô, táo tàu, bùn tàu, tàu hủ ki, phổ tai, táo tàu sấy…); Đồ vàng mã (vàng thọ, vàng ông trời, một cặp thùng giấy gồm 1 cái màu vàng kim và 1 cái màu bạc); Một cặp mía màu vàng (còn nguyên ngọn);

- Đường đổ khuôn (là đường mía được đổ theo khuôn hình tháp lục giác, kỳ lân, lý ngư hay thỏi vàng).

Về lễ vật, theo cách cúng đơn sơ nhưng phổ biến thì chỉ gồm nhang, đèn cầy, hoa, trà (hay nước lã). Tuy nhiên, cách cúng Trời/Ngọc Hoàng thật đầy đủ, đúng theo bài bản cổ truyền thì vẫn được những gia đình khá giả - nhất là người Hoa trong vùng Chợ Lớn - thực hiện nghiêm chỉnh, tức cúng đủ “lục lễ” gồm “hương, đăng, hoa, trà, quả, phẩm”.

Ngoài 4 món cúng thông thường (như vẫn dùng ở các nghi thức cúng quảy khác) là nhang, đèn cầy, hoa cúng và trái cây, trà cúng Trời phải là loại trà khô, được để ra thành 9 chung (hoặc chén nhỏ).

Điều chú ý nhất trong mâm lễ vật cúng mùng 9 tháng giêng cần chú ý nhất và khác hoàn toàn với những lễ cúng khác chính là phần “phẩm”. Phẩm ở đây được hiểu là vật phẩm để cúng tế trời. Các loại vật phẩm dùng để cúng lên Ngọc Hoàng đại đế phải là những đồ khô. Một số loại vật phẩm có thể dùng để cúng: bột bán kim, bột khoai mì, nấm đông cô, nấm mèo, bún tàu, tàu hũ, nấm phổ tai, táo tàu sấy… Khi lựa chọn vật phẩm, các bạn phải chú ý đến số lượng của mỗi loại vật phẩm - Nên lấy theo số lẻ là 5, 7 và 9.

Bên cạnh những đồ lễ trên, các gia chủ còn phải chuẩn bị thêm mía cùng với đường đổ khuôn. Phần mía, gia chủ phải mua một cặp mía vỏ vàng, đặc biệt phải còn nguyên cả ngọn. Phần đường đổ khuôn, các gia chủ có thể mua từ trong tết sẽ dễ mua hơn tại các cửa tiệm bán đồ thờ. Đường đổ khuôn là một loại đường thỏi được làm từ đường mía thêm chút màu vàng, đỏ hồng rồi đổ vào khuôn thành các hình dạng khác nhau. Tùy vào nhu cầu và phong thủy, gia chủ có thể lựa chọn đường đổ khuôn hình lục giác, hình thỏi vàng, hình kỳ lân…

Vàng mã gia chủ cần chuẩn bị những thếp tiền vàng (đặc biệt phải có màu vàng), một cặp thùng giấy (một cái màu vàng và một màu bạc).

Mâm lễ cúng ngày 9 tháng giêng

Mâm lễ cúng ngày 9 tháng giêng tươm tất

Bài cúng mùng 9 đầu năm - văn khấn cúng mùng 9 tháng giêng

Dưới đây là các bài văn khấn ngày mùng 9 tháng giêng được sử dụng trong lễ cúng vía trời hay cúng tiên sư.

Bài cúng tiên sư bổn mạng

Mời các bạn cùng tham khảo ngay nội dung bài cúng mùng 9 tháng giêng chuẩn nhất như sau:

văn khấn cúng tiên sư mùng 9 tháng giêng

Nội dung văn khấn cúng tiên sư mùng 9 tháng giêng

>>> Link tải miễn phí văn khấn cúng mùng 9 đầu năm file word, pdf

Văn khấn cúng vía trời mùng 9

Dưới đây là nội dung bài cúng mùng 9 vía ngọc hoàng chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo

Văn khấn cúng vía trời mùng 9

Trên đây là nội dung tổng hơp đầy đủ về ngày lễ cúng mùng 9 tháng giêng hàng năm cũng như các bài văn cúng mùng 9 đầu năm, văn cúng tiên sư mùng 9 tháng giêng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các bài khấn, văn cúng các ngày lễ tết khác trong năm được chúng tôi đăng tải tại chuyên trang.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ để download mẫu bài Văn khấn cúng tiên sư mùng 9 tháng giêng đầu năm file word, pdf miễn phí